Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM > PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ - ANALYTICAL ATOMIC SPECTROSCOPY

Notices

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ NGUYÊN TỬ - ANALYTICAL ATOMIC SPECTROSCOPY Những thắc mắc về phương pháp này post vào đây

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - đường chuẩn trong phổ nguyên tử.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 12-17-2010 Mã bài: 74140   #1
sakura1234
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Mar 2010
Location: hcm city
Tuổi: 33
Posts: 20
Thanks: 4
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 sakura1234 is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to sakura1234
Default đường chuẩn trong phổ nguyên tử

Mình nghe nói là đường chuẩn trong phân tích phổ chỉ đúng khi các chất đem dựng đường chuẩn và mẫu có cùng hệ số đáp ứng. Nhưng mình không hiểu lắm. với một mẫu cần phân tích bạn không thể biết hàm lượng chất trong đó là bao nhiêu thì sao có thể chọn nồng độ chất để dựng đường chuẩn có hệ số đáp ứng giống chất cần phân tích.
Ví dụ mình muốn phân tích mẫu Mn trong nước, không biết hàm lượng Mn trong mẫu đó là bao nhiêu thì biết chọn nồng độ Mn lnào để dựng đường chuẩn
Ai hiểu chỉ với
sakura1234 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-17-2010 Mã bài: 74160   #2
diepgl
Thành viên ChemVN
 
diepgl's Avatar

BlueSun>>CFC<<
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Tuổi: 38
Posts: 78
Thanks: 21
Thanked 49 Times in 31 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 1 Post
Rep Power: 18 diepgl is on a distinguished road
Default

Trích:
Nguyên văn bởi sakura1234 View Post
Mình nghe nói là đường chuẩn trong phân tích phổ chỉ đúng khi các chất đem dựng đường chuẩn và mẫu có cùng hệ số đáp ứng. Nhưng mình không hiểu lắm. với một mẫu cần phân tích bạn không thể biết hàm lượng chất trong đó là bao nhiêu thì sao có thể chọn nồng độ chất để dựng đường chuẩn có hệ số đáp ứng giống chất cần phân tích.
Ví dụ mình muốn phân tích mẫu Mn trong nước, không biết hàm lượng Mn trong mẫu đó là bao nhiêu thì biết chọn nồng độ Mn lnào để dựng đường chuẩn
Ai hiểu chỉ với
trước khi đo mẫu phải tiến hành phân tích sơ bộ tìm được nồng độ mẫu trong khoảng nào rồi mới dựng đường chuẩn chứ.

ví dụ đo mẫu biết nồng độ C1 được A1 đo mẫu với Cm (chưa biết) được Am

=> Cm = C1 x (Am/A1)
diepgl vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-17-2010 Mã bài: 74174   #3
halong
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jul 2008
Posts: 31
Thanks: 74
Thanked 7 Times in 4 Posts
Groans: 5
Groaned at 2 Times in 1 Post
Rep Power: 0 halong can only hope to improve
Default

