Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > MATERIALS SCIENCE & MICRO-NANOTECHNOLOGY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - sự phụ thuộc của PA đối với mức độ phân hủy của poly vinyl alcohol.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 05-10-2010 Mã bài: 59629   #1
prorain
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jan 2010
Tuổi: 37
Posts: 2
Thanks: 2
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 prorain is an unknown quantity at this point
Default sự phụ thuộc của PA đối với mức độ phân hủy của poly vinyl alcohol

Các bác cho em hỏi vấn đề này chút : Em đang khảo sát độ phân hủy sinh học của poly vinyl alcohol (PVA)..khi em cho thêm phtalic anhydric (PA) vào (mục đích biến tính tạo liên kết giữa các mạch PVA lại) thì kết quả thực nghiệm cho thấy khi hàm lượng PA càng tăng thì mức độ phân hủy sinh học của PVA càng nhiều..
Các bác giải thích theo kết quả trên giúp em với..
prorain vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-12-2010 Mã bài: 59880   #2
vodinhvu
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 36
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 vodinhvu is an unknown quantity at this point
Default xin góp ý kiến

Về việc PVA tăng khả năng phân hủy khi tăng hàm lượng PA
PVA có khả năng phân hủy do có nhóm -OH trên mạch, khi bạn biến tính khâu mạng PVA bằng PA sẽ xuất hiện nhóm ester (phản ứng giữa PA và PVA) thay cho nhóm -OH của PVA. Tăng hàm lượng PA sẽ làm tăng hàm lượng nhóm ester. Có thể do nhóm ester này dễ phân hủy hơn so với nhóm -OH chăng
vodinhvu vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn vodinhvu vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
prorain (05-14-2010)
Old 05-13-2010 Mã bài: 59933   #3
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi prorain View Post
Các bác cho em hỏi vấn đề này chút : Em đang khảo sát độ phân hủy sinh học của poly vinyl alcohol (PVA)..khi em cho thêm phtalic anhydric (PA) vào (mục đích biến tính tạo liên kết giữa các mạch PVA lại) thì kết quả thực nghiệm cho thấy khi hàm lượng PA càng tăng thì mức độ phân hủy sinh học của PVA càng nhiều..
Các bác giải thích theo kết quả trên giúp em với..
Bạn prorain thân mến,

Trước tiên, bạn nêu vấn đề phân hủy sinh học của PVOH (Polyvinyl alcohol) theo môi trường nào? trong nước hay trong đất hay gì khác? với độ pH là bao nhiêu?

Bạn đánh giá mức độ phân hủy theo cái gì? Độ giảm khối lượng? Hay lượng chất phân hủy phát sinh? Nếu theo lượng sản phẩm phân hủy, thì đó là thành phần gì? Kiểu phân tích?

Ngoài ra, khi bạn cho anhydric phtalic (AP) vào , bạn thực hiện phản ứng biến tính PVOH trong dung dịch hay chỉ thuần túy là trộn thôi? Nếu thực hiện phản ứng biến tính, bạn cần nêu rõ việc bạn thu nhận sản phẩm phản ứng như thế nào. Vì sản phẩm thu được đâu có phải chỉ là PVOH đã biến tính! Nó còn có thể là AP dư chăng.

Câu hỏi của bạn vẫn hãy còn chưa rõ để người khác hỗ trợ bạn.

Thân,

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous


thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 05-13-2010 lúc 12:52 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
prorain (05-14-2010)
Old 05-14-2010 Mã bài: 60012   #4
prorain
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jan 2010
Tuổi: 37
Posts: 2
Thanks: 2
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 prorain is an unknown quantity at this point
Default

Em xin giải thích rõ hơn về vấn đề của em:
1/Ở đây,em khảo sát mức độ phân hủy của Poly vinyl alcohol dựa vào độ giảm khối lượng trong môi trường đất.
2/ Em thực hiện phản ứng biến tính PVOH trong dung dịch.và sau khi đem sản phẩm đi chôn,sau thời gian 30 ngày lấy ra cân thì thấy đối với mẫu có hàm lượng AP lớn hơn thì % độ giảm khối lượng càng tăng..
chính vì không biết rõ trong sản phẩm thu được sau khi biến tính có còn AP dư hay không,và nếu còn dư thì AP đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực nghiệm ? và cách giải thích thích hợp đối với kết quả thực nghiệm của em?
prorain vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-17-2010 Mã bài: 60372   #5
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi prorain View Post
Em xin giải thích rõ hơn về vấn đề của em:
1/Ở đây,em khảo sát mức độ phân hủy của Poly vinyl alcohol dựa vào độ giảm khối lượng trong môi trường đất.
2/ Em thực hiện phản ứng biến tính PVOH trong dung dịch.và sau khi đem sản phẩm đi chôn,sau thời gian 30 ngày lấy ra cân thì thấy đối với mẫu có hàm lượng AP lớn hơn thì % độ giảm khối lượng càng tăng..
chính vì không biết rõ trong sản phẩm thu được sau khi biến tính có còn AP dư hay không,và nếu còn dư thì AP đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực nghiệm ? và cách giải thích thích hợp đối với kết quả thực nghiệm của em?
Bạn prorain thân mến,

