Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Hóa đại cương: Điện hóa học và Phản ứng oxi hóa khử.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 12-16-2008 Mã bài: 32947   #1
New_P
Thành viên ChemVN
 
New_P's Avatar

Z
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 35
Posts: 82
Thanks: 315
Thanked 63 Times in 25 Posts
Groans: 5
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 0 New_P is an unknown quantity at this point
Default Hóa đại cương: Điện hóa học và Phản ứng oxi hóa khử

Cho em hỏi các anh ( chị ) một tý về phần điện phân:
Khi điện phân dung dịch KI thì:
+ Catode: H2O bị điện phân cạnh tranh với K+ do E (K+/K) = -2.93 V âm hơn nhiều so với E(H2O/OH-, H2)=0.000V.
+ Anode : I- bị điện phân tạo I2 do E(I-/I2) nhỏ hơn E(O2,H+/H2O).
Nhưng trong trường hợp KCl thì tại sao ở anod Cl- cũng bị điện phân mặc dù E(Cl-/Cl2) lớn hơn E(O2,H+/H2O).
Em cám ơn trước ạh.

thay đổi nội dung bởi: minhduy2110, ngày 01-16-2011 lúc 03:35 AM.
New_P vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-16-2008 Mã bài: 32949   #2
nang
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Dec 2007
Tuổi: 37
Posts: 12
Thanks: 12
Thanked 36 Times in 6 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nang is an unknown quantity at this point
Default

Ở Anode : quá trình oxy hóa, chất khử tham gia, chất nào có thế càng âm thì càng bị oxy hóa trước.
Ở Cathode : quá trình khử, chất oxy hóa tham gia phản ứng khử, chất oxy hóa nào có thế càng dương thì càng bị khử trước.
Thế của cặp H20/H2 khác không. Bạn cần tra cứu kĩ các giá trị thế ứng với từng cặp Ox-Red, cẩn thận vì rất dễ nhầm lẫn.
nang vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn nang vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
New_P (01-17-2010), sooldcat (02-04-2009)
Old 12-17-2009 Mã bài: 51045   #3
tackeden12
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Dec 2009
Tuổi: 34
Posts: 2
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 tackeden12 is an unknown quantity at this point
Default

ở Katot
quá trình điện phân xảy ra với H2O. Còn K+ hoàn toàn không tham gia điện phân(chỉ những nguyên tố đứng sau Mn trong dãy điện hóa mới tham gia điện phân (E > -1,2 V)).
(Thế điện cực càng dương càng dễ nhận e-)
Ở Anot
quá trình điện phân xảy ra với I (hoặc với Cl)
trên lí thuyết thế điện cực tiêu chuẩn E(O2,H+/H2O) nhỏ hơn (Cl-/Cl2). Tính chất này được giải thích bằng hiện tượng quá thế (thế điện cực tiêu chuẩn E(O2,H+/H2O) lớn hơn lí thuyết - điều này còn phụ thuộc vào chất làm điện cực). Chính vì vậy thứ tự điện phân được ưu tiên cho Cl-
tackeden12 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn tackeden12 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
New_P (01-17-2010)
Old 08-07-2010 Mã bài: 66259   #4
phanvancuong 2010
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Mar 2010
Tuổi: 28
Posts: 12
Thanks: 9
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 phanvancuong 2010 is an unknown quantity at this point
Default Viết pt trao đổi electron

http://chemvn.net/chemvn/showthread....6175#post66175
Tại sao ta phải ghi 2H+ + 2e -> H2 trong khi đó ghi H+ +e -> H đơn giản hơn.(click vào link trên)
Mong các bạn chỉ rõ và nêu luôn pp để ghi pt trao đổi cho đúng.
phanvancuong 2010 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-07-2010 Mã bài: 66265   #5
caokhanhcr2010
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jun 2010
Posts: 25
Thanks: 5
Thanked 6 Times in 5 Posts
Groans: 6
Groaned at 9 Times in 8 Posts
Rep Power: 0 caokhanhcr2010 is an unknown quantity at this point
Default

nếu bạn ghi H+ +1e -> H cũng giống như là 2H
nhưng nhớ là sau đó để tính nH2 tạo thành = 1/2nH
đơn giản là vậy thôi bạn ạ

