Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM

Notices

KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM Moderators: aqhl, thanhatbu_13, chocolatenoir, F91

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Sự thất bại của Chương trình nguyên tử của Hitler.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 10-19-2007 Mã bài: 16543   #1
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default Sự thất bại của Chương trình nguyên tử của Hitler

Chính Đức quốc xã đã đi tiên phong trong chương trình nghiên cứu chế tạo loại vũ khí có sức huỷ diệt khổng lồ từ uranium, và đã thành công trong thí nghiệm phân hạch uranium – thí nghiệm căn bản dẫn tới việc chế tạo bom nguyên tử! Không thể tưởng tượng hết thảm hoạ đối với nhân loại sẽ khủng khiếp đến nhường nào nếu Hitler có trong tay bom nguyên tử. Nhưng cuối cùng thì chương trình nghiên cứu của Hitler đã thất bại!
Tại sao một cường quốc số 1 về khoa học trong nửa đầu thế kỷ 20 như nước Đức của Hitler lại phải chịu thất bại trong một chương trình nghiên cứu quan trọng đối với sự sống còn của chúng như thế?


1/ Phương trình E= mc2 có một ý nghĩa triết học sâu xa đồng thời có ứng dụng vô cùng to lớn. Nếu E là năng lượng (Energy), m là khối lượng (mass), c là vận tốc ánh sáng (celeritas), thì đẳng thức E = mc² nói lên rằng:
* Năng lượng và khối lượng thực chất là một. Chúng chỉ là hai dạng biểu hiện (hai dạng tồn tại) khác nhau của cùng một bản thể được gọi chung là vật chất, giống như “hai mặt của một đồng xu”.
* Khối lượng có thể biến thành năng lượng và ngược lại. Nói một cách hình tượng, khối lượng chẳng qua là năng lượng được “cô đặc” lại, hoặc “nén chặt” lại; ngược lại, năng lượng chẳng qua là khối lượng bị “ vô hình hoá”.
* Trong sự chuyển hoá đó vật chất luôn luôn được bảo toàn – tổng lượng vật chất trước và sau chuyển hoá phải bằng nhau (vật chất không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, vật chất chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác).

Nói cách khác, E = mc² chính là định luật bảo toàn vật chất dưới dạng tổng quát nhất – nó tổng quát hoá đồng thời định luật bảo toàn khối lượng của Antoine Lavoisier trong thế kỷ 18 và nguyên lý bảo toàn năng lượng trong các chuyển hoá điện-từ mà Michael Faraday đã tổng kết.

Lavoisier được ca ngợi là một người vĩ đại bởi lẽ ông là người đầu tiên gợi ý cho thấy vạn vật trong thế giới tuy bề ngoài tồn tại độc lập, riêng rẽ, nhưng thực ra tất cả đều liên quan với nhau, đều nằm trong một cái chung tổng thể không thay đổi. Vật này có thể biến thành vật khác, nhưng tổng vật chất trong vũ trụ không đổi.

Faraday cũng là một người vĩ đại, bởi lẽ ông đã tái khám phá ra định luật của Lavoisier đối với năng lượng – một dạng vật chất vô hình tồn tại rộng khắp trong vũ trụ chẳng khác gì vật chất hữu hình (khối lượng).

Định luật bảo toàn khối lượng của Lavoisier sẽ bị vi phạm trong các phản ứng phân rã nguyên tử. Có thể thấy Einstein đã kế thừa, phát triển và tổng kết các tư tưởng vĩ đại của các bậc tiền bối dưới dạng một công thức toán học đơn giản và chính xác đến kỳ lạ.

Tuy E = mc² không phải là một sáng tạo “từ trên trời rơi xuống”, nhưng thật khó tưởng tượng chỉ với giấy và bút, không cần cân đong đo đếm, không cần thực nghiệm (Lavoisier và Faraday là những nhà thực nghiệm), Einstein có thể đi đến một công thức đẹp và tổng quát như thế

E = mc² có dáng dấp của một nguyên lý chung nhất của triết học tự nhiên. Có lẽ vì thế lúc sinh thời, Einstein không thích người đời gọi ông là một nhà vật lý. Bản thân ông tự coi mình là một nhà tư tưởng nhiều hơn. Tư tưởng xuyên suốt cuộc đời ông là tư tưởng thống nhất vật lý – tất cả là một, một là tất cả.
+ E = mc² là sự thống nhất khối lượng với năng lượng.
+ Thuyết Tương Đối Tổng Quát của ông ra đời năm 1916 là sự thống nhất Thuyết Tương Đối Hẹp của chính ông với Thuyết Hấp Dẫn của Newton.
Năm 1955, Einstein ra đi, để lại “bản giao hưởng bỏ dở”(5) – “Lý thuyết trường thống nhất” (Theory of Unified Field) mà khát vọng của nó là thống nhất trường hấp dẫn với trường điện từ. Lý thuyết này hiện đang được hậu thế tiếp tục dưới tên gọi “Lý thuyết về mọi thứ” (Theory of Everything).

