Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Hỏi đáp bài tập Hóa phổ thông.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 07-09-2010 Mã bài: 64588   #2201
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
Đun nóng hỗn hợp hợp bột Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí để phản ứng xảy ra hoàn toàn .Những chất còn lại sau phản ứng ,nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 6.72 lít H2 ( dktc ) ,nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 26.88 l H2 ( dktc ).
1.Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra và giải thích .
2.Tính số gam từng chất trong hỗn hợp đã dùng .

1.Các Pt phản ứng :
8Al+3Fe3O4-->4Al2O3+9Fe (1)
Sau phản ứng (1) ,Theo đầu bài ,hỗn hợp còn lại tác dụng với dung dịch NaOH,chứng tỏ Al còn dư ( Fe3O4 phản ứng hết ) :
2Al+6H2O-->2Al(OH)3+3H2 (2)
Al(OH)3+NaOH-->NaAlO2+2H2O (3)
Hỗn hợp còn lại tác dụng với dung dịch HCl ( dư ) :
2Al+6HCl-->2AlCl3+3H2 (4)
Fe+2HCl-->FeCl2+H2 (5)
2.Tính số gam từng chất trong hỗn hợp đã dùng :
Theo (2) : nAl= 3/2 nH2=0.2 mol
Theo (4,5) : nH2=3/2nAl+nFe=1.2 mol
-->nFe=0.9 mol
Theo (1) : nFe3O4=1/3nFe=0.3 mol
Số mol Al đã tham gia phản ứng (1) :
n’ Al=9/8 nFe=0.8 mol
Vậy trong hỗn hợp đã dùng :
Khối lượng Al là : mAl=(0.8+0.2)*27=27 g
Khối lượng Fe3O4 là :mFe3O4=0.3*232 g

darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-09-2010 Mã bài: 64589   #2202
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
Hoà tan 2.16 gam hỗn hợp 3 kim loại Na,Al,Fe vào trong nước ( lấy dư ) ,thu được 0.448 lít khí ( dktc ) và 1 lượng chất rắn .Tách chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3.2 gam đồng kim loại và dung dịch A.Tách dung dịch A cho rác dụng với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH đê thu được kết tủa lớn nhất .Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B .
1.Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
2.Tính khối lượng chất rắn B.
1.Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu
-Các Pt phản ứng :
2Na+2H2O-->2NaOH+H2 (1)
Al bị tan một phần theo phương trình :
2Al+2NaOH+2H2O-->2NaAlO2+3H2 (2)
Fe+CuSO4-->FeSO4+Cu (3)
2Al+3CuSO4-->Al2(SO4)3+3Cu (4)
Dung dịch A gồm :FeSO4,Al2(SO4)3 và CuSO4 dư :
Al2(SO4) +6NaOH-->2Al(OH)3+3Na2SO4 ( 5)
FeSO4+2NaOH-->Fe(OH)2+Na2SO4 (6)
CuSO4+2NaOH-->Cu(OH)2+Na2SO4 (7)
Nung kết tủa ở nhiệt độ cao :
2Al(OH)3-->Al2O3+3H2O (8)
2Fe(OH)2+ ½O2-->Fe2O3+2H2O ( 9)
Cu(OH)2-->CuO+H2O (10)
Chất rắn B gồm : Al2O3,Fe2O3 và CuO
Số mol H2=0.02 mol
Số mol CuSO4=0.06 mol
Số mol Cu =0.05 mol
Xét 2 trường hợp có thể xảy ra :
1) Trường hợp 1 : NaOH dư ,Al tan hết ,chất rắn còn lại chỉ là Fe.
Theo (3) : nFe=nCu =0.05 mol .
nCuSO4 dư =0.01 mol
-->Fe đã phản ứng hết
mFe=2.8 g > m hỗn hợp =2.16 gam : loại !
2) Trường hợp 2 :NaOH thiếu ,Al bị tan 1 phần theo (2).Gọi a,b,c là số mol của Na,Al,Fe trong 2.16 g hỗn hợp.
Theo (1,2)
nH2= 2a=0.02
-->a=0.01 mol
Số mol Al còn lại để tham gia phản ứng (4) là (b-a).
Vì CuSO4 dư nên Fe và Cu đã tham gia hết phản ứng (3,4)
Ta có :nCu=3/2*(b-a)+c=0.05
Mặt khác :23a+27b+56c=2.16.
Giải hệ Pt ta được :
B=0.03,c=0.02.
2.Khối lượng của chất rắn B :
nAl2O3=0.01 mol -->mAl2O3=1.02 g.
nFe2O3=0.01 mol -->mFe2O3=1.6 g.
nCuO=0.01 mol -->mCuO=0.01*80=0.8 g.
Khối lượng chất rắn B:m=1.02+1.6+0.8=3.42 g .
darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2010 Mã bài: 64618   #2203
tran tranh cong
Thành viên ChemVN
 
