Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM > PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - TECHNOLOGICAL ANALYSIS

Notices

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - TECHNOLOGICAL ANALYSIS Muốn cập nhật kiến thức về phương pháp này thì vào đây

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Kỹ thuật chuẩn độ (các phương pháp phân tích Hoá học).


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 12-29-2008 Mã bài: 33300   #61
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi lesau View Post
ai có phương pháp phân tích nào thi giúp mình với
Phân tích muối ammonium nitrate thì có thể phân tích 2 hợp phần của nó: ion ammonium và ion nitrate:
- Ion ammonium thì dùng phương pháp urotropin như BachLam đã giới thiệu.
- Ion nitrate thì có thể dùng các phương pháp sắc ký trao đổi ion hay điện cực màng chọn lọc ion nitrate đều được.
Phương pháp trắc quang xác định ion nitrate không phải là phương pháp hay để xác định nitrate hàm lượng lớn do trải qua nhiều phản ứng trung gian rất khó khống chế --> sai số nhiều.
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huyngoc (08-06-2009)
Old 01-05-2009 Mã bài: 33554   #62
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi ngocanh View Post
các bạn có thể post cho mình cách dựng đường chuẩn trên máy quang phổ để kiểm sắt trong nước, đang rất cần
Tôi gởi cho bạn quy trình xác định Fe trong nước bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử 1,10-phenantrolin. Xem trong file đính kèm!
Thân ái
File Kèm Theo
File Type: doc XÁC ĐỊNH SẮT TRONG NƯỚC.doc (81.5 KB, 52 views)
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
chemboy_17101989 (04-08-2010), nhmnhm (05-28-2010), nqtrung (10-19-2010)
Old 02-26-2009 Mã bài: 35390   #63
greenwater
Thành viên ChemVN

Luôn học hỏi
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Posts: 4
Thanks: 1
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 greenwater is an unknown quantity at this point
Default Xác định hàm lượng Javel

Công ty em đang sử dụng nước Javel để xử lý nước thải. Nhưng em không biết làm sao để kiểm tra hàm lượng Javel nhập về có đúng như trong bản phân tích mẫu Javel của Công ty hóa chất cung cấp hay không. Trong bản phân tích này có nói hàm lượng Javel là khoảng 100 - 110g/l. Xin các bạn và các thầy cô có thể chỉ cho em phương pháp phân tích hàm lượng Javel trong phòng thí nghiệm để kiểm tra mẫu hàng nhập về có đúng chất lượng hay không. Em xin chân thành cảm ơn.
greenwater vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-27-2009 Mã bài: 35442   #64
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi greenwater View Post
Công ty em đang sử dụng nước Javel để xử lý nước thải. Nhưng em không biết làm sao để kiểm tra hàm lượng Javel nhập về có đúng như trong bản phân tích mẫu Javel của Công ty hóa chất cung cấp hay không. Trong bản phân tích này có nói hàm lượng Javel là khoảng 100 - 110g/l. Xin các bạn và các thầy cô có thể chỉ cho em phương pháp phân tích hàm lượng Javel trong phòng thí nghiệm để kiểm tra mẫu hàng nhập về có đúng chất lượng hay không. Em xin chân thành cảm ơn.
Chất lượng nước Javel quyết định bởi lực oxyhoa của dung dịch. Muốn kiểm tra chỉ tiêu này thường xác định lực oxyhoa khử của dung dịch.
Nguyên tắc phản ứng như sau:
3KI + NaClO + H2O --> KI3 + NaCl + 2KOH
KI3 + 2KOH + H2SO4 --> KI3 + K2SO4 + H2O (thêm H2SO4 làm môi trường).
Chuẩn độ lượng KI3 sinh ra bằng Na2S2O3 chỉ thị hồ tinh bột
2Na2S2O3 + KI3 --> Na2S4O6 + KI + 2NaI.
- Tính lượng NaClO trong mẫu qua lượng sodium thiosulfate tiêu tốn.
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
greenwater (02-28-2009)
Old 03-18-2009 Mã bài: 36485   #65
tranquangvinh
Thành viên ChemVN

pms
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Tuổi: 33
Posts: 5
Thanks: 1
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 tranquangvinh is an unknown quantity at this point
Default câu hỏi hóa phân tích

1. vì sao khi cân xút phải có thao tác thật nhanh ? Những phản ứng nào có thể xảy ra khi để NaOH ngoài không khí
2. Tại sao người ta dùng được công thức CV=C'V' trong phép chuẩn độ thể tích ? Ý nghĩa của công thức này là gì?
3.Khi dùng phương pháp thể định phân thì người ta dùng nồng độ gì?
4.Tại sao không được chứa dung dịch kiềm trong các bình có "nút nhám". Nút nhám là gì?
5. TẠi sao dung dịch CoCl2 có màu hồng? Giải thích dùm luôn .
tranquangvinh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-19-2009 Mã bài: 36530   #66
nguyễn thị ngọc yến
Thành viên ChemVN

rccolen
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Location: VN
Tuổi: 36
Posts: 12
Thanks: 4
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 nguyễn thị ngọc yến is an unknown quantity at this point
Default

1. Khi cân xút thao tác của bạn phải nhanh vì xút là một chất có khả năng hút ẩm cao và nó rất dễ bị biến chất do CO2 trong không khí
PTPU: C02 + Na+ + OH --> Na2CO3 + H2O
2. Dùng công thức này để xác định thể tích của dd mà ta cần lấy để pha loãng thành dd mà ta cần( thường thì ta sẽ dùng 1 dd có nồng dộ lớn hơn đã được xđ rồi đem đi pha loãng)
Vd: pha 1L dd H2SO4 0,02N từ dd H2SO4 1N
ta thấy: V=1L ; C=0,02N ; C'=1N bây giờ xđ V'=?
áp dụng công thức: CV=C'V' --> V'=CV/C'=0,02x1000/1=20mL
vậy ta cần 20mL H2S04 1N để pha loãng thành 1L H2S04 0,02N
nguyễn thị ngọc yến vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-24-2009 Mã bài: 36747   #67
mdlhvn
Thành viên ChemVN

một thời hóa học
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Posts: 48
Thanks: 74
Thanked 61 Times in 31 Posts
Groans: 5
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 mdlhvn will become famous soon enough
Default

5. TẠi sao dung dịch CoCl2 có màu hồng? Giải thích dùm luôn

Câu hỏi hay, muốn biết được bạn cần có kiến thức về Hóa phổ và hóa phức.

