Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY ::.. > HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Hóa Học trong cuộc sống-Lợi hay Hại ?.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 08-26-2006 Mã bài: 3371   #21
Yugi
Cựu Moderator
 
Yugi's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Location: Bốn bể là nhà
Posts: 114
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 25 Yugi will become famous soon enough
Default

Gần đây nhất là thông tin về việc Trường mẫu giáo tư thục Thanh Nguyên (cơ sở 2 thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) sử dụng thuốc dexamethasone để tăng cân cho trẻ. Đây là một việc làm chết nguoi đây , tuy nhiên vấn đề này còn chưa làm sáng tỏa nên đang chờ tin tức từ ban điều tra nhưng nếu là thật thì Pó tay luôn , và việc phát hiện đềxa này cũng có ý kiến cho rằng có thể trong thực phẩm tươi sống mà trường sử dụng có tồn dư chất này.

Theo khảo sát của Chi Cục Thú Y TpHCM thì đa số thịt bò, gà, heo có chứa dư lượng dexa cao hơn cho phép. Theo Bác sĩ Trương Thị Kim Châu - phó chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM - cho biết hiện nay trong chăn nuôi người dân có sử dụng một số thuốc để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và để tăng trọng.




Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Việc sử dụng thuốc đến một thời gian nhất định phải ngưng thuốc. Dexamethasone là một trong những loại thuốc kháng viêm để trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, vẫn còn có một số người chăn nuôi bỏ thuốc này vào thức ăn gia súc, gia cầm do tác dụng tích nước của nó làm tăng trọng lượng giả.

Qua một khảo sát của Chi cục Thú y TP.HCM trong năm 2005 trên 334 mẫu thịt bò, gà, heo cho thấy có 60 mẫu có tồn dư dexamethasone. Khảo sát này cho thấy việc sử dụng dexamethasone trong chăn nuôi với mục đích tăng trọng là có, nhưng không phải phổ biến.

Chữ kí cá nhânVợ một cô, bồ một đống

Yugi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-26-2006 Mã bài: 3372   #22
Yugi
Cựu Moderator
 
Yugi's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Location: Bốn bể là nhà
Posts: 114
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 25 Yugi will become famous soon enough
Default

Một số tuong tác thuốc khi dùng Dexa


Dùng corticosteroid kéo dài có thể làm giảm khả nǎng sản sinh corticosteroid của tuyến thượng thận. Ngừng dexamethason đột ngột ở những người này có thể gây nên các triệu chứng thiếu corticosteroid, đi kèm với buồn nôn, nôn, thậm chí sốc. Do đó, ngừng dexamethason thường được tiến hành bằng cách giảm dần liều. Giảm dần liều dexamethason không chỉ giảm thiểu các triệu chứng thiếu corrticosteroid, mà còn làm giảm nguy cơ bùng phát chứng bệnh đang điều trị.

Dexamethason và các corrticosteroid khác cho thể che lấp các dấu hiệu nhiễm trùng và suy giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể với nhiễm trùng. Bệnh nhân đang dùng corticosteroid dễ bị nhiễm trùng hơn và có thể bị nhiễm tùng nặng hơn người khỏe mạnh. ví dụ, thủy đậu và sởi có thể gây bệnh nặng, thậm chỉ tử vong ở bệnh nhân dùng dexamethason liều cao. Nên tránh tiêm các vaccin virus sống, như vaccin thuỷ đậu cho bệnh nhân đang dùng dexamethason liều cao, vì virus trong vaccin có thể gây bệnh cho những bệnh nhân này. Một số vi sinh vật gây bệnh khác, như lao (TB) và sốt rét, có thể ngủ yên trong bệnh nhân nhiều nǎm. Dexamethason và các corticosteroid khác có thể kích hoạt những nhiễm trùng đang ngủ yên này và gây bệnh nặng. Bệnh nhân bị lao thể ẩn có thể cần dùng thuốc chống lao trong khi điều trị corticosteroid kéo dài.

Do ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân, dexamethason có thể cản trở hiệu quả tiêm chủng. Dexamethason cũng ảnh hưởng đến các test da phát hiện bệnh lao và gây kết quả âm tính giả ở bệnh nhân nhiễm lao thể ẩn.

Dexamethason làm giảm hấp thu calci và hình thành xương mới. Bệnh nhân điều trị dexamethason và các corticosteroid khác dài ngày có thể bị loãng xương và tǎng nguy cơ gãy xương. Cần bổ sung calci và vitamin D để làm chậm quá trình loãng xương. ở một số ít trường hợp, phá hủy các khớp lớn xảy ra trong khi điều trị dexamethason và các corticosteroid khác. Những bệnh nhân này bị đau nặng ở những khớp liên quan và có thể cần thay khớp. Còn chưa rõ lý do của sự phá hủy này.

