Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM > CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA PHÂN TÍCH

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Bài tập phân tích định tính.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 08-31-2008 Mã bài: 27756   #31
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 64 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi socute_no1 View Post
Em mới học hóa pt nên chưa rõ kn sai số lắm.Các bro giúp em phần này với.


Chuẩn độ dd KCN 0.05N bằng AgNO3.Kết thúc khi bắt đầu xh tủa.Tính ss của phép chuẩn độ.Các hằng số em ko nhớ rõ lắm.Tra dùm em

Cái ss này thuộc loại ss nào a.
Bài này bạn nói chưa rõ, nhưng tôi góp ý những theo cái hiểu của mình
Chuẩn độ kết tủa KCN bằng AgNO3 có nhiều cách để nhận điểm cuối. Theo chương trình hóa phân tích định lượng thì có thể có 2 cách nhận điểm cuối:
1. Dùng điện cực có đáp ứng với Ag --> bạn sẽ thấy bước nhảy thế tại điểm tương đương. Sai số có thể gặp của phương pháp này không nhiều và thường là sai số ngẫu nhiên. Sai số hệ thống có thể gặp là sai số dụng cụ và sai số do phát hiện điểm cuối chưa đúng. Những sai số hệ thống này dễ nhận thấy và khắc phục.
2. Chuẩn độ theo phương pháp Volhard: dùng lượng dư đã biết AgNO3 để kết tủa hoàn toàn Ag2CN2 rồi lọc tách ra khỏi dung dịch. Chuẩn độ lượng AgNO3 dư bằng KSCN với chỉ thị là Fe3+ cho đến khi màu đỏ máu xuất hiện. Phản ứng này thực hiện trong môi trường acid và các loại sai số và thường là sai số hệ thống có thể gặp như sau:
- Lọc tách không hoàn toàn Ag2CN2 --> trong môi trường acid, Tích số tan điều kiện của Ag2CN2 lớn, thêm KSCN làm tan Ag2CN2 --> AgSCN --> sai số thiếu.
- Lượng Fe3+ thêm vào làm chỉ thị không phù hợp: nếu quá dư Fe3+ --> điểm cuối trước điểm tương đuơng --> sai số thừa.; nếu quá thiếu Fe3+ --> điểm cuối sau điểm tương đuơng --> sai số thiếu.
Bạn có thể tìm công thức tính sai số chỉ thị trong cuốn giáo trình phân tích định lượng của PGS. TS. Cù Thành Long , trường ĐHKH TN Tp. HCM (Phần chuẩn độ kết tủa, phương pháp Volhard).
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-31-2008 Mã bài: 27768   #32
socute_no1
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2008
Posts: 33
Thanks: 32
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 socute_no1 is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to socute_no1
Default