Trích:
Nguyên văn bởi sakura1234 View Post
Mình nghe nói là đường chuẩn trong phân tích phổ chỉ đúng khi các chất đem dựng đường chuẩn và mẫu có cùng hệ số đáp ứng. Nhưng mình không hiểu lắm. với một mẫu cần phân tích bạn không thể biết hàm lượng chất trong đó là bao nhiêu thì sao có thể chọn nồng độ chất để dựng đường chuẩn có hệ số đáp ứng giống chất cần phân tích.
Ví dụ mình muốn phân tích mẫu Mn trong nước, không biết hàm lượng Mn trong mẫu đó là bao nhiêu thì biết chọn nồng độ Mn lnào để dựng đường chuẩn
Ai hiểu chỉ với
tui không hiểu từ "hệ số đáp ứng"trong câu hỏi bạn.bạn có thể nói rõ hơn không,nếu tui khong nhầm thì ý bạn là nó nằm trong khoảng tuyến tính??????????????
trong phổ nguyên tử,khi bạn phân tich 1 chất nào đó,đầu tiên phải dựng 1 loạt dung dịch chuẩn biết trứoc nồng độ,sau đó xác định khoảng tuyến tính là khoảng mà nồng độ dung dịch có "tương quan cứng" với tín hiệu đo,nói nôm na đó là 1 đường thẳng hay còn gọi là đừong chuẩn.Sau đó bạn tiến hành xử lý mẫu để xác định nồng độ chất phân tích,nếu nồng độ lớn thì bạn có thể pha loãng hay lấy lựong mẫu thích hợp (phần này nên chú ý đến hệ số pha loãng không đựoc quá lớn hay lựong mẫu lấy không được quá bé).Nếu hàm lựong lựong chất phân tích nhỏ,bạn nên làm giàu mẫu hay lấy lựong cân lớn hơn hay đổi phưong pháp nhạy hơn.
nồng độ chất phân tích nên nằm càng gần giữa đừong chuẩn thì sai số càng nhỏ (cái này là sai số trên đừong chuẩn thôi nhé,sai số lớn hơn nằm ở khâu lấy mẫu và xử lý mẫu).
-"hệ số đáp ứng" trong hoá phân tích còn có nghĩa khi bạn đề cập tới hệ số đáp ứng của 1 chất với detector nào đó.
thân ái
halong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-18-2010 Mã bài: 74187   #4
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 64 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi sakura1234 View Post
Mình nghe nói là đường chuẩn trong phân tích phổ chỉ đúng khi các chất đem dựng đường chuẩn và mẫu có cùng hệ số đáp ứng. Nhưng mình không hiểu lắm. với một mẫu cần phân tích bạn không thể biết hàm lượng chất trong đó là bao nhiêu thì sao có thể chọn nồng độ chất để dựng đường chuẩn có hệ số đáp ứng giống chất cần phân tích.
Ví dụ mình muốn phân tích mẫu Mn trong nước, không biết hàm lượng Mn trong mẫu đó là bao nhiêu thì biết chọn nồng độ Mn lnào để dựng đường chuẩn
Ai hiểu chỉ với
Xin chào,
Từ "hệ số đáp ứng" tuy là hơi lạ nhưng nó phản ánh đúng vấn đề bạn hỏi. Ở đây có thể hiểu là độ nhạy của chất phân tích trong một mẫu thật trong một nền nhất định nào đó. Điều này không chỉ áp dụng đúng cho phương pháp phổ nguyên tử mà còn áp dụng cho phương pháp trắc quang, cực phổ, sắc ký .... (thiết bị phổ nguyên tử cũng được xem như là 1 detector như các detector khác thừong thấy trong các phương pháp sắc ký mà thôi.)
Như vậy vấn đề này không chỉ giới hạn trong phổ nguyên tử mà nó có thể ứng dụng được trong bất kỳ phương pháp phân tích nào khác, hóa học hay dụng cụ.

Cụ thể vấn đề này có thể được hiểu qua ví dụ sau: dung dịch chuẩn Mn 1ppm pha trong HNO3 1% cho độ hấp thu 0.100 Abs; một dung dịch khác cũng chứa 1ppm Mn nhưng trong nền khác (như muối ăn, H2SO4, HCl....) có thể không cho độ hấp thu tương tự. Điều này rất hay gặp trong thực tế nhưng không phải phân tích viên nào cũng nhận ra. Vậy nếu giả sử dung dịch nước biển biết chắc (bằng một cách nào đó) là chứa 1ppm Mn và khi đo AAS lại chỉ cho độ hấp thu 0.07 Abs thì sao? Nếu dùng đường chuẩn (Mn pha trong HNO3 1%) trong trường hợp này để tính hàm lượng Mn thì kết quả sẽ là 0.7 ppm. Như vậy là đo sai. Có thể nói rằng trong tình huống này hệ số đáp ứng của Mn trong chuẩn và trong mẫu là khác nhau . Và quan trọng hơn là phương pháp dùng đường chuẩn không thích hơp để định lượng mẫu này.

