Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ - ORGANIC CHEMISTRY FORUM > TỔNG HỢP HỮU CƠ - ORGANIC SYNTHESIS FORUM

Notices

TỔNG HỢP HỮU CƠ - ORGANIC SYNTHESIS FORUM Các kiến thức cũng như kinh nghiệm về tổng hợp hữu cơ, anh em có thể chia sẽ vào đây !

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Tổng hợp mạch nhánh taxol.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-12-2007 Mã bài: 14400   #1
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default Tổng hợp mạch nhánh taxol

Đề tài sắp tới của mình là tổng hợp mạch nhánh taxol (semisynthesis taxol side chain) có danh pháp là N-benzoyl-(2R,3S)-3-phenylisoserine và cấu trúc như pictures1. Qui trình đề nghị của mình như pictures2, cụ thể như sau:
8->9: MeCOOOH, CH2Cl2, 25oC
9->10: NH3, EtOH, 100oC
10-11: 1) Ba(OH)2 2) H2SO4
11->12: 1) PhCOCl 2) HCl
Bạn nào có thể giúp mình đề nghị thêm những qui trình, cách làm khác hoặc có kinh nghiệm trong tổng hợp hữu cơ, xin chia sẽ giúp kinh nghiệm. Xin chân thành cảm ơn.
File Kèm Theo
File Type: rar Desktop.rar (23.0 KB, 66 views)
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn tigerchem vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
nabi15 (12-12-2010)
Old 10-03-2007 Mã bài: 15783   #2
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Đây là đề tài seminar của mình . File Taxol là file hoàn chỉnh, còn file eminar là chưa hoàn chỉnh, do ban đầu "lầm lỡ" làm lộn nhưng sau đó đã được thầy chỉ dẫn quay lại đường "chính đạo" ^_^
File Kèm Theo
File Type: rar Taxol.rar (741.6 KB, 102 views)
File Type: rar Seminar Taxol.rar (814.0 KB, 105 views)
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-14-2007 Mã bài: 16338   #3
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Hi all,
Mình cần tìm bài báo này:
Hauser, C.R.; Renfrow Jr., W.B. J.Am.Chem.Soc. 1937, 59, 121.
Bài báo nói về tổng hợp N-Benzamid, bạn nào có thể tìm thấy xin cung cấp giúp mình.
Thanks!
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-21-2007 Mã bài: 16630   #4
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Bạn nào có thể giúp mình tổng hợp Ethyl chloro acetate từ ethyl acetate hoặc các chất nền đơn giản khác được ko?
Thanks!
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-01-2007 Mã bài: 17022   #5
Nguyễn Duy Nhứt
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Oct 2007
Tuổi: 57
Posts: 15
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Nguyễn Duy Nhứt is an unknown quantity at this point
Default

Gửi bạn qui trình bán tổng hợp taxol theo yêu cầu và qui trình bán tổng hợp taxol có hoạt tính kháng ung thư
File Kèm Theo
File Type: pdf CN1482251A.pdf (625.6 KB, 95 views)
File Type: pdf semi-synthetic taxanes with anti-tumoral activity.pdf (330.9 KB, 86 views)
File Type: pdf total synthesis of taxol.pdf (419.7 KB, 85 views)
Nguyễn Duy Nhứt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-07-2007 Mã bài: 17269   #6
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Hi Duy Nhut,
Bạn ơi, mình cảm ơn bạn nhiều vì đã cung cấp tài liệu nhưng các tài liệu của bạn là do các lab trên thế giới làm, với điều kiện có kinh phí và thời gian. Còn mình chỉ có khoảng 1 học kì 5 tháng để làm và kinh phí cũng rất hạn hẹp, chưa kể không có hóa chất để làm (có tiền muốn mua cũng phải đợi đặt hàng vài tháng mới có). Do đó hiện tại mình đang nhằm vào những qui trình simple và cheap, đa số do các lab bên Trung Quốc và Nhật làm, nhưng cũng "chua" lắm vì điều kiện phản ứng nói ra thì đơn giản nhưng không hề dễ dàng làm: khuấy 72 giờ và giữ ở nhiệt độ 0oC. Nói chung hiện tại có một số yếu tố khách quan nhưng mình cũng vượt qua được 50% rồi. Một lần nữa cảm ơn bạn vì đã share tài liệu, hi vọng tụi mình sẽ có điều kiện tiếp tục thảo luận sâu hơn ha.
Thân.
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-25-2007 Mã bài: 17901   #7
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Nhờ các bro tìm giúp qui trình thực nghiệm điều chế benzoyl chloride PhCOCl. Thanks.
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-24-2008 Mã bài: 20145   #8
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Trong bài báo này mình không hiểu đoạn sau (làm thế nào để thu hồi được ligand)