Thân!
caokhanhcr2010 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-08-2010 Mã bài: 66283   #6
nhungoc
Thành viên ChemVN
 
nhungoc's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2010
Tuổi: 32
Posts: 11
Thanks: 2
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nhungoc is an unknown quantity at this point
Default

Đối với KCl ở anot do Cl- dễ bị oxi hóa hơn nước nên Cl- mới bị điện phân
nhungoc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-08-2010 Mã bài: 66286   #7
nhungoc
Thành viên ChemVN
 
nhungoc's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2010
Tuổi: 32
Posts: 11
Thanks: 2
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nhungoc is an unknown quantity at this point
Smile Điện phân dung dịch nước của chất điện li

dung môi H2O sẽ bị ôxi hóa ở anot tạo ra O2 nếu anion của chất điện li khó bị ôxi hóa hơn . Nước bị khử ở catot để giải phóng H2 nếu so với H2O cation khó bị khử hơn
Cation Anion
- Khó bị khử hơn nước - Khó bị ôxi hóa hơn nước
Na+,K+,Mg2+,Ca2+,Al3+,Fe2+,Pb2+ F-,SO4^2-,NO3-,ClO4-,CO3^2-
- Dễ bị khử hơn nước - Dễ bị ôxi hóa hơn nước
Cu2+,Ag+,H3O+ Cl-,Br-,I-
nhungoc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn nhungoc vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (08-08-2010)
Old 08-08-2010 Mã bài: 66298   #8
vboy_tien
Thành viên ChemVN

binh nhì
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Tuổi: 30
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 vboy_tien is an unknown quantity at this point
Default baitapvedienphandungdich