Trong thực tế nhưng tình huống như vậy xảy ra rất thường xuyên và không phải ai cũng nhận ra, và nếu có nhận ra cũng chưa chắc là áp dụng được biện pháp khắc phục vốn mất rất nhiều thời gian, nhất là tại những cơ quan làm routine analysis.

Câu hỏi đặt ra là làm sao phân tích viên biết được khi nào hệ số đáp ứng của mẫu khác chuẩn?

Câu trả lời là khó biết! Phân tích viên phải có nhiều kinh nghiệm, phải nắm rất vững cơ bản của phương pháp và các kiến thức phụ trợ và phải... rất cảnh giác và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình.

Phưong pháp thêm chuẩn (đúng cách) vào mẫu ngay trước khi đo (sau khi xử lý mẫu) là công cụ dùng để nhận biết điều này. Giả sử bạn chạy đường chuẩn, sau đó chạy mẫu. Chuẩn cho Mn 1ppm có A = 0.100Abs, mẫu có Ax=0.070 Abs. Bạn hãy thêm vào mẫu lượng Mn tương ứng với nồng độ 1ppm nữa và lắc đều, đo lại. Nếu A(x+thêm)=0.170 Abs thì bạn biết là Mn trong chuẩn và mẫu đáp ứng giống nhau và bạn có thể dùng đường chuẩn để tính nồng độ. Nếu A(x+thêm) khác 0.170 Abs thì Mn trong mẫu và chuẩn đáp ứng khác nhau. Bạn không thể dùng đường chuẩn thông thường để định lượng mà phải dùng phương pháp thêm chuẩn.
Nếu bạn có 100 mẫu thì việc giải tỏa nghi ngờ cho chúng là việc không dễ làm!!!!
Dần dà bạn có kinh nghiệm về đối tương mẫu nào có đáp ứng giống chuẩn, đối tượng nào không giống chuẩn và với kinh nghiệm này, công việc của bạn sẽ dần dần nhẹ nhàng hơn.
Hóa học là phải trải nghiệm! Learning by doing!
Các phương pháp phân tích khác cũng phải làm tương tự,
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
halong (12-18-2010), sakura1234 (12-18-2010), zxcvila (12-27-2010)
Old 12-18-2010 Mã bài: 74191   #5
tranchan
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2008
Tuổi: 37
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 tranchan is an unknown quantity at this point
Default

cho e hỏi thêm:
nếu chọn thêm chuẩn sau khi đã xử lý mẫu xong thì hình như nó chỉ mới đánh giá mức độ đáp ứng của thiết bị.
nếu như thêm chuẩn ngay từ giai đoạn xử lý mẫu thì sao ạ ?
với lại e vẫn chưa phân biệt rõ được sự khác biệt giữa thêm chuẩn ngay tử đầu và sau khi xử lý mẫu
tranchan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-18-2010 Mã bài: 74206   #6
halong
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jul 2008
Posts: 31
Thanks: 74
Thanked 7 Times in 4 Posts
Groans: 5
Groaned at 2 Times in 1 Post
Rep Power: 0 halong can only hope to improve
Default

bạn đọc kỹ bài của thầy giotnuoctrongbienca sẽ nhận ra.Thêm chuẩn trước khi xử lý mẫu để đánh giá hiệu suất thu hồi là bao nhiêu cho cả quá trình phân tích.Thêm chuẩn trước khi đo (dựng đường chuẩn trên nền mẫu) để đánh giá ảnh hửong của nền mẫu sau khi xử lý.còn việc thêm chuẩn trong từng giai đoạn mục đích để kiểm soát những giai đoạn riêng biệt trong quá trình phân tích.Tuy nhiên việc dựng đừong chuẩn trên nền mẫu để đánh giá "hệ số đáp ưng" cũng không phản ánh hết ảnh hửong của nền mẫu.điều này phụ thuộc nhiều vào nền mẫu bị ảnh hửong do yếu tố nào,thêm chuẩn bao nhiêu,có khi thu đựoc 1 đừong chuẩn hoàn toàn tuyến tính nhưng kết quả hoàn toàn sai.
halong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-18-2010 Mã bài: 74218   #7
sakura1234
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Mar 2010
Location: hcm city
Tuổi: 33
Posts: 20
Thanks: 4
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 sakura1234 is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to sakura1234
Default