Chữ kí cá nhânVợ một cô, bồ một đống

Yugi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-27-2006 Mã bài: 3378   #23
Yugi
Cựu Moderator
 
Yugi's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Location: Bốn bể là nhà
Posts: 114
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 25 Yugi will become famous soon enough
Default

Formol-Chất bảo quản chết người

Một trong những hóa chất không đuoc phép sử dụng trong thực phẩm là formol, có thể nói, cách đây vài năm tình trạng sử dụng formol nhằm bảo quản bánh phở lâu là vấn đề nổi cộm. Sau đây là một số thông tin hóa tính về Formol cũng như úng dụng cũa nó, thật là tiếc khi con ngừoi vì mục đích lỡi nhuận mà quên đi sức khỏe cộng đồng. Họ chỉ thấy cái lợi truoc mắt mà quên đi cái hại tìm ần.

Fót-mon có tên là fomanđêhít (còn được biết đến như là mêtanal), ở điều kiện bình thường là một chất khí có mùi hăng mạnh. Công thức hóa học của nó là H2CO. Fomanđêhít lần đầu tiên được nhà hóa học người Nga Aleksandr Butlerov tổng hợp năm 1859 nhưng chỉ được Hoffman xác định chắc chắn vào năm 1867.

Fomanđêhít giết chết phần lớn các loại vi khuẩn, vì thế dung dịch của fomanđêhít trong nước thông thường được sử dụng để làm chất tẩy uế hay để bảo quản các mẫu sinh vật. Nó cũng được sử dụng như là chất bảo quản cho các vắcxin. Trong y học, các dung dịch fomanđêhít được sử dụng có tính cục bộ để làm khô da, chẳng hạn như trong điều trị mụn cơm. Các dung dịch fomanđêhít được sử dụng trong ướp xác để khử trùng và tạm thời bảo quản xác chết.


Một trong những sản phẩm nhựa chế biến từ formol

Tuy nhiên, phần lớn fomanđêhít được sử dụng trong sản xuất các pôlyme và các hóa chất khác. Khi kết hợp cùng với phênol, urê hay mêlamin, fomanđêhít tạo ra các loại nhựa phản ứng nhiệt cứng. Các loại nhựa này được sử dụng phổ biến như là chết kết dính lâu dài, chẳng hạn các loại nhựa sử dụng trong gỗ dán hay thảm. Chúng cũng được tạo thành dạng bọt xốp để sản xuất vật liệu cách điện hay đúc thành các sản phẩm theo khuôn. Việc sản xuất nhựa từ fomanđêhít chiếm hơn một nửa sản lượng tiêu thụ fomanđêhít.

Fomanđêhít cũng được sử dụng để sản xuất các hóa chất khác. Nhiều loại trong số này là các rượu đa chức, chẳng hạn như pentaêrythritol - được sử dụng để chế tạo sơn và chất nổ. Các dẫn xuất khác từ fomanđêhít còn bao gồm mêtylen điphênyl điisoxyanat, một thành phần quan trọng trong các loại sơn và xốp pôlyurêthan, hay hexamêtylen têtramin- được sử dụng trong các nhựa gốc phênol-fomanđêhít và để chế tạo thuốc nổ RDX.

Chữ kí cá nhânVợ một cô, bồ một đống

Yugi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-27-2006 Mã bài: 3379   #24
Yugi
Cựu Moderator
 
Yugi's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Location: Bốn bể là nhà
Posts: 114
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 25 Yugi will become famous soon enough
Default

Trong báo cáo đầu năm 2006 của Cục an tòan thực phẩm cho hay, người dân đã sử dụng mọi hóa chất có thể sử dụng đuoc vào thực phẩm như "làm trắng mực hoặc lòng bò bằng thuốc tẩy; làm tươi thịt, cá biển đã ươn bằng hàn the, formol... việc giữ tươi thực phẩm kiểu này đang được áp dụng hằng ngày ở những chợ đầu mối ở Sài Gòn, Bình Dương".


Hấp dẫn như thế này biết có cưỡng lại được không? - Ảnh chỉ mang tính minh họa


Như vậy cho thấy tình trạng sử dụng hóa chất bừa bải bất kể những quy định cấm sử dụng hàn the- formol trong chế biến thực phẩm như thế này là rất nguy hiểm cho cơ thể con người. Quả là các nhà kinh doanh không màng đến sức khỏe của khách, nhiều tiểu thương kinh doanh thực phẩm vẫn ngày ngày sử dụng "công nghệ" kinh khủng để kiếm lợi cho mình.