tran tranh cong's Avatar

cacodemon1812 - ác ma là tôi
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Location: 12A1 - THPT A Bình Lục
Tuổi: 30
Posts: 82
Thanks: 10
Thanked 80 Times in 61 Posts
Groans: 2
Groaned at 10 Times in 9 Posts
Rep Power: 20 tran tranh cong will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to tran tranh cong
Smile

Trích:
Nguyên văn bởi river93yb View Post
Hoà tan 2.16 gam hỗn hợp 3 kim loại Na,Al,Fe vào trong nước ( lấy dư ) ,thu được 0.448 lít khí ( dktc ) và 1 lượng chất rắn .Tách chất rắn này cho tác dụng hết với 60 ml dung dịch CuSO4 1M thu được 3.2 gam đồng kim loại và dung dịch A.Tách dung dịch A cho rác dụng với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH đê thu được kết tủa lớn nhất .Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn B .
1.Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
2.Tính khối lượng chất rắn B
Mọi người làm dùm tớ nhé
ta cũng có thể chuyển sang pt ion: và giải bằng bảo toàn e:
n Cu(2+) = 0,06; n Cu = 0,05 => Cu(2+) dư
Na; Al; Fe ---(H2O)--> Na(+); Al(3+); Fe; Al; H2
a__b__c_______________a_____a____c__y__2a
n H2 = 0,02 => a = 0,01 => m B = 2,16 - 0,01*27 -0,01*23 = 1,6 (g)

Fe, Al ---(Cu2+)---> Fe(2+);Al(3+);Cu(2+); Cu
a__y___________________________0,01__0,05
ne mà Cu nhận là: 0,05*2=0,1
ne mà Fe và Al cho là: 2a + 3b
necho = n enhận => 2a + 3b = 0,1
m B = m Fe + m Al = 56a + 27y = 1,6
=> a = 0,0184; y = 0,0211
=> m Fe = 1,0304; m Na = 0,23; m Al = 0,8996
Fe(2+);Al(3+);Cu(2+)--(NaOH)--> Fe(OH)2 + Al(OH)3 + Cu(OH)2 + Na+
0,0184_0,0211_0,01____________0,0184____0,0211____ 0,01
Fe(OH)2 + Al(OH)3 + Cu(OH)2 --(O2, to)--> Fe2O3 + Al2O3 + CuO
0,0184____0,0211____0,01_______________0,0092_0,01 055_0,01
=> m B = 0,0092*160 + 0,01055*102 + 80*0,01 = 3,3481 (g)

Chữ kí cá nhânBất tài và hậu đậu cấu thành nên tôi

tran tranh cong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau THAN PHIỀN với ý kiến của bạn tran tranh cong:
AQ! (07-10-2010)
Old 07-10-2010 Mã bài: 64647   #2204
river93yb
Thành viên ChemVN
 
river93yb's Avatar

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 30
Posts: 90
Thanks: 162
Thanked 5 Times in 5 Posts
Groans: 14
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 23 river93yb will become famous soon enough
Default