Trích:
Nguyên văn bởi giotnuoctrongbienca View Post
Bài này bạn nói chưa rõ, nhưng tôi góp ý những theo cái hiểu của mình
Chuẩn độ kết tủa KCN bằng AgNO3 có nhiều cách để nhận điểm cuối. Theo chương trình hóa phân tích định lượng thì có thể có 2 cách nhận điểm cuối:
1. Dùng điện cực có đáp ứng với Ag --> bạn sẽ thấy bước nhảy thế tại điểm tương đương. Sai số có thể gặp của phương pháp này không nhiều và thường là sai số ngẫu nhiên. Sai số hệ thống có thể gặp là sai số dụng cụ và sai số do phát hiện điểm cuối chưa đúng. Những sai số hệ thống này dễ nhận thấy và khắc phục.
2. Chuẩn độ theo phương pháp Volhard: dùng lượng dư đã biết AgNO3 để kết tủa hoàn toàn Ag2CN2 rồi lọc tách ra khỏi dung dịch. Chuẩn độ lượng AgNO3 dư bằng KSCN với chỉ thị là Fe3+ cho đến khi màu đỏ máu xuất hiện. Phản ứng này thực hiện trong môi trường acid và các loại sai số và thường là sai số hệ thống có thể gặp như sau:
- Lọc tách không hoàn toàn Ag2CN2 --> trong môi trường acid, Tích số tan điều kiện của Ag2CN2 lớn, thêm KSCN làm tan Ag2CN2 --> AgSCN --> sai số thiếu.
- Lượng Fe3+ thêm vào làm chỉ thị không phù hợp: nếu quá dư Fe3+ --> điểm cuối trước điểm tương đuơng --> sai số thừa.; nếu quá thiếu Fe3+ --> điểm cuối sau điểm tương đuơng --> sai số thiếu.
Bạn có thể tìm công thức tính sai số chỉ thị trong cuốn giáo trình phân tích định lượng của PGS. TS. Cù Thành Long , trường ĐHKH TN Tp. HCM (Phần chuẩn độ kết tủa, phương pháp Volhard).
Thân ái
ý em là điểm kết thúc chính là điểm bắt đầu tạo tủa Ag2CN2.Chuẩn độ bằng cách trưc tiếp chứ k0 gián tiếp như anh nói.
Đây là đề thi PT1 của ĐH Dược HN.Đề trường em ra nhiều khi chuối lắm.Đọc cả ngày ko hiểu mô tê j.
Thế cái cuốn anh nói có bán ở HN ko ạ.GT trường em ko có phần này(hoặc có nhg em ko hiểu nó viết cái j)
socute_no1 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-31-2008 Mã bài: 27781   #33
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 64 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Tôi tra trong handbook thấy tích số tan của AgCN là 10^(-15.84) và hằng số không bền của phức Ag(CN)n(1-n) với n = 1-4: K1 = ? (không có giá trị), K12 = K1*K2 = 10^(-19.85). K1-3 = K1*K2*K3 = 20.55 và K1-4 = K1*K2*K3*K4 = 19.42.
Có thể thấy Ag+ tạo phức với CN- có số phối trí 2 là bền nhất. Số phối trí 1 không có giá trị vì nó tồn tại ở dạng kết tủa.
Khi chuẩn độ KCN bằng Ag+ thì nạp Ag+ lên buret và KCN ở erlen. KHi bắt đầu chuẩn độ sẽ dư CN-, thiếu Ag+ --> tạo phức Ag+ + 2CN- --> Ag(CN)2 (-).
Tiếp tục cho Ag+ (1> F > 0.5) thì có sự phá phức Ag(CN)2 (-) + Ag+ --> 2 AgCN hay có thể viết Ag(CN)2 (-) + Ag+ --> Ag2(CN)2 kết tủa.
Như vậy nếu dừng chuẩn độ khi mới xuất hiện kết tủa thì ta có thể tính đuợc số mol KCN = 1/2 số mol Ag+. Có thể gặp sai số thừa vì sự kết tủa có thể xảy ra chậm hơn điểm tương đuơng (mặc dù tủa AgCN là vô định hình) và tùy thuộc vào độ nhạy của mắt người quan sát. Có lẽ do yếu điểm này mà thực tế trong sách hóa phân tích tôi đã đọc người ta không dùng cách chuẩn độ này mà theo cách tôi trích dẫn bên trên.
Tôi không có nhận xét gì về cách viết của các Thầy là chuối hay không do mỗi ngừoi có một nhận thức và thói quen riêng.
Thân ái

thay đổi nội dung bởi: giotnuoctrongbienca, ngày 09-01-2008 lúc 07:15 AM.
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-01-2008 Mã bài: 27826   #34
socute_no1
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2008
Posts: 33
Thanks: 32
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 socute_no1 is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to socute_no1
Default

Ở trường em chỉ dùng Kb(AgCN2)=10^21 và T(Ag2CN2)=2*10^-12
Em cũng tính theo mấy cách nhưng các kết quả rất khác nhau.Anh có thể giải chi tiết ko ạ.Thanks
socute_no1 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-13-2008 Mã bài: 28260   #35
maruko206
Thành viên ChemVN
 
maruko206's Avatar

Maruko ^.^
 
Tham gia ngày: Apr 2008
Location: Yên Hòa Street ^^
Tuổi: 34
Posts: 4
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 maruko206 is an unknown quantity at this point
Default