Đây là mot số thong tin trích từ bào tuổi trẻ:

Báo trong nước cho biết, cứ 10 giờ sáng tại chợ An Bình (thuộc xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương), nơi cung cấp thực phẩm cho hàng chục ngàn công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần và khu chế xuất Linh Trung, người đàn ông bán thịt cao to lần lượt cho thịt heo đã chuyển màu đỏ sẫm vào một cái xô. Ông ta đổ nước có pha hàn the vào xô thịt lắc đều, khoảng 1-2 phút sau vớt ra. Những miếng thịt đã chuyển sang màu đỏ hồng được ông ta dùng một mảnh mền cáu bẩn lau khô rồi bày trở lại lên sạp. Chỉ vào hũ đựng hàn the đặt trên sạp, khi được hỏi: "Anh bỏ hàn the vô thịt hả?" Ông ta lớn tiếng: "Ở đâu chẳng vậy. Không ướp hàn the thì chiều còn thịt đâu để mấy người ăn?"


Ảnh chỉ mang tính minh họa

Lời ông bán thịt này nói hoàn toàn đúng khi đến nhiều chợ khác. Cứ khoảng từ 10 giờ sáng trở đi, thời điểm thịt, cá bắt đầu ngả màu và ôi thiu, tiểu thương bắt đầu dùng hàn the để ướp. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những chợ nằm gần khu vực những khu công nghiệp và khu chế xuất. Tiểu thương ướp, tẩm hàn the công khai ngay tại sạp. Nhiều người bán cá sau khi ướp hàn the còn ngụy trang vài cục nước đá nhỏ trên mâm cá cho người mua... yên tâm. Hàn the lại tiếp tục được sử dụng vào buổi chiều, tối với liều lượng càng lúc càng tăng. Lòng bò, mực ươn thì được làm trắng bằng thuốc tẩy cho bắt mắt.

Tại chợ An Bình, mọi người còn rỉ tai nhau về một tiểu thương nổi tiếng với việc "hô biến" cá thối, lúc nhúc dòi thành cá... mới chết. Một tiểu thương bán cá lâu năm cho biết, những ai ăn phải loại cá này đầu lưỡi sẽ tê cứng lại vì chát. Cách ngôi chợ này không xa, hẻm 561 xa lộ Đại Hàn (phường Linh Trung, quận Thủ Đức) nổi tiếng là "bãi đáp" của thịt heo chết, heo bệnh. Nhiều người đến đây mua thịt mang về bán lại.

Những chợ tự phát xung quanh khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) cũng diễn ra tình trạng ướp hàn the công khai. Trong đó, khu chợ tự phát trên đường Bùi Văn Ba là trầm trọng nhất. Ngay cả các chợ Phạm Thế Hiển (quận , Nhị Thiên Đường (quận , Bà Chòi (huyện Nhà Bè), Bà Chiểu (quận Bình Thạnh)... và cả ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền cũng xảy ra tình trạng này.

Chữ kí cá nhânVợ một cô, bồ một đống

Yugi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-31-2006 Mã bài: 3524   #25
Yugi
Cựu Moderator
 
Yugi's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Location: Bốn bể là nhà
Posts: 114
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 25 Yugi will become famous soon enough
Default

Sodium benzoate-Chất bảo quản thực phẩm

Trong kỹ nghệ thực phẩm, sodium benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc. Hóa chất này sẽ giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng.

Công thức hóa học của sodium benzoate là NaO-C6H5.

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm HK, mức chấp nhận của hóa chất nầy trong thực phẩm là 0,1%. Và nồng độ có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg/trọng lượng cơ thể.

Bánh trung thu có dùng chất bảo quản không ?

Qua độc tính kể trên, chúng ta cần phải nói đến quá trình điều chế hóa chất. Theo quy trình sản xúât sodium benzoate, một phế phẩm độc hại là phenol luôn hiện diện trong thành phẩm nầy. Do đó, sodium benzoate sau khi sản xuất cần phải khử phenol trước khi tung ra thị trường áp dụng cho kỹ nghệ thực phẩm. Nếu không, nguy cơ bị nhiễm độc do phenol rất lớn, và hóa chất nầy ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em và thai nhi trong bụng mẹ khi bị tiếp nhiễm qua đường thực phẩm.