Hoà tan hoàn toàn 16.4 gam một hỗn hợp A gồm Mg,FeO và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4.48 lít khí NO2 duy nhất ( dktc ) .Mặt khác nếu cũng lấy 16.4 gam hỗn hợp A cho vào ống sứ đốt nóng ( không có không khí ) rồi cho một luồng khí H2 đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 4.5 gam H2O
a)Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng chất trong A .
b)Đem hoà tan hoàn toàn 16.4 gam hỗn hợp A bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7.3% ( D=1.03 g/ml ) .Hãy tính thể tích khí H2 bay ra ( dktc ) và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Mọi người làm dùmg em nhé
river93yb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2010 Mã bài: 64648   #2205
river93yb
Thành viên ChemVN
 
river93yb's Avatar

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 30
Posts: 90
Thanks: 162
Thanked 5 Times in 5 Posts
Groans: 14
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 23 river93yb will become famous soon enough
Default

Hoà tan hoàn toàn kim loại A vào dung dịch HNO3 loãng ,thu được dung dịch X và 0.2 mol NO .Tương tự cũng hoà tan hoàn toàn kim loại B vào dung dịch HNO3 trên , chỉ thu được dung dịch Y .Trộn X với Y được dung dịch Z .Cho NaOH dư vào Z được 0.1 mol khí và kết tủa D.Nung kết tủa D đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn .Biện luận để tìm khối lượng nguyên tử của A,B .Biết rằng A,B đều là kim loại hoá trị 2,tỉ lệ khối lượng nguyên tử của chúng là 3:8 và khối lượng nguyên tử của chúng đều là số nguyên lớn hơn 23 và nhỏ hơn 70.
river93yb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2010 Mã bài: 64649   #2206
river93yb
Thành viên ChemVN
 
river93yb's Avatar

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 30
Posts: 90
Thanks: 162
Thanked 5 Times in 5 Posts
Groans: 14
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 23 river93yb will become famous soon enough
Default

So sánh lực vander waals trong HBr và O3,CO và N2 .Chất nào dễ hoá lỏng ? >”<
river93yb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2010 Mã bài: 64650   #2207
river93yb
Thành viên ChemVN
 
river93yb's Avatar

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 30
Posts: 90
Thanks: 162
Thanked 5 Times in 5 Posts
Groans: 14
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 23 river93yb will become famous soon enough
Default

Các chất sau đây ,chất nào “bốc hơi “ trong không khí khi mở các lọ đựng hoá chất :
BaCl2.2H2O ;AlCl3;NH4Cl;SiCl4,TiCl4;CCl4;LiCl.H2O
Giải thích và viết phương trình nếu có phản ứng xảy ra ? >.<
river93yb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-10-2010 Mã bài: 64652   #2208
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
Hoà tan hoàn toàn 16.4 gam một hỗn hợp A gồm Mg,FeO và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4.48 lít khí NO2 duy nhất ( dktc ) .Mặt khác nếu cũng lấy 16.4 gam hỗn hợp A cho vào ống sứ đốt nóng ( không có không khí ) rồi cho một luồng khí H2 đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 4.5 gam H2O
a)Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng chất trong A .
b)Đem hoà tan hoàn toàn 16.4 gam hỗn hợp A bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7.3% ( D=1.03 g/ml ) .Hãy tính thể tích khí H2 bay ra ( dktc ) và thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Theo tớ thì thế này :