Mình muốn hỏi thêm nữa là sao biết trường hợp nào dùng phổ nguyên tử trường hợp nào dùng trắc quang để phân tích là tốt.
Bởi theo thầy thì phương pháp trắc quang quét bước sóng ở khoảng rộng, độ nhạy của nó không cao như phổ nguyên tử, vậy với trường hợp như Fe2+ sao không thể dùng phổ nguyên tử mà lại dùng phân tích trắc quang để xác định
sakura1234 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-19-2010 Mã bài: 74262   #8
halong
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jul 2008
Posts: 31
Thanks: 74
Thanked 7 Times in 4 Posts
Groans: 5
Groaned at 2 Times in 1 Post
Rep Power: 0 halong can only hope to improve
Default

AAS phân tích Fe tổng số.Fe 2+ với 1,10 phenantrolin trong UV Vis là phân tích chỉ dạng Fe 2+,tuy nhiên UV Vis cũng có thể phân tích Fe tổng(nếu khử Fe3+ về Fe 2+).Một vấn đề trong UV-vis là ảnh hửong bởi những chất có thể lên màu với thuốc thử và về xử lý mâu nên hầu hết ngừoi ta chỉ xác định kim loại trong mẫu nước.Nếu nền mẫu phức tạp thì khó xử lý và lúc này AAS (thiết bị đăt tiền hơn máy UV Vis) là lực chọn tiếp theo,nếu xác định riêng lẻ từng dạng thì có thể chiết chất phân tích ra.
halong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-19-2010 Mã bài: 74267   #9
diepgl
Thành viên ChemVN
 
diepgl's Avatar

BlueSun>>CFC<<
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Tuổi: 38
Posts: 78
Thanks: 21
Thanked 49 Times in 31 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 1 Post
Rep Power: 18 diepgl is on a distinguished road
Default

Trích:
Nguyên văn bởi sakura1234 View Post
Mình muốn hỏi thêm nữa là sao biết trường hợp nào dùng phổ nguyên tử trường hợp nào dùng trắc quang để phân tích là tốt.
Bởi theo thầy thì phương pháp trắc quang quét bước sóng ở khoảng rộng, độ nhạy của nó không cao như phổ nguyên tử, vậy với trường hợp như Fe2+ sao không thể dùng phổ nguyên tử mà lại dùng phân tích trắc quang để xác định
Thực tế là do phương pháp đo quang đo Fe2+ rất nhạy.
Có thể nói pp này rất phù hợp để đo Fe2+ còn đồi với các ion khác đều có pp theo trắc quang nhưng bị ảnh hưởng quá nhiều lên dùng UV VIS chỉ mang ý nghĩa lý thuyết.

Fe vẫn dùng phổ nguyên tử như các nguyên tố khác khi hàm lượng Fe quá thấp cỡ ug
diepgl vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-06-2011 Mã bài: 75197   #10
hnty
Thành viên ChemVN

Siêu gà
 
Tham gia ngày: Sep 2007
Location: Ho Chi Minh City
Tuổi: 38
Posts: 36
Thanks: 16
Thanked 19 Times in 11 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 hnty is an unknown quantity at this point
Default

Góp ý thêm với bạn là có thể phân tích riêng dạng Fe 3+ bằng trắc quang với phức 4-(2-PyridylAzo)-Rezocxin (PAR). Độ nhạy tới được ppb.
Phức PAR chuyên dùng để định lượng đất hiếm & 1 số kim loại quý đó.

Chữ kí cá nhânHãy để nỗi buồn cho khói acid mang đi ....

hnty vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:13 AM.