Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM > CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA PHÂN TÍCH

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Các phương pháp chuẩn độ.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 12-12-2008 Mã bài: 32795   #41
bakero
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2007
Location: HCM city
Tuổi: 35
Posts: 7
Thanks: 11
Thanked 4 Times in 3 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 bakero is an unknown quantity at this point
Default

Theo Ct chinh xac de tinh pH cua 1 he dem, thi: [H+] = Ka*(Ca-[H+]+[OH-])/(Cb+[H+]-[OH-]), khi Ca và Cb lớn thì lúc đó có thể bỏ qua [H+] và [OH-] bên cạnh Ca, Cb. trong trường hợp [H3PO4] rất nhỏ, ta phải tính dựa theo công thức trên. mong là đã trả lời đúng ý của bạn.
bakero vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-07-2009 Mã bài: 35837   #42
Lê Duy Thanh
Thành viên ChemVN

Thanhkhuyen
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Tuổi: 41
Posts: 1
Thanks: 4
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Lê Duy Thanh is an unknown quantity at this point
Default Đương lượng của EDTA

Mình xin nhờ mọi người cho biết Đương lượng của chất EDTA là bao nhiêu vậy? rất mong trả lời sớm

thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 03-07-2009 lúc 04:23 PM.
Lê Duy Thanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-07-2009 Mã bài: 35866   #43
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Lê Duy Thanh View Post
Mình xin nhờ mọi người cho biết Đương lượng của chất EDTA là bao nhiêu vậy? rất mong trả lời sớm
Quả thật đây là câu hỏi rất khó trả lời dứt khoát và câu trả lời hợp lý dựa trên từng trường hợp cụ thể và cái hiểu của từng người.
EDTA hay còn gọi là ethylene diamine tetraacetic acid (H4Y) là một tác nhân tạo phức đa nha. Dạng thương mại của chất này thông dụng nhất là muối 2 lần thế với sodium Na2H2Y gọi là complexon III. Dạng ít phổ biến hơn là dạng acid H4Y.
Trong hóa phân tích, EDTA thường được sử dụng như là chất tạo phức vòng càng với các ion kim loại . Trừ một vài trường hợp đặc biệt, các phức giữa EDTA và kim loại có tỷ lệ 1:1 (MY) mà không tùy thuộc vào điện tích của các ion kim loại.
Những phản ứng oxy hóa khử (có trao đổi electron) hay phản ứng acid baz (cỏ trao đổi H+) thì việc xác định đương lượng rất dễ dàng.
Những phản ứng trao đổi thông thường như tạo kết tủa thì đương lượng được tính dựa trên điện tích của từng ion.
Đối với phản ứng tạo phức của EDTA với kim loại thì rất khó tính đương lượng theo các cách như trên. Ví dụ như các phản ứng sau:
+ Nếu căn cứ vào số H+ trao đổi
- Ca(2+) + H2Y(2-) --> CaY(2-) + 2H+ (đương lượng EDTA bằng 2 vì trao đổi 2H+ ???)
- Fe(3+) + H2Y(2-) --> FeY(-) + 2H+ (đương lượng EDTA bằng 2 vì trao đổi 2H+ ???)
- Fe(3+) + H4Y --> FeY(-) + 4H+ (đương lượng EDTA bằng 4 vì trao đổi 4H+ ???).
---> từ đây suy ra số đương lương của EDTA tùy thuộc vào dạng ban đầu của nó!!!!???

+ Nếu căn cứ vào số liên kết của mỗi phân tử EDTA với ion kim loại trung tâm trong phức: Những trường hợp trên Y luôn có 6 liên kết ion kim loại trung tâm vậy nên xem đương lượng của EDTA bằng 6?????

