Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM

Notices

KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM Moderators: aqhl, thanhatbu_13, chocolatenoir, F91

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Hỏi về quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-10-2010 Mã bài: 57088   #1
maimai120tn
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2010
Tuổi: 33
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 maimai120tn is an unknown quantity at this point
Default Hỏi về quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch

mấy anh chị ơi, em mới học hóa lý, nhưng em không phân biệt được quá trình thuận nghịch với bất thuận nghịch nữa, mấy anh chị giúp em với, cám ơn a chị nhìu nhìu.

thay đổi nội dung bởi: C.H.V, ngày 04-18-2010 lúc 12:11 AM.
maimai120tn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-18-2010 Mã bài: 57728   #2
khang_chemvn
Thành viên ChemVN
 
khang_chemvn's Avatar

I'm KjN no.1
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Tuổi: 29
Posts: 28
Thanks: 8
Thanked 8 Times in 8 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 khang_chemvn is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to khang_chemvn
Default

Quá trình thuận nghịch thì có sự chuyển hóa liên tục giữa chất tham gia và sản phẩm, cho đến khi trạng thái cân (động). Quá trình bất thuận nghịch thì không có hiện tượng đó mà phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều thôi. Thường thì 2 quá trình này sẽ được cho trong đề bài để phân biệt, nếu không thì ít ra cũng nên nhớ vài phản ứng thuận nghịch quan trọng như SO2=SO3 chẳng hạn.
KjN là vô đối
khang_chemvn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-20-2010 Mã bài: 57994   #3
rubykhtn
Thành viên ChemVN

rubykhtn
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Tuổi: 33
Posts: 11
Thanks: 4
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 1
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 rubykhtn is an unknown quantity at this point
Default

theo như mình đc biết thì qt thuận nghich là 1 qt xảy ra vô cùng chậm và xem như áp suất ngoài và trong = nhau còn qt btn thì áp suất ngoài khác áp suất trong.có j xin chi giáo thêm.thanks
rubykhtn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-22-2010 Mã bài: 58089   #4
huutamkb
Thành viên ChemVN

vietanh
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Posts: 16
Thanks: 2
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 huutamkb is an unknown quantity at this point
Default

trên thực tế mọi pứ đều là pứ TN.trong hóa lí thì xét AG(không thấy phím delta đâu cả :D)AG<0 pứ theo chiều thuận và ngược lại
huutamkb vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-22-2010 Mã bài: 58116   #5
khang_chemvn
Thành viên ChemVN
 
khang_chemvn's Avatar

I'm KjN no.1
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Tuổi: 29
Posts: 28
Thanks: 8
Thanked 8 Times in 8 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 khang_chemvn is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to khang_chemvn
Default

Theo mình thì phản ứng TN hay k đâu có phụ thuộc deltaG. Phản ứng có khả năng xảy ra theo 1 chiều là khi chiều đó có deltaG <0. Còn khi phản ứng có delta G bằng không thì sẽ xảy ra quá trình thuận nghịch. Nhưng chính xác là mọi pư đều là TN, nhưng trên thực tế ta chỉ xét các pư là TN khi chúng có 2 chiều rõ ràng và có sự chuyển hóa qua lại liên tục.
khang_chemvn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-22-2010 Mã bài: 58120   #6
tranlevanthanh
Thành viên ChemVN

co gang len
 
Tham gia ngày: Jan 2010
Posts: 25
Thanks: 35
Thanked 6 Times in 5 Posts
Groans: 1
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 tranlevanthanh is an unknown quantity at this point
Default

theo mình được học trong phân hóa đại cương thì muốn xác định phản ứng đó là thuận nghịch hay bất thuận nghịch, thì ta thay đổi một yếu tố nào đó với 1 lượng vô cùng nhỏ.Nếu phản ứng diễn ra theo chiều ngược lại thì đó là quá trình thuận nghịch.
Ví dụ như quá trình nước sôi là một quá trình thuận nghịch vì khi nước đang sôi chỉ cần ta giảm nhiệt độ xuống còn 99.8 độ thì nước sẽ không sôi nữa.
Mong các bạn trao đổi thêm. Thân !
tranlevanthanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-22-2010 Mã bài: 58150   #7
dunghitman
Thành viên ChemVN
 
dunghitman's Avatar

Lichking
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Location: 163/4 Lê Thị Bạch Cát F.11 Q.11 TP HCM
Tuổi: 34
Posts: 25
Thanks: 42
Thanked 6 Times in 4 Posts
Groans: 4
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 dunghitman is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to dunghitman
Default

Àh theo mình xem trên một số sách họ ghi rằng: Quá trình thuận nghịch là quá trình đi qua hàng loạt trạng thái cân bằng hay các trạng thái chỉ sai lệch vô cùng nhỏ so với trạng thái cân bằng.Có nghĩa là khi ta thay đổi một yếu tố bên ngoài nào dù rất nhỏ,hệ vẫn sẽ biến đổi và đạt được cân bằng mới ứng với điều kiện đó.