1. Hóa phổ: Màu của một chất được quyết định do các mức năng lượng (đã lượng tử hóa) của chất đó. Màu bạn nhìn thấy là ánh sáng phản xạ từ chất đến mắt bạn. Khi chất nhận một chùm sáng trắng (khả kiến bước sóng khoảng 400-800m), chất sẽ hấp thụ một dải sóng hẹp (một dải sóng tương ứng với một màu, ví dụ khoảng 800 là đỏ) nào đó tùy thuộc vào các mức năng lượng của chất đó. Nếu chất hấp thụ dải màu X thì phần ánh sáng phản xạ đến mắt bạn sẽ có màu Y (quan hệ cụ thể của X và Y thế nào thì mình không nhớ lắm. Về cơ bản là như thế.

2) Hóa phức: trong dung dịch Co(II) có phối trí 6 với 6 phân tử nước xung quanh -[Co(H2O)6]2+ - cấu hình này quyết định những mức năng lượng của phức Co(II), những mức năng lượng đó quyết định màu hồng như mình giải thích ở trên.

Nếu muốn trả lời đơn giản bạn có thể nói: vì trong dung dịch nước Co(II) tồn tại ở dạng [Co(H2O)6]2+.

Ở dạng tinh thể ngậm nước CoCl2.6H2O, muối này cũng có màu hồng. Tuy nhiên khi đun nóng để giải phóng nước thì màu sẽ chuyển dần thành xanh, lí do vì CoCl2 có màu xanh. Nhờ tính chất này muối CoCl2 được sử dụng làm chỉ thị độ ẩm.
mdlhvn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-26-2009 Mã bài: 36929   #68
anime
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: TP HCM
Tuổi: 34
Posts: 4
Thanks: 4
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 anime is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to anime
Default Xác định nồng độ từng axit trong hh H3P04 va HCl bằng chuẩn độ

Mình có 1 câu hỏi
Cho một hỗn hợp acid HCl và H3PO4, có thể dùng phương pháp chuẩn độ để xác định nồng độ từng axit trong hỗn hợp ko?
Nêu nguyên tắc và giảu thích quá trình chuẩn độ.
Các bạn trả lời dùm nhé
anime vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-26-2009 Mã bài: 36931   #69
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi anime View Post
Mình có 1 câu hỏi
Cho một hỗn hợp acid HCl và H3PO4, có thể dùng phương pháp chuẩn độ để xác định nồng độ từng axit trong hỗn hợp ko?
Nêu nguyên tắc và giảu thích quá trình chuẩn độ.
Các bạn trả lời dùm nhé
ĐƯỢC!!!!!!!
Chuẩn độ dùng chỉ thị: chuẩn HCl và nấc 1 của H3PO4 bằng chỉ thị có pT 5.1; chuẩn độ HCl và 2 nấc đầu của H3PO4 bằng chỉ thị pT 10.2.
Nếu bạn ở Tp. HCM thì tham khảo thêm trong cuốn giáo trình thực tập định lượng của PGS. TS Cù Thành Long của trường ĐHKH TN.
Chuẩn độ dùng máy pH: vẽ đường biểu diễn pH theo VNaOH. Sẽ thấy 2 bước nhảy. Bước nhảy 1 tương ứng với VNaOH chuẩn độ HCl và nấc 1 của H3PO4. Bước nhảy 2 tương ứng với VNaOH chuẩn độ HCl và 2 nấc đầu của H3PO4 bằng chỉ thị pT 10.2.
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Bo_2Q (03-26-2009), New_P (03-26-2009), nqtrung (10-19-2010)
Old 03-27-2009 Mã bài: 36983   #70
nguyenngoc209
Thành viên ChemVN

Candy
 
Tham gia ngày: Jun 2008
Location: Viet Nam
Posts: 25
Thanks: 40
Thanked 6 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 nguyenngoc209 is an unknown quantity at this point
Default

Mình muốn giải thích rõ thêm về hóa phổ. Đối với một số chất, khi chiếu 1 chùm tia sáng vào thì nó sẽ hấp thụ chọn lọc một số tia ánh sáng và chúng chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích, ở trạng thái kích thích này ko bền nên có xu hướng về trạng thái cân bằng, và khi đó nó sẽ phản xạ màu đến mắt bạn. VD: dung dịch màu đỏ nằm trong khoảng 625 đến 700 sẽ hấp thụ màu lục chàm có bước sóng 490-500 nm. Sự liên quan giữa màu của các chất và khả năng hấp thụ ánh snags của các chất có liên quan đến nhau và đc biểu diễn trong một cung tròn (nhưng mình ko vẽ lên đây đc) Còn ở bs 800 như mdlhvn nói là nó nằm trong khoảng giữa màu tía và màu tím rồi đó, khi đó nó có thể hấp thụ màu lục hoặc lục ánh vàng.
nguyenngoc209 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn nguyenngoc209 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
mdlhvn (03-30-2009)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:22 PM.