Lý do chính để E = mc² nổi tiếng là ở ứng dụng vô cùng to lớn của nó trong thực tế: E = mc² là cơ sở để dự đoán, giải thích và tính toán một cách chính xác năng lượng được giải phóng trong các phản ứng nguyên tử – phản ứng phân rã hạt nhân hoặc phản ứng phân hạch uranium, trong đó hạt nhân nguyên tử uranium bị tan vỡ và năng lượng được giải phóng.

Ngày nay, một nước như Pakistan cũng đã làm chủ được kỹ thuật phân hạch uranium. Nhưng vào năm 1938, đó là một đỉnh tháp của khoa học – kết quả của một cuộc chạy đua ráo riết giữa những tài năng bậc nhất của nhân loại nhằm chinh phục thế giới vô cùng bé – thế giới bên trong nguyên tử.

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 10-19-2007 lúc 08:20 AM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-19-2007 Mã bài: 16545   #2
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

2/ Cấu tạo của nguyên tử

Mặc dù E = mc² tiên đoán cơ chế chuyển hoá khối-lượng-năng-lượng diễn ra bên trong nguyên tử, nhưng khi Einstein công bố công thức của ông, không ai biết nguyên tử được cấu tạo bởi cái gì và như thế nào.

+ Năm 1911 mới xuất hiện một mô hình đầu tiên của nguyên tử – mẫu hành tinh nguyên tử Rutherford do Ernest Rutherford, nhà vật lý hóa học xuất chúng người Anh, đề xuất. Trong mô hình này, mỗi nguyên tử có cấu trúc giống như hệ hành tinh của mặt trời: một hạt nhân nguyên tử nằm ở lõi (giống như mặt trời ở trung tâm hệ hành tinh), các electron quay xung quanh (giống như các hành tinh quay xung quanh mặt trời), hạt nhân lại bao gồm proton và neutron, trong đó neutron là những thành phần không tích điện.

+ Mặc dầu năm 1913, Niels Bohr đưa ra một mô hình mới, tiến bộ hơn, giải thích được nhiều hiện tượng lượng tử mà mô hình Rutherford không giải thích được, nhưng về cơ bản, mô hình của Bohr vẫn bao gồm hạt nhân ở lõi và lớp vỏ electron bao quanh. Rutherford là người đặt nền móng cho lý thuyết về cấu trúc nguyên tử. Chính ông đã khám phá ra proton vào năm 1909, và rằng trực giác vô cùng sắc sảo của ông đã giúp ông “nhìn thấy” nhiều điều kỳ diệu của thế giới bên trong nguyên tử mà trước ông không ai thấy.

Ông “nhìn thấy” kích thước của electron và hạt nhân quá nhỏ bé so với kích thước của nguyên tử nên thay vì coi nguyên tử là một hạt vật chất đặc cứng như trước đây người ta quan niệm, ông lại mô tả nó như một quả cầu trống rỗng – không gian trống rỗng bên trong nguyên tử rộng “mênh mông” so với các thành phần của nó. Nhận định này đóng một vai trò rất quan trọng trong những thí nghiệm bắn phá hạt nhân nguyên tử.

+ Tuy nhiên, Rutherford cũng mắc sai lầm, mặc dù sai lầm của ông lại kích thích những nhà khoa học khác khám phá ra những sự thật mới. Sai lầm lớn nhất của ông là giả thuyết về neutron. Để giải thích vì sao neutron trung hoà điện, ông cho rằng neutron thực ra là một cặp proton-electron dính vào nhau. Đến năm 1932 James Chadwick, một học trò xuất sắc của Rutherford bác bỏ được giả thuyết. Chadwick đã chứng minh rằng neutron bản thân nó là một hạt độc lập không tích điện!