The combined organic extracts were washed with 3N HCl (to recover the ligand), water and brine, dried over anhydrous MgSO4 then concentrated to afford the crude product contaminated by regioisomer 3B, diol, and benzamide.

Mong các bro chỉ giúp! Thanks
File Kèm Theo
File Type: pdf side_chain_AA1.pdf (125.4 KB, 30 views)
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-27-2008 Mã bài: 20248   #9
Scooby-Doo
Thành viên tích cực

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Posts: 292
Thanks: 3
Thanked 147 Times in 71 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 67 Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold
Default

(DHQ)2PHAL (Hydroquinine 1,4-phthalazinediyl diether), (DHQ)2PYR (Hydroquinine 2,5-diphenyl-4,6-pyrimidinediyl diether) hoặc (DHQ)2AQN (Hydroquinine anthraquinone-1,4-diyl diether) là những ligand thông dụng trong phản ứng Sharpless dihydroxyl hóa phi đối xứng (Sharpless asymmetric dihydroxylation).

Ngày nay, tác chất dùng cho phản ứng Sharpless asymmetric dihydroxylation đã được thương mại hóa với tên thong dụng là ("AD-mix"). Hỗn hợp chứa K2OsO2(OH)4, K2CO3, K3Fe(CN)6 và ligand (DHQ)2-PHAL được gọi là hỗn hợp AD-mix-α. Dùng tác chất này sẽ cho sự dihydroxyl hóa xảy ra ở bên dưới mặt phẳng sp2 của mô hình. Nếu ligand là (DHQD)2-PHAL thì gọi là hỗn hợp AD-mix-β vì nó cho sự dihydroxyl hóa xảy ra ở bên trên mặt phảng sp2 của mô hình.
[/url]


Quay trở lại câu hỏi của Tigerchem:
“The two phases were separated, and the aqueous phase was extracted with ethyl acetate. The combined organic extracts were washed with 3 N HCl (to recover the ligand), water and brine, dried over anhydrous MgSO4,then concentrated to afford the crude product contaminated by regioisomer 3B, diol, and benzamide”

DHQ và DHQD là những Cinchona Alkaloids. Do ban đầu phản ứng sử dụng LiOH nên môi trường phản ứng là môi trường baz. Nên các ligand sẽ ở dạng trung hòa. Sau phản ứng khi trích ly bằng EtOAc, các ligand, sản phẩm và các chất hữu cơ sẽ nằm trong pha hữu cơ (organic layer). Khi rửa pha hữu cơ với acid 3N HCl, gốc alkaloid của ligand sẽ chuyển thành muối ammonium vì vậy ligand sẽ tan được trong pha nước vì vậy ligand được tách ra khỏi sản phẩm.

Sau khi tách bằng bình lóng, pha hữu cơ chứa sản phẩm thô sẽ được rửa với nước để loại vết acid, với nước muối để loại gần hết nước trong pha hữu cơ và cuối cùng làm khan với MgSO4, v.v.v tinh chế để thu được sản phẩm tinh khiết.