Chữ kí cá nhânNever give up because nothing impossible

dunghitman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-23-2010 Mã bài: 58268   #8
maixdung178
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2010
Posts: 9
Thanks: 1
Thanked 4 Times in 3 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 maixdung178 is an unknown quantity at this point
Default

Bạn có thể tìm đọc quyển "Hóa lý tập 1, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, của GS Trần Văn Nhân".
Theo quan điểm của mình thì Hóa Lý tập 1, 2 của GS. Trần Văn Nhân là sách viết tốt nhất về nhiệt động lực học hóa học viết bằng tiếng Việt.
maixdung178 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-28-2010 Mã bài: 58636   #9
C.H.V
Moderator
 
C.H.V's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Location: Ho Chi Minh city
Tuổi: 36
Posts: 205
Thanks: 105
Thanked 298 Times in 109 Posts
Groans: 1
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 36 C.H.V has a spectacular aura about C.H.V has a spectacular aura about
Default

Trích:
Nguyên văn bởi khang_chemvn View Post
Quá trình thuận nghịch thì có sự chuyển hóa liên tục giữa chất tham gia và sản phẩm, cho đến khi trạng thái cân (động). Quá trình bất thuận nghịch thì không có hiện tượng đó mà phản ứng chỉ xảy ra 1 chiều thôi. Thường thì 2 quá trình này sẽ được cho trong đề bài để phân biệt, nếu không thì ít ra cũng nên nhớ vài phản ứng thuận nghịch quan trọng như SO2=SO3 chẳng hạn.
Trích:
Nguyên văn bởi tranlevanthanh View Post
theo mình được học trong phân hóa đại cương thì muốn xác định phản ứng đó là thuận nghịch hay bất thuận nghịch, thì ta thay đổi một yếu tố nào đó với 1 lượng vô cùng nhỏ.Nếu phản ứng diễn ra theo chiều ngược lại thì đó là quá trình thuận nghịch.
Ví dụ như quá trình nước sôi là một quá trình thuận nghịch vì khi nước đang sôi chỉ cần ta giảm nhiệt độ xuống còn 99.8 độ thì nước sẽ không sôi nữa.
Mong các bạn trao đổi thêm. Thân !
Ý kiến của hai bạn là đúng. Mình xin nói rõ lại và đưa thêm ví dụ.

Một biến đổi được gọi là thuận nghịch khi biến đổi ấy và biến đổi ngược lại đều có thể thực hiện dễ dàng khi có sự thay đổi rất nhỏ điều kiện thí nghiệm.

Ví dụ: Sự chảy của nước đá hay sự đông đặc của nước lỏng tinh chất ở 0oC và 1 atm. Nhiều quá trình sinh học là những quá trình gần như thuận nghịch.

Một biến đổi tự nhiên hay bất thuận nghịch chỉ có thể xảy ra tự nhiên theo một chiều, biến đổi ngược lại không thể tự nhiên thực hiện được.

Ví dụ: Sự dãn nở của khí từ một bình cầu A sang bình cầu B trống, sự truyền nhiệt từ đầu nóng đến đầu nguội của một thanh kim loại.

Bạn nào có ý kiến khác thì tiếp tục đưa ra.

Thân.
C.H.V vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-07-2010 Mã bài: 59462   #10
maixdung178
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2010
Posts: 9
Thanks: 1
Thanked 4 Times in 3 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 maixdung178 is an unknown quantity at this point
Default

Chao cả nhà:
Minh xin có một vài ý kiến nho nhỏ thế này:
1. Khái niệm phản ứng thuận nghịch và quá trình thuận nghịch là hoàn toàn khác nhau.
Thường thì phản ứng thuận nghịch dùng để chỉ các phản ứng có thể xảy ra theo hai chiều với tốc độ có thể so sánh được với nhau. Còn quá trình thuận nghịch là quá trình mà sau qua trình thuận, hệ có thể quay về trạng thái ban đầu theo đúng con đường mà nó đã đi qua mà không gây ảnh hưởng nào đến môi trường. Nói khác đi, quá trình thuận nghịch là quá trình trong đó không có sự chuyển nhiệt (Q) thành công (A). Do đó, không có quá trình nào là tuyệt đối thuận nghịch, vì quá trình thuận - nghịch (=thuận + ngược lại) phải có tối thiểu một quá trình chuyển nhiệt thành công. Mà nhiệt thì không thể chuyển hết thành công được, một phần thải ra môi trưởng - làm biến đổi môi trường.
2. Hầu như tất cả các công thức của nhiệt động lực học đều được xây dựng trên cơ sở quá trình lý tưởng là quá trình thuận nghịch. Cũng tương tự như các công thức chúng ta vẫn dùng cho "khí lý tưởng" vậy.
3. Không có quá trình nào là tuyệt đối thuận nghịch mà chỉ có quá trình gần thuận nghịch, đó là quá trình "cần bằng". Đó là quá trình mà các đại lượng nhiệt động của hệ hoặc không biến đổi, hoặc biến đổi vô cùng chậm. Hay có thể nói, là quá trình mà sau quá trình thuận, hệ có thể trở về trạng thái ban đầu theo con đường mà nó đã đi qua.
4. Một số quá trình cân bằng thường gặp: (1) phản ứng hóa học ở điều kiện nhất định - đẳng áp đẳng nhiệt, đẳng tích đẳng nhiệt.v.v. (2) quá trình chuyển pha.

Kiến thức hạn hẹp, mong được thảo luận!
maixdung178 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn maixdung178 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
C.H.V (05-09-2010), Hồ Sỹ Phúc (05-07-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:37 PM.