Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: TÀI NGUYÊN CỦA CHEMVN - CHEMVN'S RESOURCE ::.. > ĐỀ THI & BÀI TẬP ĐẠI HỌC - EXERCISES FOR STUDENT

Notices

ĐỀ THI & BÀI TẬP ĐẠI HỌC - EXERCISES FOR STUDENT Đây là nơi tập trung các đề thi, bài tập tham khảo của chemvn. Các bạn có thể chia sẻ tại đây

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Đề thi cao hoc Hóa phân tích Đại học Đà Lạt 08/2010.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 08-29-2010 Mã bài: 67677   #1
ttn1979
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Feb 2010
Posts: 1
Thanks: 8
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 ttn1979 is an unknown quantity at this point
Default Đề thi cao hoc Hóa phân tích Đại học Đà Lạt 08/2010

Câu 1: Điện tử cuối cùng của nguyên tử M ứng với các số lượng tử
n=1 l=0 m=0 ms=-1/2
1.Viết pt Schrodinger mô tả trạng thái chyển động của điện tử cho ion M+
2.Xác định bước sóng đối với 2 vạch đầu tiên dãy Balmer của M+
Cho R(H),c và h

Câu 2: Điện tử cuối cùng của nguyên tử B ứng với các số lượng tử
n=2 l=1 m=-1 ms=-1/2
1.Tính năng lượng nguyên tử
2.Hàm bán kính nguyên tử B có dạng:Rn,l(r) = Cr^n* - 1 . e^-z’r/n*
Viết biểu thức toán học của hàm bán kính

Câu 3:Áp dụng mô hình hạt chuyển động tự do trong hộp thế 1 chiều cho hệ điện tử pi của phân tử liên hợp mạch hở octatetraen
1.Tính năng lượng hệ điện tử pi
2.Số sóng trong phổ hấp thụ khi có sự di chuyển điện tử pi từ MO bị chiếm cao nhất lên MO trống thấp nhất
Cho h,m(e),c,số Avogadro, độ dài trung bình liên kết C-C là 1.4 Angstrom

Câu 4:
1. Giải thích sự khác nhau về góc liên kết ClSCl, FOF,ClOCl trong các phân tử SCl2, OF2, OCl2
2. Viết cấu hình e và tính bậc nối các phân tử O2,F2,Ne2,NO,CO.Cho biết từ tính của O2,NO.Vẽ giản đồ năng lượng các MO cho O2

Câu 5: 2 nguyên tử A, B có điện tử cuối cùng ứng với các số lượng tử
A:n=2 l=1 m=0 ms=-1/2
B: n=2 l=1 m=-1 ms=-1/2
Lập giản đồ MO cho phân tử AB.Từ đó viết cấu hình e cho ion phân tử AB- và AB+.Chỉ rõ từ tính va so sánh khoảng cách của những ion phân tử trên.Biết độ âm điện của A lớn hơn B

Câu 6: Tính năng lượng mạng lưới tinh thể của KBr biết
+ Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn KBr rắn là -392 kJ/mol
+ Nhiệt hóa hơi của Br là 30,7
+ Nhiệt nguyên tử hóa của K là 90
+ Năng lượng liên kết Br-Br là -193
+ Ái lực e của Br là -333
+ Năng lượng ion hóa của K là 419

Câu 7: 2NaOH + SiO2 (r) = Na2SiO3 (r) + H2O (k)
Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng trên ở 560 độ C và 1 atm biết nhiệt nóng chảy của NaOH ở 322 độ C là 6,82.10^6 J/kmol và bảng dữ liệu sau:

Chất ∆H tạo thành chuẩn *10^-6 Cp Khoảng nhiệt độ K
J/kmol J/kmol.K
NaOH(r) -427,1 51,21.10^3 + 33,5T 298 - 595
NaOH(l) - 100,49.10^3 - 22,86T 595 - 1500
SiO2 (r) -860 45,51.10^3 + 36,47T 273 - 848
Na2SiO3 (r) -1519,9 131,47.10^3 + 40,2T 298 - 1361
H2O (k) -242 30,14.10^3 + 11,3T 273 - 2000
ttn1979 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn ttn1979 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (08-29-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:41 PM.