Pha nước (nằm dưới vì có tỷ trọng nặng hơn ester) khi này sẽ được trung hòa (pH ~ 7) hoặc baz hóa (pH 8-10) để chuyển muối của alkaloid về dạng alkaloid tự do. Em coi thử alkaloid cinchona cần pH khoảng bao nhiêu để ở dạng tự do hoàn toàn (hỏi thử bên HCTN hoặc đọc mấy tài liệu trích ly alkaloid bên HCTN, mình nghĩ chắc pH~12 là tất cả đều tủa). Khi này ligand sẽ kết tủa hoặc tạo dung dịch đục và có thể thu hồi bằng hai cách.

Cách 1: Có thể lọc bằng phễu Buchner để thu kết tủa, và rửa nhiều lần với nước cho sạch vết baz. Vì lượng ligand khá nhỏ nên cần dùng phễu Buchner có đường kính đáy chỉ khoảng 1cm. Loại phễu này lọc được lượng chất khoảng 10 mg đến 1 g. Cắt miếng giấy lọc bằng đầu ngón tay lót xuống đáy phễu, Nếu dùng phễu lớn, dính hết ligand trên miếng giấy lọc!

Cách 2: Hoặc có thể trích ligand bằng dung môi thích hợp như Et2O, EtOAc, CH2Cl2, CHCl3…rồi rửa nước, rửa với nước muối, làm khan, lọc loại bỏ chất làm khan và cô quay để thu hồi dung môi. Ligand sẽ nằm trong bình cầu cô quay. Nhớ cân bình trước khi cô quay để sau đó cân lại để xác địng lượng ligand thu hồi được.

Hy vọng giải thích đủ rõ cho Tigerchem làm TN.

Ghi chú: Do những đóng góp về tổng hợp phi đối xứng, GS. K. Barry Sharpless đã được đồng giải thường Nobel về hóa học năm 2001.http://nobelprize.org/nobel_prizes/c...001/index.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Sharple...ihydroxylation

thay đổi nội dung bởi: Scooby-Doo, ngày 01-27-2008 lúc 01:04 AM.
Scooby-Doo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-28-2008 Mã bài: 20355   #10
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Em còn 1 số thắc mắc sau muốn hỏi anh thêm,

1) Đã dùng K2OsO2(OH)4 làm tác nhân hidorxy hoá rồi, tại sao phải cần thêm K3Fe(CN)6, cũng là 1 tác nhân oxy hoá, trong khi phức này đối xứng và không giúp ích gì cho tổng hợp bất đối xứng, còn đưa thêm 1 pha vô cơ vào và có màu cam, có thể cản màu để theo dõi phản ứng (em đọc thấy người ta viết khi màu hỗn hợp chuyển sang xanh đậm là phản ứng xong, có phải cho K3Fe(CN)6 vào nhằm mục đích này?), và ligand nhằm mục đích làm tác nhân phi đối xứng nhưng em không biết cơ chế tại sao. Phần này thì hơn nghiêng về Sharpless chứ không liên quan phần thực nghiệm của em nên em chỉ muốn hỏi thêm.

2) Tại sao dùng LiOH mà không dùng NaOH hay KOH trong thực nghiệm.

3) Nước muối ở đây là gì (dung dịch NaCl) ? Tại sao phải dùng nước muối? Lượng dùng như thế nào (nồng độ, pha chế hay có sẵn)?

4) Trong cách lọc ligand anh chỉ, cách 1 thì em chưa làm bao giờ (em cũng chưa từng làm tổng hợp theo qui trình, chỉ làm những bài tổng hợp nhỏ ở thực tập chuyên ngành nên còn yếu kinh nghiệm và thiếu dụng cụ lắm), nhưng điều em muốn hỏi là sau khi lọc như vậy ligand có thể tái sử dụng được không? Theo kinh nghiệm của anh thì khả năng tái dùng là bao nhiêu %

Còn cách 2 thì em thấy hiệu suất thu hồi thấp quá, qua nhiều giai đoạn trong khi mình chỉ có vài mg, và trong phòng thí nghiệm trường em chỉ có bình cô quay 2L nên (em không dám hình dung là vài mg ligand có chịu nổi lực hút của máy bơm không hay sẽ bị cuốn theo dung môi).

Anh share thêm kinh nghiệm giúp em nha. Em cảm ơn anh.
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:17 PM.