Ngay lập tức, khám phá của Chadwick chỉ ra rằng neutron chính là một công cụ lý tưởng để thăm dò hạt nhân nguyên tử ! Vì nếu neutron là một hạt không tích điện, nó có thể dễ dàng đi xuyên qua lớp vỏ điện tử mà không sợ bị electron hay proton “quấy rầy níu kéo”, dễ dàng xâm nhập, luồn lách vào bên trong hạt nhân

Các nhà vật lý nay có trong tay một công cụ mạnh để tìm hiểu thế giới bí ẩn bên trong nguyên tử. May mắn hơn nữa, neutron tự do được giải phóng trong quá trình phóng xạ của nhiều chất phóng xạ tự nhiên, tứ là rất sẵn trong tự nhiên! Các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới lao vào sử dụng neutron như những viên đạn để bắn phá hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố khác nhau. Họ muốn biết rõ cấu trúc của hạt nhân nguyên tử và xem xem điều gì sẽ xảy ra nếu hạt nhân nguyên tử tan vỡ. Nhưng sau một thời gian dài tích cực bắn phá với công suất mạnh hết mức có thể, hạt nhân nguyên tử không hé lộ được nhiều điều. Năm 1934, Enrico Fermi , tìm ra chìa khoá để giải bài toán.

Fermi đã vạch rõ sai lầm của các nhà nghiên cứu khác ở chỗ tưởng rằng cứ bắn phá càng mạnh thì sẽ càng dễ làm cho neutron xâm nhập vào hạt nhân nguyên tử. Theo ông, sự thật hoàn toàn ngược lại, neutron càng chuyển động nhanh càng khó gặp hạt nhân! Ông giải thích: Khi neutron chuyển động nhanh thì phần lớn neutron sẽ đi xuyên thẳng qua phần không gian trống rỗng của nguyên tử để rồi ra khỏi nguyên tử mà không đụng chạm gì vào hạt nhân của nguyên tử cả. Xác suất để một neutron gặp gỡ hạt nhân rất nhỏ, vì kích thước hạt nhân quá nhỏ bé so với phần không gian bên trong nguyên tử, như Rutherford đã nói. Chỉ khi nào neutron được làm chậm lại sao cho chúng có thể đi “la cà lêu lổng”, "lang thang", trải rộng ra trên đường bay thì khi đó chúng mới có nhiều cơ hội gặp gỡ hạt nhân nguyên tử hơn. Thậm chí, theo Fermi, nếu phần chính của chùm neutron vẫn bay thẳng thì chỉ cần một tỷ lệ nhất định neutron trải rộng ra trong không gian bên trong nguyên tử cũng đã đủ để cho chúng dễ gặp gỡ hạt nhân hơn rất nhiều.

Và chính Fermi cũng đã đưa ra đáp án cho câu hỏi Làm thế nào để có neutron chậm? Fermi thử bắn chùm neutron lấy từ một nguồn phóng xạ vào nước, kết quả cho thấy chùm neutron từ nước đi ra có tốc độ chậm hơn so với trước khi đi vào nước. Các phân tử nước có kích thước đủ để làm cho các hạt neutron bị bật đi bật lại nhiều lần, khi ra khỏi nước chúng sẽ chuyển động chậm hơn. Theo Jeremy Bernstein, tác giả cuốn "Albert Einstein & những biên giới của vật lý"(6) thì công nghệ làm chậm neutron nói trên là một khám phá ngẫu nhiên nhưng cực kỳ quan trọng. Năm 1935, Fermi cùng các cộng sự thực hiện một cuộc bắn phá hạt nhân uranium bằng những chùm neutron chậm. Trong thí nghiệm, để tránh những luồng phóng xạ không mong muốn, họ đã dùng một tấm nhôm để che chắn. Thí nghiệm đã không thành công. Cũng theo Bernstein, nếu không dùng tấm nhôm che chắn thì chắc chắn Fermi đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử

Bước ngoặt này – khám phá ra hiện tượng phân rã hạt nhân - xảy ra vào năm 1938 do công của Otto Hahn, một nhà hoá học người Đức, và Lise Meitner, một nữ bác học vật lý xuất sắc người Áo gốc Do Thái, người mà Einstein thường gọi bằng một danh hiệu vừa thân mật vừa kính trọng là “Bà Curie của chúng ta”.