1-Tự PVOH đã là polymer có khả năng tan trong nước và bị phân hủy sinh học bởi vi khuẩn. Vậy việc kiểm tra "độ phân hủy" của nó chẳng qua là kiểm tra mức độ hòa tan ban đầu mà thôi. Để biết chắc là nó phân hủy thành các phần thấp phân tử hơn thì điều này cần phương pháp khác. Tuy nhiên, bạn cần cắn cứ theo tiêu chuẩn phân định mức độ phân hủy sinh học của polymer và mục đích thực tế mà định ra điều này có cần thiết hay không.

2-Cũng về vấn đề nguyên liệu , PVOH của bạn có lượng thủy phân là bao nhiêu phần trăm? Trọng lượng phân tử là bao nhiêu? Bạn có dùng đúng cùng một chủng loại PVOH trong quá trình thực nghiệm không?

4-Trong quá trình thực hiện phản ứng, bạn thực hiện như thế nào? Nhiệt độ- thời gian? Cách thức cho tác chất vào như thế nào? Cái gì trước cái gì sau? Gia nhiệt như thế nào? Sản phẩm thu được của bạn có còn ở dạng dung dịch? hay là dạng khác? Nếu ở dạng khác, bạn xử lý tiếp thế nào? Hay đem đi chôn luôn?

5- Để biết xem liệu sản phẩm sau phản ứng của bạn có còn dư AP hay không, bạn có thể làm lạnh dung dịch xuống 10-15 độ C. Tại nhiệt độ này, AP dư sẽ không hòa tan và tạo tủa đục trong dung dịch nhớt.

6- Dùng AP để phản ứng với PVOH sẽ tạo ra sản phẩm khâu mạch mạng 3 chiều. Khi đó, sản phẩm sẽ có dạng từ lỏng nhớt cao đến khối gel. Kết quả ban đầu về tính tan, tính trương trong nước sẽ giảm đi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sản phẩm sẽ bền môi trường hơn. Tùy theo vi sinh có trong đất cũng như nồng độ pH mà việc thủy phân liên kết ester hình thành sẽ làm giảm tính trương, tăng tính tan của sản phẩm khi chôn đất. Vậy, bạn đã có biết loại sinh vi sinh vật nào đang có mặt trong đất mà bạn chọn dùng làm môi trường hay chưa?

7-Tất cả sản phẩm bạn chôn đất cùng một thời điểm hay cách nhau một khoảng thời gian?

8- Việc đánh giá độ tan của PVOH đã biến tính với AP bằng chôn đất đòi hỏi phải thực hiện cùng điều kiện. Vậy, tôi chưa thấy bạn nói về :
- Độ ẩm của đất
- pH của đât
- Độ sâu chôn
- Nhiệt độ bầu khô
- Nhiệt độ bầu ướt
- Độ ẩm không khí trên bề mặt đất
- Dạng sản phẩm khi chôn (hạt, màng, khối hay như thế nào?)

Vì thiếu các thông tin này, tôi cho là kết quả phân hủy của PVOH biến tính với AP đã gặp phải sai số do môi trường chôn mẫu không giống nhau. Có thể bạn đã chôn mẫu trong các lần kế tiếp trong môi trường ẩm hơn, cao pH, giàu vi sinh hơn chăng? Đồng thời sai biệt càng lớn khi bạn không xử lý loại bỏ nước trong sản phẩm gel sau khi phản ứng. Việc đem chôn đất ngay khối gel sẽ làm sai biệt lớn hơn nữa nếu khối gel được chôn trong đất khô.

Thân,

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous


thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 05-17-2010 lúc 01:34 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
C.H.V (06-02-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:58 PM.