Hiện tại hóa chất trên được nhập cảng từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol. Vì vậy, cần phải xem xét xuất xứ của hóa chất trước khi đem áp dụng vào thực phẩm.

Sắp đến mùa Trung Thu rồi, đa số trung thu đều có dùng chất bảo quản để bảo quản lâu. Hiện nay trên thị truong có đa số Tiệm bánh bắt đầu làm bánh trung thu, nhung chỉ ít những tiệm bánh nổi tiếng thì họ dùng theo tiêu chuẩn cho phép nhưng những bánh không rõ lai lịch nguồn gốc thì có bảo đảm chăng ???.

Chữ kí cá nhânVợ một cô, bồ một đống

Yugi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-31-2006 Mã bài: 3531   #26
Yugi
Cựu Moderator
 
Yugi's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Location: Bốn bể là nhà
Posts: 114
Thanks: 0
Thanked 15 Times in 10 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 25 Yugi will become famous soon enough
Default

Hóa chất trong xì dầu

Trong các bài trên các hóa chất duoc thêm vào với mục đích bảo quản sản phẩmchống lại hư mốc, trong bài giới thiệu này, một trong những chất tìm ẩn trong quá trình sản xuất. NHững chất này neu ko khử đúng mức sẽ ảnh huong không kém đến sức khỏe con nguoi. Hóa chất giới thiệu duoi đây là MCPD có trong nuoc tuong.


Hóa chất có tên viết tắt là 3-MCPD, hay tên hóa học đầy đủ là 3-monochloropropane-1,2-diol (Cl-CH2-CH(OH)-CH2OH).

Trong quy trình sản xuất xì dầu, phương pháp thủy phân bằng acid chlorhydric (HCl) trên các loại bánh dầu thực vật như đậu nành, đậu xanh, hay trong các mô mỡ động vật v.v... cho ra phế phẩm trên và một số hóa chất tương tự thuộc nhóm chloropropanol. Còn phương pháp chế tạo xì dầu qua công nghệ lên men tự nhiên thì không tạo ra các phế phẩm trên. Ngay sau khi giai đoạn chế biến xì dầu xong, hàm lượng của các hóa chất trên có thể tăng lên trong giai đoạn vô chai, dự trữ, và ngay cả trong khi nấu nướng, nếu hóa chất trên không được khử đúng mức. Hiện tại, hầu hết các công ty sản xuất xì dầu áp dụng phương pháp thủy phân bằng acid do đó dung lượng 3-MCPD có hàm lượng cao là điều không thể tránh khỏi.


Ảnh chỉ mang tính minh họa

- Ảnh hưởng của hóa chất lên con người

Tương tự như các hợp chất hữu cơ chứa chlor khác, 3-MCPD khi đi vào cơ thể qua đường thực phẩm sẽ tích tụ trong các mô mỡ và gan. Qua thời gian, một khi liều lượng của hóa chất trên mức an toàn của cơ thể có thể chấp nhận được, nguy cơ bịnh ung thư sẽ xảy ra. Theo Ủy ban Khoa học Thực phẩm Âu châu, 3-MCPD được xếp vào hạng hóa chất có nguy cơ gây ung thư và di truyền (genotoxic carcinogen). Sự hiện diện của hóa chất trong cơ thể phải được hạn chế tối đa, và định mức chấp nhận hàng ngày trong cơ thể (Tolerable Daily Intake - TDI) là 2ug/Kg/cơ thể.

Một số kết quả nghiên cứu xác định MCPD trong nước tương thị truong trên 1 số nuoc


Ref.) K.O. Wong et al. / Food Control 17 (2006) 408–413

Theo tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế VN, ban hành ngày 23/5/2005 sau ba năm nghiên cứu là: hàm lượng của 3-MCPD có trong xì dầu không thể vượt quá 1 mg/Kg áp dụng cho xuất cảng, và giao động từ 3-5 mg/Kg cho việc tiêu dùng trong nội địa. Trong lúc đó tiêu chuẩn của LH Âu Châu là 0,02 mg/Kg, của Anh Quốc 0,2 mg/KG, Bỉ 0,5 mg/Kg.

Qua các tiêu chuẩn trên, quả thật không thể hiểu tại sao BYT nuoc ta lại có hai quy định riêng rẽ cho xì dầu xuất cảng và xì dầu nội địa. Phải chẳng lý nào người dân VN mình có sức đề kháng với hóa chất trên cao hơn người ngoại quốc?

Chữ kí cá nhânVợ một cô, bồ một đống

Yugi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:22 AM.