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 10-19-2007 lúc 08:49 AM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-19-2007 Mã bài: 16548   #3
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

3/ Thí nghiệm của Meitner và Hahn


Lịch sử ghi nhận Otto Hahn là người có công khám phá ra hiện tượng phân rã hạt nhân (nhờ đó Hahn đã đoạt giải Nobel hoá học năm 1944) và Lise Meitner là người có công giải thích cơ chế vật lý của hiện tượng này. Năm 1907, cô gái người Áo gốc Do Thái 29 tuổi Lise Meitner một mình đến Đức lập nghiệp. Meitner kết bạn với nhà khoa học trẻ Otto Hahn, cùng làm việc với nhau trong một phòng thí nghiệm tại Viện Kaiser Wilhelm ở Berlin. Nhóm nghiên cứu của họ nổi tiếng với những công trình về nguyên tử được đánh giá cao. Đến giữa những năm 1920, Meitner đã trở thành chủ nhiệm khoa vật lý lý thuyết thuộc Viện Hoá Học Kaiser Wilhelm. Năm 1934, sau khi biết phương pháp làm chậm neutron của Fermi, Meitner triển khai một chương trình nghiên cứu bắn phá hạt nhân uranium, mời Hahn cộng tác, ngoài ra có thêm Fritz Strassmann, một tiến sĩ trẻ. Đến năm 1938, làn sóng bài Do Thái dấy mạnh lên ở Đức buộc Meitner phải rời sang lánh nạn tại Stockholm, Thuỵ Điển.

Tại đây bà vẫn tiếp tục lãnh đạo nhóm nghiên cứu của mình tại Berlin thông qua thư từ. Theo Srassmann thì "Ý kiến và nhận xét của Meitner có trọng lượng rất lớn đối với chúng tôi tại Berlin ... Meitner là người lãnh đạo trí tuệ của nhóm ". Những máy móc và phương tiện thí nghiệm như nguồn neutron chất lượng cao, máy đếm, máy khuếch đại, ... do Meitner chuẩn bị lắp đặt tại phòng thí nghiệm ở Berlin trước khi bà rời Đức đuợc các cộng sự sử dụng và tiến hành thí nghiệm theo chương trình đã vạch ra.

Meitner đã lưu ý Hahn chú ý đến những biến thể của radium có thể xuất hiện trong quá trình bắn phá hạt nhân uranium, vì radium và uranium thường xuất hiện bên cạnh nhau trong các hầm mỏ,có hạt nhân nguyên tử nặng gần như nhau, ... Meitner đưa ra những phân tích, tính toán, dự liệu những sự kiện có thể sẽ xảy ra cho thấy 2 hạt nhân mới hình thành do sự phân chia 1 hạt nhân uranium sẽ nhẹ hơn hạt nhân uranium ban đầu khoảng 1/5 khối lượng của 1 proton. Theo công thức E = mc² của Einstein, khi khối lượng biến mất thì đó là lúc năng lượng được tạo ra... Theo Meitner, muốn phá vỡ hạt nhân uranium thì điều quan trọng nhất lúc này là phải có đủ số lượng neutron cần thiết.

Bằng cách đặt vấn đề : Tại sao hạt nhân nguyên tử có thể bền vững trong khi các hạt proton chứa trong đó luôn luôn đẩy lẫn nhau vì tích điện cùng dấu? Và trả lời: Lực đẩy điện tích giữa các proton quá nhỏ so với lực hạt nhân mạnh (strong force) giữ chúng lại với nhau. Vậy muốn phá vỡ hạt nhân, phải "bẻ gẫy" lực hạt nhân mạnh, Meitner phác thảo cách để những neutron có thể bắn phá trúng hạt nhân là cần phải duy trì sự bắn phá sao cho đến một lúc nào đó lực hạt nhân mạnh bị đứt tung ra và hạt nhân sẽ tan vỡ. Muốn thế, phải có đủ số lượng neutron cần thiết.

Sau khi làm thí nghiệm, đã xảy ra những điều giống như tiên đoán. Hahn và Strassmann đã trở thành những người đầu tiên khám phá ra hịên tượng hạt nhân uranium bị vỡ làm đôi do bị bắn phá bởi neutron và năng lượng được giải phóng!

Bằng cách so sánh tổng khối lượng các thành phần của hạt nhân uranium trước và sau khi hạt nhân tan vỡ, Meitner đã xác định được phần khối lượng biến mất. Theo nguyên lý bảo toàn vật chất E = mc² của Einstein khối lượng "mất tích" phải biến thành năng lượng

Meitner đã đưa ra những giải thích này, tuy nhiên, người đứng ra công bố khám phá này là Otto Hahn, và nhờ đó, Hahn lập tức trở nên nổi tiếng và năm 1944 đã được trao tặng giải Nobel hoá học! Meitner và Strassman không được hội đồng trao giải Nobel nhắc tới; năm 1982, lịch sử khoa học đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách lấy tên bà để đặt cho nguyên tố thứ 109 trong Bảng Tuần Hoàn Mendeleev - nguyên tố Meitnerium.