+ Ý kiến cá nhân tôi thấy thế này: do EDTA thường tạo phức 1:1 với ion kim loại nên tôi thường tính theo nồng độ mol chứ không tính theo nồng độ đương lượng. Vậy nên mỗi lần buộc phải tính toán, tôi luôn tự thiết lập công thức tính để cho khỏi sai sót. Trường hợp nếu phải tính nồng độ đương lượng, tôi ghi chú rõ ràng là nồng độ đương lượng này bằng nồng độ mol (đương lương bằng 1) hay phân nửa nồng độ mol (đương lượng bằng 2) hay.... và số đương lượng của ion kim loại bằng đúng với số đương lượng của EDTA sử dụng trong phản ứng chuẩn độ đó.

Vài ý kiến cá nhân. Mong nhận được các ý kiến khác.
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Bo_2Q (04-06-2009), Lê Duy Thanh (03-14-2009)
Old 03-10-2009 Mã bài: 35976   #44
Thanh Khuyen
Thành viên ChemVN

hoangkhuyen
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Thanh Khuyen is an unknown quantity at this point
Default Edta

Trích:
Nguyên văn bởi Lê Duy Thanh View Post
Mình xin nhờ mọi người cho biết Đương lượng của chất EDTA là bao nhiêu vậy? rất mong trả lời sớm
.

Mìn là Thanh. Cảm ơn bạn nhiều lắm. Đó là 1 ý kiến rất hay. Mấy hôm nay mình mất password nên ko vào được diễn đàn.Mình phải tạo tên đăng nhập khác. Nhưng bạn và mọi người có thể cho mình biết rõ hơn:
+ Đương lượng của EDTA trong phản ứng với ZnSO4 ko?
+ Khi đổi nồng độ mol của EDTA sang nồng dộ Đương lượng ? Có phải nhân 2 ko?

+ Khi minh biết Độ chuẩn : T(EDTA/Cao). mình tính độ chuẩn T(EDTA/Fe2O3) như thế nào?
Thanh Khuyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-10-2009 Mã bài: 35978   #45
nguoidien
Thành viên ChemVN
 
nguoidien's Avatar

 
Tham gia ngày: Feb 2009
Tuổi: 43
Posts: 4
Thanks: 3
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 nguoidien is an unknown quantity at this point
Default

Đương lượng của EDTA trong phản ứng trên chắc là bằng nồng độ mol nhân 2 rùi...

Chữ kí cá nhânTa chạy vòng vòng, ta chạy mòn chân, nào có hay đời cạn

nguoidien vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn nguoidien vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Lê Duy Thanh (03-14-2009)
Old 03-13-2009 Mã bài: 36180   #46
lanh29
Thành viên ChemVN

lanh29
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Posts: 7
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 lanh29 is an unknown quantity at this point
Default

khi ban doi nong do mol cua EDTA sang nong do duong luong o day dung la nhan 2 do
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu - Cám ơn

thay đổi nội dung bởi: tigerchem, ngày 03-13-2009 lúc 03:01 PM.
lanh29 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn lanh29 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Lê Duy Thanh (03-14-2009)
Old 03-13-2009 Mã bài: 36189   #47
Trăng Khuyết
Thành viên ChemVN
 
Trăng Khuyết's Avatar

 
Tham gia ngày: Mar 2009
Location: Hạ Long _ QN
Tuổi: 40
Posts: 17
Thanks: 0
Thanked 5 Times in 5 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 Trăng Khuyết is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to Trăng Khuyết
Default

+ Đương lượng của EDTA trong phản ứng với ZnSO4 ko?
+ Khi đổi nồng độ mol của EDTA sang nồng dộ Đương lượng ? Có phải nhân 2 ko?