ĐIỆN PHÂN DUNG DỊCH
Bài Tập Lý Thuyết Điện Phân
Bài 1:Cho 4 dung dịch là CuSO4,K2SO4 ,NaCl ,KNO3 .Dung dịch nào sau khi điện phân cho môi trường axit với điện cực trơ có màng ngăn xốp
A.CuSO4 B.K2SO4 C.KCl D.KNO3
Bài 2:Cho 4 dung dịch muối CuSO4 ,ZnCl2,NaCl,KNO3.Dung dịch nào khi điện phân với điện cực trơ có màng ngăn xốp cho môi trường bazơ
A.CuSO4 B.ZnCl2 C.NaCl D.KNO3
Bài 3:Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp 2 axit HNO3 và H2SO4 trong một thời gian ngắn .pH của dung dịch thay đổi như thế nào khi ngừng điện phân
A.Giảm mạnh B.Tăng mạnh C.Gần như không đổi D.Giảm nhẹ
Bài 4:Khi điện phân muối A thì PH của dung dịch tăng lên .A là
A.NaCl B.NaNO3 C.CuCl2 D.ZnSO4
Bài 5: Điện phân dung dịch KCl ,NaCl cùng 1 ít phenolphthalein thấy hiên tượng gì
A. Dung dịch khơng mầu chuyển sang mầu xanh
B. dung dịch khơng mầu chuyển sang mầu hồng
C.dung dịch luơn l khơng mầu
D.Dung dịch luơn cĩ mầu hồng
Bài 8:Đai học Cần Thơ -1999
Điện phân một dung dịch NaCl cho đến khi hết muối với dòng điện một chiều có cuờng độ là 1,61 A.Thấy mất 60 phút .Tính khối lượng Cl2 bay ra biết bình điện phân có màng ngăn (2,13gam)
Bài 9:Đại học Quốc Gia HN -1997
Điện phân 200ml dung dịch CuSO4 ,dùng 2 điện cực trơ và dòng điện một chiều cường độ là 1A .Kết thúc điện phân khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra .Để trung hoà dung dịch sau điện phân cần vừa đủ 50ml dung dịch NaOH 0,2M .Biết hiệu suất phản ứng là 100%
a.Viết phương trình điện phân tại các điện cực
b.Tính thời gian điện phân và nồng độ của dung dịch CuSO4 (ĐS:965s;0,025M)
Bài 10:Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông -1998
Điện phân 250 ml dung dịch AgNO3 dùng 2 điện cực trơ và dòng điện một chiều có cường độ là 1A .Kết thúc điện phân khi catot bắt đầu có bọt khí và ở anot có V1 lít O2 (đktc) .Để trung hoà dung dịch sau điện phân cần dùng vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 0,2M biết hiệu suất phản ứng là 100%
a.Viết phương trình điện phân tại các điện cực
b.Tính thời gian điện phân va, nồng độ của dung dịch AgNO3 và V1 (1158s;0,048M;0,0672lít )
Bài 11:Điện phân 183 gam dung dịch NiNO3 50% cho đến khi thu được ở catot 14,75 gam thì dừng lại
a.Tính thể tích khí thoát ra ở anot (2,8 lít )
b.Tính thời gian điện phân biết cường độ dòng điện là 25A (1930s)
Bài 12:Cho 200 gam dung dịch X chứa AgNO3 .Điện phân dung dịch X một thời gian thì dừng lại thu được dung dịch Y .Sau khi ngừng điện phân thêm dung dịch NaCl vào Y thì không thấy kết tủa xuất hiện .Sau khi điện phân kết thúc khối lượng catot tăng 2,16 gam .
Tính nồng độ AgNO3 trước khi điện phân (1,7%)
Bài 13:Đại học Y Dược TPHCM -1995
Điện phân với điện cực pt 200ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có bọt khí thoát ra ở catot thì ngừng điện phân .Để yên dung dịch một lúc cho đến khi khối lượng không đổi thấy khối lượng catot tăng 3,2 gam so với ban đầu .Tính nồng độ dung dịch Cu(NO3)2 trước điện phân.
Loại II:Bài Tập Trắc Nghiệm
Bài 1:Tiến hành điện phân với điện cực trơ có màng ngăn 500ml dung dịch NaCl 1M cho tới khi catot thoát ra 0,56 lít khí thì ngừng điện phân .Tính PH của dung dịch sau điện phân (PH=-lg{H+{)
A. pH=7 B. pH=10 C.pH=12 D.pH=13
Bài 2:Tiến hành điện phân với điện cực trơ màng ngăn xốp 500ml dung dịch NaCl 4M .Sau khi anot thoát ra 16,8 lít khí thì ngừng điện phân .Tính % NaCl bị điện phân
A. 25% B.50% C.75% D.80%
Bài 3:Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch CuCl2 0,5M .Hỏi khi ở catot thoát ra 6,4 gam đồng thì ở anot thoát ra bao nhiêu lít khí (đktc)
A.1,12 lít B.2,24 lít C.3,36 lít D.4,48 lít
Bài 4: Tiến hành điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M Hỏi khi ở catot thoát ra 6,4 gam đồng thì ở anot thoát ra bao nhiêu lít khí (đktc)
A.1,12 lít B.2,24 lít C.3,36 lít D.4,48 lít
Bài 5:Tiến hành điện phân 400ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện 1,34 A trong vòng 24 phút .Hiệu suất phản ứng là 100% .Khối lượng kim loại bám vào catot và thể tích khí thoát ra ở anot là
A.0,64 gam Cu và 0,224 lít O2 B.0,64 gam Cu và 0,112 lít O2
C.0,32 gam Cu và 0,224 lít O2 D.0,32 gam Cu và 0,224 lít khí O2
Bài 6:Nếu muốn điện phân hoàn toàn (dung dịch mất mầu xanh )400ml dung dịch CuSO4 0,5M với cường độ dòng điện là I=1,34 A thì mất bao nhiêu thời gian (hiệu suất là 100%)
A.6 giời B.7giời C.8 giời D.9 giờ
Bài 7:Tiến hành điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp 500ml dung dịch NaCl 4M (d=1,2g/ml).Sau khi ở anot thoát ra 11,2 lít khí Cl2 (đktc) thì ngừng điện phân thu được dung dịch X .Nồng độ chất tan trong dung dịch X là (Coi thể tích H2O bay hơi là không đáng kể )
A.NaCl 13,2 % và NaOH 7,1% B. NaCl 10,38 % và NaOH 7,1%
C. NaCl 10,38% và NaOH 14% D. NaCl 10,38% và NaOH 11%
Bài 8:Điện phân dung dịch muối CuSO4 trong thời gian 1930 giây ,thu được 1,92 gam Cu ở catot .Cường độ dòng điện của quá trình điện phân là giá trị nào dưới đây
A.3A B.4,5A C.1,5A D.6A
Bài 9: Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với cường độ dòng điện 9,65 A đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì ngừng điện phân .thời gian điện phân là 40 phút .Khối lượng Cu bám ở catot là
A.7,68 gam B.8,67 gam C.6,40 gam D12,80 gam
Bài 10:Đại học khối A -2007
Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ ,sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và một lượng khí X ở anot .Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 200ml dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường .Sau phản ứng nồng độ dung dịch NaOH còn lại 0,05M.Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là
A.0,15M B. 0,2M C.0,1M D.0,05M
Bài 11:Tiến hành điện phân 400ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M với cường độ dòng điện 9,65 A trong vòng 1000 giây .Hiệu suất phản ứng là 100% khôí lượng kim loạ bàm vào catot và thể tích khí thoát ra ơ anôt là bao nhiêu (các khí đo ở đktc )
A.3,2 gam Cu và 5,6 lít O2 B.3,2 gam Cu và 0,448 lít O2
C. 2,56 gam Cu và 0,448 lít O2 D.2,56 gam Cu và 0,56 lít O2
Bài 12:Điện phân với điện cực trơ 500ml dung dịch Fe(NO3)2 đến khi bắt đầu có bọt khí thoát ra ở catot thì ngừng điện phân .Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng khối lượng của catot không đổi ,thấy khối lượng catot tăng 14 gam so với lúc chưa điện phân .Tính nồng độ của dung dịch Fe(NO3)2 khi chưa điện phân (biết thể tích dung dịch không thay đổi)
Bài 13: Điện phân 200 ml dung dịch muối M(NO3)2 0,1M trong bình điện phân với điện cực trơ đến khi có khí thoát ra trên catốt thì ngừng điện phân thấy thu được 1,28g kim loại trên catốt. Khối lượng nguyên tử
của kim loại M l:
A.56 B. 64 C. 65 D. Tất cả đếu sai
Bài 14: Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorua của một kim loại hoá trị (II) với cường độ dịng điện 3A. Sau 1930 giây, thấy khối lượng của catôt tăng 1,92 gam. Kim loại ở trn l kim loại no
A.Ni B.Zn C.Fe D.Cu
Bài 15: Điện phân dung dịch NiSO4 với cường độ I=2A thu được 2,36 gam kim loại ở điện cực âm hiệu suất phản ứng là 80%.vậy thời gian điện phân là
A.3860 giy B. 4825 giy C. 7720 giy D. đáp án khác
Bài 16:Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch MgSO4 có nồng độ 1M với dòng điện một chiều có cường độ dòng điện là 1A trong khoảng thời gian 96500 s .Tính khối lượng khí thoát ra ở catot
A.Không có khí thoát ra B.22,4 lít H2 C.11,2 lít O2 D.11
vboy_tien vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-08-2010 Mã bài: 66305   #9
qx_th
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2010
Tuổi: 28
Posts: 3
Thanks: 2
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 qx_th is an unknown quantity at this point
Default phản ứng oxi hoá khử