Khám phá của Hahn-Meitner lập tức được áp dụng cho dự án chế tạo bom nguyên tử của Đức quốc xã! Dự án này đặc biệt đáng lo ngại vì nó được trao vào tay một người mà tài năng xuất chúng trong khoa học: Werner Heisenberg!

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life

chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-19-2007 Mã bài: 16549   #4
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

4/ Dự án của Werner Heisenberg

Tháng 02-1942 Joseph Goebbels, cánh tay phải của Hitler về tuyên truyền và chính trị, nhận được báo cáo về những thành tựu mới nhất của khoa học Đức nghiên cứu trong lĩnh vực bắn phá nguyên tử. Các công trình đã kết luận rằng chỉ cần một cố gắng tối thiểu cũng có thể tạo ra một cuộc huỷ diệt khổng lồ và nước Đức sẽ đứng đầu thế giới...". Goebbels cùng nhiều sĩ quan quốc xã cấp cao khác đã được Werner Heisenberg - cha đẻ của Cơ Học Lượng Tử và Nguyên Lý Bất Định nổi tiếng thuyết giảng rằng khả năng chế tạo một quả bom có sức huỷ diệt khổng lồ đã trở nên hết sức dễ dàng! Heisenberg chính là tác giả kiêm tổng chỉ huy dự án nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử của quân đội quốc xã!

Sau Thế Chiến II Heisenberg đã bị giam giữ tại Anh một thời gian. Khi bị chất vấn, ông khai rằng ông đã cố tình lái chương trình nghiên cứu đi chệch hướng để vũ khí nguyên tử không rơi vào tay Đức quốc xã. Nhưng gần đây, những cuốn băng ghi trộm để theo dõi Heisenberg ở nơi ông bị giam giữ đã được công khai qua đó người ta thấy rõ ông đã cố gắng che giấu sự thật.

Tháng 9 năm 1939, khi Văn Phòng Vũ Khí của quân đội quốc xã chính thức hoạt động thì Heisenberg đã hăng hái nhập cuộc, tự nguyện làm bất cứ việc gì nhà nước Đức cần đến. Tháng 12-1939 Heisenberg đã đệ trình lên nhà nước Đức một kế hoạch đầy đủ và rõ ràng về việc làm thế nào để chế tạo một quả bom nguyên tử và lập tức kế hoạch được chấp thuận. Tháng 02-1940, hai trung tâm nghiên cứu phản ứng nguyên tử của Đức ra đời, một tại Đại học Leipzig, một tại Berlin. Heisenberg lãnh đạo cả hai. Trung tâm ở Berlin được đặt tên là "The Virus House" (Cơ quan nghiên cứu virus), còn trung tâm Leipzig thì giống như một phòng thí nghiệm của trường đại học. Mục tiêu đầu tiên là tạo ra một phản ứng dây chuyền. Khi một hạt nhân bị tan vỡ, neutron trong hạt nhân này sẽ được giải phóng và trở thành neutron tự do; neutron tự do lại phá vỡ các hạt nhân bên cạnh, ...; cứ như thế quá trình diễn ra liên tục, nối tiếp nhau theo dây chuyền. Khi hạt nhân tan vỡ, năng lượng được giải phóng, trong phản ứng dây chuyền có hàng tỷ tỷ hạt nhân bị tan vỡ, do đó toả ra một năng lượng khổng lồ. Chìa khoá của vấn đề là neutron chậm. Nhưng khi áp dụng phương pháp của Fermi, dùng nước thường để làm chậm neutron, Heisenberg thấy chỉ có một vài phản ứng xảy ra ở lõi của mẫu uranium. Tại đó chỉ có vài nguyên tử bị tan vỡ và neutron tự do bay ra vẫn còn quá nhanh - không đủ chậm - để tạo ra phản ứng dây chuyền. Phải tìm cách làm chậm neutron một cách hiệu quả hơn. Đó là dùng nước nặng D2O

Nhà hoá học Mỹ Harold Urey đã phát hiện ra rằng nước ở các đại dương, sông hồ không chỉ bao gồm phân tử H2O, mà còn bao gồm những những phân tử nặng hơn: Thay vì chứa hydrogen ở lõi, biến thể này lại chứa deuterium, một đồng vị của hydrogen nhưng nặng gấp đôi, vì thế loại nước bao gồm những biến thể này được gọi là nước nặng. Nước nặng chiếm tỷ lệ 1/10.000 trong nước thông thường. Nước nặng làm chậm neutron hiệu quả hơn so với nước thường! Khi neutron đi qua nước nặng, gặp deuterium nặng hơn, va đập mạnh hơn để sau nhiều va đập như vậy neutron đi ra khỏi nước nặng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với lúc đi vào.

