Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > FOREIGN LANGUAGES AND OVERSEAS STUDY > DU HỌC & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - OVERSEAS STUDY & RESEARCH METHODOLOGY

Notices

DU HỌC & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - OVERSEAS STUDY & RESEARCH METHODOLOGY Thông tin học bổng du học; hội nghị, hội thảo khoa học; phương pháp luận nghiên cứu, phát triển khoa học

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Bài giảng cuối cùng của GS Vũ Quốc Phóng.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 11-24-2015 Mã bài: 83112   #1
amvnx
Banned

 
Tham gia ngày: Sep 2015
Posts: 30
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 amvnx is an unknown quantity at this point
Default Bài giảng cuối cùng của GS Vũ Quốc Phóng

Bài giảng cuối cùng của GS.TSKH Vũ Quốc Phóng - nhà toán học, niềm tự hào của Ohio University lại không phải về khoa học chuyên ngành cơ bản, chỉ có những vấn đề cốt lõi về y học và câu chuyện của chính ông.
Bắt bệnh giáo dục Việt Nam: lề mề
Có lẽ đó sẽ là bài giảng cuối cùng của một nhà toán học, một nhà khoa học gốc Việt trên nước Mỹ. “Buổi lên lớp” cuối cùng của GS.TS Vũ Quốc Phóng - nhà toán học, niềm tự hào của Ohio University lại không phải về những hằng số, đạo hàm hay những gì vốn thuộc chuyên ngành cơ bản. Những người được vinh hạnh lắng nghe tiếng ngọc cũng chẳng nhiều, vẻn vẹn ba mái đầu xanh tuổi trẻ.
Giờ học đó thật khác lạ. Ông nói về những vấn đề rất cốt lõi của y học. Ông lấy ví dụ từ chính ông, về căn bệnh ung thư quái ác vô phuơng cứu chữa đã sập đến quá nhanh. Bài giảng đó được cất lên bằng một giọng nói yếu ớt nhưng tràn đầy lạc quan, bằng một sự tỉnh táo như hồi quang phản chiếu.
Một ngày cuối tháng 7.…
Ở cả bờ tây nước Mỹ, nhắc đến “Thầy Phóng”, đám học sinh cả ta lẫn tây đều “ồ”, “òa” lên tiếng khâm phục. Giảng đường luôn kin đặc chỗ mỗi khi ông lên lớp. Kể cả mấy tháng qua, khi ông đang trải qua những cơn đại phẫu thì lịch giảng online vẫn luôn được học sinh ngóng chờ. Không phải chì vì Giáo sư Phóng có một kiến thức sâu rộng, mà ông truyền cho người học một cảm giác “thèm học”, “muốn học” và “học đến tận cùng”.
Và kể cả khi nằm dưỡng bệnh, bàn tay gầy guộc đó vẫn níu lấy chiếc bút chì, dọc ngang những ý tưởng trên trang giấy trắng.
Giáo sư Phóng có một góc nhìn rất khác về nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học, thứ đang thực sự là mối quan tâm lo lắng của công chúng.
Với ông, “căn bệnh” của nền giáo dục hiện nay chẳng có gì là khó hiểu. Đó là mầm mống của tính cách lề mề, nói mà không làm, vì luôn luôn nghĩ rằng kết quả làm việc của ngày hôm nay cũng không thay đổi được gì đáng kể cho việc đạt được mục tiêu, thôi thì để ngày mai làm luôn một thể. Vả lại, mục tiêu xa vời không thể đạt được qua một nhiệm kỳ, hay một thế hệ, cho nên ta dễ dàng “nhường” việc lại cho người kế tiếp, thế hệ kế tiếp.
Có lẽ đó là nguyên nhân mà đã rất nhiều năm trôi đi, giáo dục đại học ở Việt Nam chỉ chủ yếu là hứa hẹn và hô hào chứ chưa thực sự có những hành động quyết liệt để thay đổi thực trạng.

Có gì đâu, khi người ta thích đặt các bài toán thật cao siêu, thích nói đến các mục tiêu cụ thể nhưng rất xa vời, thì chắc chắn người ta cũng quên rằng, đặt mục tiêu không quan trọng bằng việc xác định đúng phương hướng.
Tấm vé một chiều về nước....
Đã có lần GS Phóng đăng đàn mạnh mẽ , rằng chúng ta - những người Việt Nam nên xác định hướng đi của đại học Việt Nam, của nền khoa học Việt Nam theo một lối riêng. Hãy tạo mọi điều kiện để các nhà khoa học làm việc, để các trường đại học phát triển, chứ không nên đặt các mục tiêu cụ thể, kiểu như sau 20 năm nữa sẽ có trường đứng trong danh sách 200 trường tốt nhất thế giới, hay có người Việt Nam đoạt giải thưởng Nobel về khoa học…
Một tiếng nói mạnh mẽ chưa đủ làm nhiều thứ đổi thay, nhưng tiếng nói đó sâu sắc và dám nhìn thẳng vào sự thật. Những người Việt Nam thành đạt trong lĩnh vực khoa học, làm rạng danh tên nước như vậy không nhiều.
Cũng hiếm lắm người có đôi mắt tinh anh như thế, một đôi mắt có thể trao gửi mọi thông điệp mà chẳng cần nói nên lời. Càng hiếm lắm những người mà chỉ khi gặp một lần đã cho cảm giác thân thuộc, để khâm phục và nhớ mãi.
Có lẽ đúng: “Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để lưu lại dấu ấn trên mặt đất, trong trái tim người khác”. Ngoài cửa nhà, tấm biển “Garage sale” đã treo. Ô tô, xe máy đến những đồ vật cuối cùng cũng đều được rao bán. Và cả ngôi nhà mái đỏ xinh xắn nằm trên ngọn đồi cao yên bình này nữa, có lẽ cũng phải nói lời chia xa. Tấm vé một chiều về nước cũng đã định ngày.
Giữa tia nắng ấm của mùa hè, bỗng thấy lòng giá lạnh….
TS Bùi Chí Trung
NuocMy - hôm nay là một ngày buồn. Khi đăng lại bài viết trên, GS Vũ Quốc Phóng đã từ biệt thế giới này mãi mãi. GS Phóng là người giúp đỡ cho NuocMy.net tổ chức những khóa học ngắn hạn đầu tiên trên đất Mỹ với các trường ĐH Franklin, Ohio và có nhiều kỷ niệm, tình cảm thân thiết với các anh chị em NuocMy.net, OCD.
Vĩnh biệt GS.TSKH Vũ Quốc Phóng!
Cầu chúc ông vẫn giữ mãi nụ cười tin yêu ở miền cực lạc…
amvnx vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:07 PM.