a)Số mol NO2 :nNO2=0.2 mol.
Số mol H2O : nH2O=0.25 mol
Mg+4HNO3-->Mg(NO3)2+2NO2+2H2O (1)
FeO+4HNO3-->Fe(NO3)3+NO2+2H2O (2)
Fe2O3+6HNO3-->2Fe(NO3)3+3H2O (3)
FeO+H2-->Fe+H2O (4)
Fe2O3+3H2-->2Fe+3H2O (5)
Gọi x,y,z là số mol Mg,FeO,Fe2O3 trong 16.4 gam hỗn hợp A ,ta có Pt :
24x+72y+160z=16.4
2x+y=0.2
y+3z=0.25
Giải Pt :x=0.05 mol ,y=0.1 mol ,z=0.05 mol
mMg=0.05*24=1.2 g
mFeO=0.1*72=7.2 g
mFe2O3=0.05*160=8 g.
%Mg=7.32% , %FeO=43.9% , %Fe2O3=48.78%
b) Phản ứng hoà tan trong HCl :
Tính theo lý thuyết
Mg+2HCl-->MgCl2+H2 (6)
0.05
FeO+2HCl-->FeCl2+H2O (7)
0.1
Fe2O3+6HCl-->2FeCl3+3H2O (8)
0.05
VH2=0.05*22.4=1.12 l
nHCl=0.6 mol
Nếu dùng dd HCl7.3% thì cần 291.26 ml dd HCl .
Thực tế thì H mới sinh sẽ khử hoá Fe3+ -->Fe2+
Mg+Fe2O3+6HCl-->2FeCl2+MgCl2+3H2O (9)
0.05 0.05 0.3

Vì Mg đã tham gia hết phản ứng (9) nên không có khí H2 bay ra khỏi dung dịch
nHCl=0.3+0.2=0.5 mol.
mdd HCl=250 g.
VHCl=205/1.03=242.72 ml


darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn darks vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
river93yb (07-10-2010)
Old 07-10-2010 Mã bài: 64653   #2209
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
Hoà tan hoàn toàn kim loại A vào dung dịch HNO3 loãng ,thu được dung dịch X và 0.2 mol NO .Tương tự cũng hoà tan hoàn toàn kim loại B vào dung dịch HNO3 trên , chỉ thu được dung dịch Y .Trộn X với Y được dung dịch Z .Cho NaOH dư vào Z được 0.1 mol khí và kết tủa D.Nung kết tủa D đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn .Biện luận để tìm khối lượng nguyên tử của A,B .Biết rằng A,B đều là kim loại hoá trị 2,tỉ lệ khối lượng nguyên tử của chúng là 3:8 và khối lượng nguyên tử của chúng đều là số nguyên lớn hơn 23 và nhỏ hơn 70.
Theo tớ thì thế này :
Các Pt phản ứng :
-Hai kim loại tan trong axit HNO3
3A+8HNO3-->3A(NO3)2+2NO+4H2O (1)
4B+10HNO3-->4B(NO3)2+NH4NO3+3H2O (2)
-Dung dịch Z gồm A(NO3)2,B(NO3)2 và NH4NO3 .Cho Z tác dụng với NaOH dư :
NH4NO3+NaOH-->NaNO3+NH3+H2O (3)
A(NO3)2+2NaOH-->A(OH)2+2NaNO3 (4)
B(NO3)2+2NaOH-->B(OH)2+2NaNO3 (5)
Kết tủa D gồm : A( OH)2 và B(OH)2.Khí bay ra là NH3.
Nung kết tủa D :
A(OH)2-->AO+H2O
B(OH)2-->BO+H2O
Giả thiết khối lượng nguyên tử của A và B là 3a và 8a .Theo đầu bài ta có
3a>23-->a>7.6
8a<70-->a<8.75
-->7.6 a là số nguyên ,nên a=8.
Vậy M A=3*8=24, M B=8*8=64.


darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn darks vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
river93yb (07-10-2010)
Old 07-10-2010 Mã bài: 64654   #2210
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
So sánh lực vander waals trong HBr và O3,CO và N2 .Chất nào dễ hoá lỏng ? >”<
Theo tớ thì thế này :

Phân tử khối của HBr là M=81 trong khi của O3 là M’=48.Vậy liên kết Vander Waals trong HBr mạnh hơn và HBr dễ hoá lỏng hơn .
Phân tử khối của N2 và CO đều bằng 28 .Nhưng liên kết trong N2 không phân cực còn liên kết trong CO bị phân cực .Do đó liên kết Vander Waals trong CO mạnh hơn trong N2 và CO dễ hoá lỏng hơn .



darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn darks vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
river93yb (07-12-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:38 PM.