Tháng 02-1941, dưới sự lãnh đạo của Heisenberg, thí nghiệm tạo phản ứng dây chuyền đầu tiên diễn ra dưới một tầng hầm của Đại học Leipzig, với sự chứng kiến của nhiều quan chức đầu não của nhà nước quốc xã, nhưng thí nghiệm thất bại và Heisenberg cho rằng vì thiếu uranium. Công ty Berlin Auer đã dùng các nữ tù nhân trong trại tập trung Sachsenhausen - để sản xuất oxyt uranium cho dự án của Heisenberg.

Mùa thu năm 1941, tình hình tiến triển tốt hơn, và cuối cùng, vào mùa xuân năm 1942, đột phá đã xảy ra, lò phản ứng đã giải phóng một số lượng neutron tự do đáng kể: 13% nhiều hơn so với số lượng neutron được đưa vào lúc ban đầu, và một năng lượng rõ rệt, đáng kể, đã được giải phóng. Heisenberg đã chứng minh rằng một quả bom nguyên tử thật sự đã nằm trong tầm với , mộng bá chủ của Hitler có cơ may thành công. May thay, lịch sử đã diễn biến hoàn toàn khác. Quân đội quốc xã đã phải đầu hàng đồng minh trước khi có một quả bom nguyên tử "Made in Germany". Phải chăng Heisenberg đã thực sự lái chương trình nghiên cứu đi chệch hướng như ông đã khai báo khi bị giam giữ ở Anh? Thực ra người Đức đã thất bại trong chương trình nguyên tử.

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 10-19-2007 lúc 09:52 AM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-19-2007 Mã bài: 16550   #5
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

5/ Chiến dịch tấn công Vemork :

Có 2 nguyên nhân dẫn tới thất bại củ dự án
+ Bản thân Heisenberg là một nhà bác học vĩ đại về lý thuyết nhưng không được đánh giá cao trong những hiểu biết về công nghệ. Để chế tạo một quả bom nguyên tử, ngoài những nguyên lý vật lý và hoá học cơ bản còn phải có những thủ thuật công nghệ khôn ngoan và thích hợp. Chẳng hạn, các mẫu uranium nên có hình dạng như thế nào là tốt nhất để đưa vào lò phản ứng? Ngày nay các chuyên gia biết rõ hình dạng có hiệu quả nhất là hình cầu (viên bi). Nếu việc cắt gọt uranium thành hình cầu khó đạt được độ chính xác thì người ta chấp nhận một hình dạng kém hiệu quả hơn một chút, đó là hình oval (hình quả trứng). Kém hơn chút nữa là hình trụ (xy-lanh), rồi đến hình lập phương, và cuối cùng, kém nhất là những tấm phẳng. Nhưng Heisenberg lại chọn dạng tấm phẳng, lý do đơn giản vì những tấm phẳng rất thuận lợi cho những tính toán lý thuyết. Bên cạnh Heisenberg còn có rất nhiều kỹ sư tài ba khác, đã có nhiều ý kiến đóng góp với Heisenberg, nhưng ông tin vào chính ông hơn là tin vào người khác. Nhiều tài liệu cho thấy kể rằng Heisenberg không chịu nghe góp ý của các chuyên viên dưới quyền, thậm chí nhiều lần ông nổi cáu không để cho họ bộc lộ ý kiến, trong khi nhiều nhà khoa học trẻ đã chỉ ra nhiều sai lầm về chi tiết kỹ thuật.
+ Những sai lầm công nghệ của Heisenberg không thể chặn đứng chương trình nguyên tử của Đức, nó chỉ làm chương trình này tiến triển chậm một chút thôi. Nếu thời gian ủng hộ Heisenberg thì chắc chắn cuối cùng ông cũng sẽ đạt tới đích. Nhưng phe đồng minh đã đánh hơi được dự án và hạ quyết tâm: "Dự án của Heisenberg phải bị phá huỷ!".