Giải giúp em bài này nhé :D
Tính pH của dung dịch NaOH 1M và lysin NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 1M.
Thanks :)

Chữ kí cá nhânKhi tôi ăn cơm-cả quán dõi theo-từng miếng cơm-tự tin-gắp nhanh-phong cách-tôi thích cơm bụi-cơm bụi lôi cuốn-lôi cuốn là phải ăn nhanh-ăn nhanh là sạch sẽ-tôi là sinh viên


thay đổi nội dung bởi: maruko206, ngày 09-13-2008 lúc 08:50 AM.
maruko206 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-16-2008 Mã bài: 28367   #36
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 64 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi maruko206 View Post
Giải giúp em bài này nhé :D
Tính pH của dung dịch NaOH 1M và lysin NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 1M.
Thanks :)
Lysine dạng proton hóa LH2(2+) H(a)OOC-CH(NH3(+)(b))-(CH2)4-NH3(+)(c) có 3 pK theo thứ tự sau: 2.2 (a); 9 (b) và 10.5 (c).
Bài tập trên do không rõ dữ kiện nên có thể hiểu theo các cách sau:
1. pH của các dung dịch riêng rẽ chứa NaOH 1M và lysin NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 1M
2. pH của dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 1M và lysin NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 1M.

Lysine khi ở dạng baz NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 sẽ có các pKb của các nhóm chức tương ứng là: 11.8 (a), 5 (b) và 3.5 (c).

Trường hợp 1: pH gần đúng của các dung dịch riêng rẽ NaOH 1M và NaOOC-CH(NH2)-(CH2)4-NH2 lần lượt là 14 và 12.25 (bỏ qua lực ion).
Trường hợp 2: hỗn hợp một baz mạnh và 1 baz yếu có nồng độ bằng nhau thì pH của dung dịch do baz mạnh quyết định tức là pH xấp xỉ 14.
Thân ái
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-16-2009 Mã bài: 36341   #37
cuavua
Thành viên ChemVN

Cho để nhận
 
Tham gia ngày: Feb 2008
Location: viet nam
Posts: 2
Thanks: 24
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 cuavua is an unknown quantity at this point
Default

Cho tôi được hỏi hai câu:
+ Thứ nhất: Khi tính pH của dung dịch đệm (chẳng hạn gồm HF 0,1M và NaF 0,1M) tôi giải theo cách giải phương trình bậc hai (vì tôi không thích cách giải gần đúng) có được không?
+ Thứ hai: Tại sao trong đa số tài liệu (sách, giáo trình hoá phân tích...) người ta thường chọn cách giải theo phương pháp gần đúng? Có phải lí do đơn giản là vì cách giải gần đúng nhanh hơn (!) hay là còn có nguyên nhân sâu xa nào khác nữa?
Mong được chỉ giáo! Cám ơn!
cuavua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-16-2009 Mã bài: 36345   #38
Bo_2Q
Moderator
 
Bo_2Q's Avatar

Chemistry for better life
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: Berlin
Posts: 601
Thanks: 120
Thanked 1,315 Times in 135 Posts
Groans: 6
Groaned at 8 Times in 6 Posts
Rep Power: 67 Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice
Send a message via Yahoo to Bo_2Q
Default

Trích:
Nguyên văn bởi cuavua View Post
Cho tôi được hỏi hai câu:
+ Thứ nhất: Khi tính pH của dung dịch đệm (chẳng hạn gồm HF 0,1M và NaF 0,1M) tôi giải theo cách giải phương trình bậc hai (vì tôi không thích cách giải gần đúng) có được không?
+ Thứ hai: Tại sao trong đa số tài liệu (sách, giáo trình hoá phân tích...) người ta thường chọn cách giải theo phương pháp gần đúng? Có phải lí do đơn giản là vì cách giải gần đúng nhanh hơn (!) hay là còn có nguyên nhân sâu xa nào khác nữa?
Mong được chỉ giáo! Cám ơn!
Tất nhiên nếu huynh không muốn làm gần đúng thì có thể giải phương trình để tăng tính chính xác. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp dung dịch chứa nhiều loại cấu tử, phải xét rất nhiều cân bằng thì việc giải chính xác như vậy rất vất vả và không cần thiết (trong nhiều trường hợp).
Như VD huynh nêu trên thì mặc dù huynh lắp phương trình vào giải nhưng sẽ sai sót nếu không cân nhắc tới phản ứng tạo phức HF2- đấy
Thân!