mọi ng` chỉ em cách cân bằng pt oxi hoá khử sau = cách thăng bằng e với ạ

2KMnO4 -> K2Mno4 +MnO2 + O2

em cân bằng ra như vậy nhưng ko biết cái nào cho e, cái nào lấy e
mọi người giúp em
qx_th vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-08-2010 Mã bài: 66306   #10
dangtrinhlvl
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2010
Tuổi: 30
Posts: 19
Thanks: 16
Thanked 11 Times in 8 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 dangtrinhlvl can only hope to improve
Smile

Trích:
Nguyên văn bởi qx_th View Post
mọi ng` chỉ em cách cân bằng pt oxi hoá khử sau = cách thăng bằng e với ạ

2KMnO4 -> K2Mno4 +MnO2 + O2

em cân bằng ra như vậy nhưng ko biết cái nào cho e, cái nào lấy e
mọi người giúp em
em cân bàng hệ số đúng rùi nhóc
chất khử là chất cho e, còn chất oxi hóa (oxh) là chất nhận e.
e nhớ câu này nha khử cho, O (tức là oxh) nhận
ở pt này thì KMnO4 là chất khử lẫn chất oxh luôn. Vì trong đó:
Sự oxh: 2O -2 ----> O2 + 4e
Sự Khử: 2Mn +7 + 4e ---> Mn+6 + Mn +4
àh quên, pứ oxh-khử ở trên còn gọi là pứ oxh-k nội phân tử áh. tức là chất k và chất oxh cùng nằm trong 1 phân tử
dangtrinhlvl vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn dangtrinhlvl vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
qx_th (08-08-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:09 AM.