Cơ quan tình báo Anh đã nhận thấy một điểm yếu của dự án, không phải vấn đề uranium - Đức đã chiếm cả Bỉ lẫn Tiệp, mà Bỉ thì có thừa uranium khai thác từ thuộc địa Congo, còn Tiệp thì có mỏ uranium ; cũng không phải vấn đề sinh mạng cá nhân Heisenberg vì rất khó tiếp cận nhân vật quan trọng này, quanh ông lúc nào cũng dày đặc bảo vệ. Mục tiêu dễ bị tổn thương nhất, là trung tâm sản xuất nước nặng, nằm trên một khe núi tại Vemork thuộc NaUy, cách thủ đô Oslo 90 dặm. Trong khi một số trợ lý đề nghị nên xây dựng một nhà máy sản xuất nước nặng trên đất Đức để đảm bảo an toàn, thì Heisenberg, được các sĩ quan quân đội ủng hộ, lại quyết định nên "tận dụng" một nhà máy sản xuất nước nặng sẵn có đang hoạt động rất tốt trên đất Na-Uy, bất chấp Na Uy là một quốc gia trung lập! Nhà máy Vemork được các "kỹ sư" Đức "đến thăm" - đòi mua nước nặng với khối lượng lớn và trả giá cao hơn thị trường. Giám đốc nhà máy từ chối nhưng sau khi quân đội Đức đập tan quân đội NaUy thì các "kỹ sư" Đức lại đến. Vemork phải làm việc với áp lực căng thẳng: từ năng suất 24 pounds/tháng trước chiến tranh, phải nâng lên 3000 pounds/tháng vào giữa năm 1941, rồi 10.000 pounds/1tháng vào giữa năm 1942!

* Vemork thuộc vùng núi nằm sâu 100 dặm trong đất liền nên kế hoạch tấn công được Tình báo Anh giao cho First Airborne Division - một đơn vị lính dù đặc nhiệm được rèn luyện kỹ càng. Cho tới trước ngày thi hành điệp vụ, họ hoàn toàn không biết mụ tiêu. Ngày lên đường hai nhóm tổng cộng 30 lính đặc nhiệm lên 2 chiếc tầu lượn do 2 chiếc máy bay ném bom Halifax có tốc độ cao kéo đi, cất cánh vào buổi tối tại miền bắc Scotland. Trên đường bay, những mỏ sắt khổng lồ nằm trong các dãy núi bên dưới làm cho kim la bàn của một chiếc Halifax lệch và phi công mất phương hướng, cả máy bay lẫn chiếc tầu lượn bám theo đâm sầm vào một rìa núi, vỡ tan. Chiếc tầu lượn thứ hai do một phi công Úc lái, bị bão tuyết bắc bán cầu làm mất phương hướng, rồi rơi vào một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục bám theo máy bay để bay trên cao thì tuyết sẽ bám đầy trên cánh và trên dây cáp, có nguy cơ gẫy cánh. Nếu tầu lượn rời máy bay sớm để hạ thấp xuống thì sẽ bị những cơn gió xoáy trên núi hất ra khỏi đường bay. Viên phi công Úc quyết định cho tầu lượn rời máy bay, nhưng mây mù quá dầy đặc, tầu lượn đáp mạnh xuống đất vỡ tan. Từ trong 2 chiếc tầu lượn vỡ nát, một số người sống sót nhanh chóng bị lính Đức bắt và bị bắn ngay tại chỗ. Chiến dịch đầu tiên chấm dứt, toàn bộ 30 lính đặc nhiệm đều hy sinh trong khi chưa đặt được chân tới mục tiêu! Một thất bại choáng váng của tình báo Anh!

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 10-19-2007 lúc 09:54 AM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-19-2007 Mã bài: 16551   #6
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

* Người Anh quyết định tuyển dụng người địa phương tham gia chiến đấu, đồng thời áp dụng chiến thuật du kích, dùng số lượng người ít hơn, sử dụng những khí tài, thiết bị gọn nhẹ hơn, chú ý đến thời tiết hơn, tìm mọi cách áp sát mục tiêu hơn, v.v.. Sau một cuộc tuyển lựa gắt gao về tinh thần và năng lực, 6 người NaUy tình nguyện đã được nhận vào đơn vị Airbone , trong đó có một thợ hàn ống nước ở Oslo và một thợ cơ khí. Họ được đào tạo những kỹ năng điệp vụ ở mức tối đa trong một thời gian gấp rút, sau đó được chuyển tới một ngôi nhà sang trọng trong SOE-Trường Đào Tạo Đặc Biệt Số 61 ở ngoại ô Cambridge để chuẩn bị những bước đi cuối cùng. Một ngày tháng 2 năm 1943, sau khi nhẩy dù xuống NaUy, họ gặp một nhóm 3 người NaUy đi tiền trạm, sống trong những túp lều để đợi họ trong suốt mùa đông, 9 người lên ván trượt tuyết để vượt một chặng đường dài. Sau vài tuần, họ đến Vemork và mục tiêu cần phá huỷ, một công trình đồ sộ nằm đó như một toà lâu đài trung cổ, được xây dựng ở một nơi không thể nào đến được, những vách đá thẳng đứng và sông ngòi bao bọc xung quanh đã hiện ra trước mắt:

Bóng đêm và cảnh vật xù xì đã che chở cho họ an toàn lên tới một khu đất nằm trên đường chu vi của toà "pháo đài", tiếng ồn của những chiếc tuốc-bin trong nhà máy trở nên quá to, nghe rõ mồn một. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tình báo đã đem lại kết quả hữu hiệu: Nhờ tin tình báo do một kỹ sư từng làm việc ở nhà máy này cung cấp cho những chiến sĩ NaUy kháng chiến chống Đức, họ biết rằng có thể đột nhập vào khu trung tâm nhà máy, nơi có những thiết bị chủ yếu, thông qua một đường ống dẫn dây cáp lâu nay ít được sử dụng. Ngay sau khi tìm thấy đường ống đó, 2 người trong nhóm lập tức chất hết chất nổ lên lưng rồi bò theo đường ống, chỉ một lát đã vào được đến bên trong, công nhân nhà máy đều là người NaUy, chẳng ưa gì người Đức.

Trong khoảng 10 phút, chất nổ được chuẩn bị xong, mọi người được ra lệnh chạy nhanh ra khỏi nhà máy trước khi có tiếng nổ. Khu trung tâm trơ lại trống vắng, đó chính là nơi tập trung toàn bộ "tế bào huyết mạch" của nhà máy - 18 chiếc máy làm nhiệm vụ phân ly nước nặng ra khỏi nước thông thường được chế tạo bằng những ống thép rất dày, hình thù dựng đứng trông giống như những cái nồi chưng cất hơi gas to quá khổ. Nếu muốn phá huỷ toàn bộ 18 chiếc máy này cùng một lúc bằng cách cho nổ thuốc nổ ở một vị trí nào đó bên ngoài chúng, đòi hỏi phải có một lượng thuốc nổ lớn vì thế, cơ quan tình báo đã nghĩ ra một chiến thuật khác: Nhét những hộp plastic nhỏ đựng thuốc nổ vào dưới đáy mỗi "tế bào", khoảng 1 giờ sáng, người ta nghe thấy một tiếng nổ nhỏ, những ánh chớp ngắn loé lên bên cạnh các cửa sổ - những chiếc hộp plastic đã được kích nổ, các mảnh vỡ văng rất mạnh, bắn tung toé, tốc độ của chúng đủ để cắt đứt các đường ống lộ thiên của 18 "tế bào". Nước nặng phun ra từ những ống dẫn của nhà máy, chảy theo cống rãnh rồi hợp vào những dòng suối trên sườn núi. 9 chiến sĩ đặc nhiệm người NaUy đã kịp ra khỏi nhà máy, trườn xuống các hẻm đá bên dưới, lẫn vào trong bóng tối. Một lần nữa, địa hình đủ thô ráp xù xì của Vemork đã che chắn cho họ. Trận đánh nhanh, gọn, táo bạo, ít tốn kém, ít người biết, nhưng xứng đáng là một kỳ tích.

Người Đức đã không thể được tạo ra trong một ngày một nhà máy nước nặng khác. Sau này, khi đồng minh vào đến đất Đức, tất cả công trình đồ sộ của Heisenberg vẫn còn đó. Ông bị đồng minh bắt tại nhà nghỉ riêng của gia đình trên dãy Alps và bị giam ở một làng quê ở Anh trong 6 tháng rồi được thả về Đức. Có lẽ uy tín khoa học lừng lẫy của Heisenberg làm cho các sĩ quan đồng minh cũng phải vì nể chăng? Heisenberg và Văn Phòng Vũ Khí đã xây dựng một "cỗ máy" khổng lồ, bao gồm những kho uranium bậc nhất, những nhà vật lý bậc nhất, những kỹ sư bậc nhất, những bể chứa to nhất, những nguồn neutron mạnh nhất, và nguồn nước nặng dồi dào nhất.

Nhưng "cỗ máy" ấy đã bị chặn lại bởi những người dũng cảm nhất, khiêm tốn nhất, ít được người đời biết đến nhất


Lược trích lại của tác giả Phạm Việt Hưng
http://vietsciences.free.fr/timhieu/...ucuahitler.htm

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 10-19-2007 lúc 09:50 AM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn chocolatenoir vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
ducbinh165 (02-20-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:19 AM.