Chữ kí cá nhânScience for Humanity


thay đổi nội dung bởi: Bo_2Q, ngày 03-16-2009 lúc 02:31 PM.
Bo_2Q vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-16-2009 Mã bài: 36360   #39
longraihoney
Cựu Moderator
 
longraihoney's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Tuổi: 24
Posts: 703
Thanks: 8
Thanked 27 Times in 20 Posts
Groans: 5
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 54 longraihoney is on a distinguished road
Send a message via ICQ to longraihoney Send a message via AIM to longraihoney Send a message via Yahoo to longraihoney
Default

Trích:
Nguyên văn bởi cuavua View Post
Cho tôi được hỏi hai câu:
+ Thứ nhất: Khi tính pH của dung dịch đệm (chẳng hạn gồm HF 0,1M và NaF 0,1M) tôi giải theo cách giải phương trình bậc hai (vì tôi không thích cách giải gần đúng) có được không?
+ Thứ hai: Tại sao trong đa số tài liệu (sách, giáo trình hoá phân tích...) người ta thường chọn cách giải theo phương pháp gần đúng? Có phải lí do đơn giản là vì cách giải gần đúng nhanh hơn (!) hay là còn có nguyên nhân sâu xa nào khác nữa?
Mong được chỉ giáo! Cám ơn!

Bạn đề cập đến tài liệu bậc học nào hả bạn, nếu là tài liệu phổ thông thì lí do là để làm trắc nghiệm cho nhanh thôi. Còn bậc cao hơn thì phải xét tới mức độ bài, có những bài hóa phân tích giải vã mồ hôi, nếu tinh ý và có kinh nghiệm một chút ta sẽ tìm ra được những phần không cần thiết và bỏ nó đi. Như ku BO nói là đúng rồi.
Về chuyện tồn tại các cấu tử phụ trong cân bằng là chuyện "cơm bữa" nhưng đa số trong đề sẽ có lưu ý lược bỏ bạn à, đừng quá quan ngại nếu không đi sâu, còn nếu yêu thích thì hãy đọc hết bộ giáo trình phân tích ( Của cố GS Nguyễn Tinh Dung, hay cuốn của Nga được thầy ấy dịch) thì sẽ hiểu cặn kẽ ^^

Chữ kí cá nhân
Người thông minh giống như dòng sông... càng sâu càng ít gây ồn ào


longraihoney vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn longraihoney vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
cuavua (03-16-2009)
Old 03-16-2009 Mã bài: 36372   #40
cuavua
Thành viên ChemVN

Cho để nhận
 
Tham gia ngày: Feb 2008
Location: viet nam
Posts: 2
Thanks: 24
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 cuavua is an unknown quantity at this point
Default

Cám ơn các bạn đã nhiệt tình trả lời!
Theo như cách trả lời của các bạn thì tôi đoán rằng (nếu có chủ quan quá xin vui lòng lượng thứ!) việc giải theo phương pháp gần đúng chẳng qua là để cho đơn giản phép tính thôi! Ngoài ra không còn một ý nghĩa nào khác.
Thật ra tôi đã qua rồi các thời "Hóa Phân Tích" ngày trước học không chăm chú lắm. Bây giờ lại trở nên đam mê lạ kì với "Phân Tích" nhưng ngặt nổi tài liệu thì không nhiều ngoài giáo trình lúc học đại học (CTU) thì không còn cuốn nào gối đầu giường?!
Cuốn sách bạn giới thiệu của Cố Giáo Sư Nguyễn Tinh Dung hiện còn bán không bạn? Nếu bạn biết ở đâu còn bạn vui lòng cung cấp cho kẻ quá thời này biết nhé!
Xin cảm ơn!
cuavua vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:33 AM.