+ Khi minh biết Độ chuẩn : T(EDTA/Cao). mình tính độ chuẩn T(EDTA/Fe2O3) như thế nào?
Theo thầy, cô dạy mình thì EDTA có công thức chung là: Na2C10H14)8N2.2H2O hay thường là Na2H2Y( M= 372,24 ). EDTA ở dạng bột, màu trắng, có cấu trúc bát diện. Các ion kim loại, ko phân biệt hóa trị khi tạo phức với EDTA theo tỷ lệ phần mol là 1:1 & trong q.trình tạo phức luôn đẩy ra 2 ion H+.
-> Zn(2+) + H2Y(2-) -> ZnY(2-) + 2H+
-> Tính đương lượng của EDTA là: Đlg(EDTA) = 372,24/2.
-> Độ chuẩn T(EDTA/Cao) = mĐlgCaO.N(EDTA), T(EDTA/Fe2O3) = mĐlgFe2O3.N(EDTA). Điều này chắc bạn biết. ( Note: N(EDTA): nồng độ đương lượng của EDTA)
Trăng Khuyết vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Trăng Khuyết vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Lê Duy Thanh (03-14-2009)
Old 03-14-2009 Mã bài: 36281   #48
hthailong
Thành viên ChemVN

Noname
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: Hue
Posts: 9
Thanks: 4
Thanked 6 Times in 3 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 hthailong is an unknown quantity at this point
Default

EDTA luôn tạo phức có tỷ lệ thành phần 1:1, không phân biệt điện tích của ion kim loại. Nhưng tùy theo pH mà dạng tồn tại chủ yếu của EDTA trong dung dịch trước khi tạo phức sẽ khác nhau (H4Y, H3Y-, H2Y2-, HY3-, Y4-), nên phản ứng tạo phức sẽ giải phóng số H+ khác nhau.
Vì vậy, để đơn giản, người ta quy ước luôn viết phản ứng tạo phức xuất phát từ H2Y2-, do đó số H+ được giải phóng sau khi tạo phức là 2. Từ đó, đương lượng hình thức của EDTA cũng như của bất kỳ ion kim loại nào tham gia tạo phức với nó cũng đều được tính bằng M/2.
Do đương lượng số là 2 nên nồng độ đương lượng = nồng độ mol x 2.
hthailong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-02-2010 Mã bài: 56544   #49
nkq_55
Thành viên ChemVN

biết được bao nhiêu
 
Tham gia ngày: Oct 2009
Tuổi: 34
Posts: 2
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nkq_55 is an unknown quantity at this point
Default

1lit dung dịch có chứa 24g Fe(NH4)(SO4)2.12H2O.
dùng 10ml dung dịch này chuẩn độ trilon B thì dùng hết 10,3 ml dung dịch trilon B.tìm nồng độ đương lượng của trilon B.
mình cũng không hiểu đương lượng của Fe(NH4)(SO4)2 trong phản ứng là như thế nào!
các bạn trả lời giúp!
nkq_55 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-02-2010 Mã bài: 56565   #50
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi nkq_55 View Post
1lit dung dịch có chứa 24g Fe(NH4)(SO4)2.12H2O.
dùng 10ml dung dịch này chuẩn độ trilon B thì dùng hết 10,3 ml dung dịch trilon B.tìm nồng độ đương lượng của trilon B.
mình cũng không hiểu đương lượng của Fe(NH4)(SO4)2 trong phản ứng là như thế nào!
các bạn trả lời giúp!
Trọng lượng phân tử của phèn Fe(III) có công thức nêu trên là 482.25 g/mol. Nếu lấy 24 g phèn này pha thành 1 L thì nồng độ Fe(III) trong dung dịch sẽ là 24/482.25 = 0.04977 M. Dùng dung dịch muối này chuẩn độ với Trilon B (Na2H2Y): Fe(3+) + H2Y(2-) --> FeY(-) + 2H(+). Tỷ lệ mol Fe(3+):H2Y(2-) là 1:1.
Nồng độ Trilon B: 0.04977*10/10.3= 0.04832 (M).
Nếu xem đuơng lượng của Trilon B trong phản ứng này là 2 thì nống độ đuơng lượng của nó là C(N) = 2C(M) = 2*0.04832 = 0.09663 (N).
Tôi cũng không chắc đương lượng của Fe(III) trong phản ứng này bao nhiêu nữa !!! Tùy cách hiểu và cách đinh nghĩa.
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:17 PM.