Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > FOREIGN LANGUAGES AND OVERSEAS STUDY > DU HỌC & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - OVERSEAS STUDY & RESEARCH METHODOLOGY

Notices

DU HỌC & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - OVERSEAS STUDY & RESEARCH METHODOLOGY Thông tin học bổng du học; hội nghị, hội thảo khoa học; phương pháp luận nghiên cứu, phát triển khoa học

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Để trở thành "nhà hóa học tài năng".


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-18-2006 Mã bài: 4088   #1
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default Để trở thành "nhà hóa học tài năng"

Tại sao các đại học Mỹ thường đứng đầu các bảng xếp hạng ?
Ở các đại học lớn người ta học cử nhân như thế nào?

Một số thông tin và suy nghĩ đã được các bạn trao đổi trên diễn đàn tại các mục

List 10 trường hàng đầu thế giới về chem!
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/ch...=4085#post4085

Cơ hội du học Pháp
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/ch...read.php?t=405


Mình xin giới thiệu ba bài viết dưới đây để các bạn cùng tham khảo. Nếu bạn là SV mình tin rằng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị và có ích cho công việc học tập nghiên cứu của các bạn.

Hai bài đầu là của tác giả hoaiviet, là một bác từng làm việc hơn 30 năm trong hệ thống giáo dục của Mỹ và Canada viết trên diễn đàn Edunet


Bài thứ ba là của một anh NCS tại Ecole polytechnique de Paris viết riêng trả lời một số câu hỏi của mình liên quan đến việc thi vào trường này (trường Ecole polytechnique de Paris đứng hạng 10 trên thế giới và hàng năm đều có tuyển sinh tại Việt nam, bạn nào thi đậu sẽ được nhà trường cho học bổng để học tập). Lương trung bình của một SV mới tốt nghiệp trường này là 35.000-37.000 euros/năm.

Các tựa bài do mình viết thêm để nổi rõ chủ ý của mình!!!

Thân

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 02-25-2010 lúc 05:57 PM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-18-2006 Mã bài: 4089   #2
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Bài 1: Triết lý của giáo dục đại học ở MỸ


Dù các cơ quan bình phẩm có dùng tiêu chuẩn phán xét gì chăng nữa thì các đại học Mỹ lúc nào cũng chiếm gần 50% số 'top 20' đại học gì gì đó trên thế giới. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Chúng ta có thể đi vào chi tiết từng trường, từng ngành để phân tích nhưng làm như thế thì khó mà chúng ta có thể rút được các bài học có tính chất chiến lược để hoạch định chính sách và chế độ giáo dục đại học trên bình diện quốc gia. Theo kinh nghiệm và thiển ý của tôi sau gần 30 năm lăn lộn trong hai hệ thống giáo dục tại Mỹ và Canada thì tính ưu việt của nền giáo dục đại học Mỹ có sáu (6) nguyên tố cơ bản.

1) Các trường hạng 'top' tại Mỹ đều nhất trí về định nghĩa của từ 'học tập tốt' (learning) là nhất thiết phải hiểu theo nghĩa gắn bó chặt chẽ giữa 'giảng dạy' (teaching) và 'nghiên cứu' (research).
Good Learning = Good Teaching + Good Research

2) Sự độc lập của ban giáo sư và của từng giáo sư nhằm tạo điều kiện và môi trường tốt để các vị này phát huy được tiềm năng và sáng kiến của các nhà trí thức và khoa học. Sự tách rời quyền hạn giữa lãnh đạo hành chính (administrative leadership) và lãnh đạo học thuật (academic leadership). Lãnh đạo học thuật là dựa vào chế độ phán quyết tập thể (collective decision making), Còn lãnh đạo hành chính thì dựa trên tinh thần mục đích của hành chính là để phục vụ tốt cho chức năng giảng dạy và nghiên cứu; chớ lãnh đạo hành chính (kể cả President của trường) không có quyền giám đốc chỉ huy ban giáo sư phải dạy cái gì, dạy như thế nào, nghiên cứu cái chi. Vì ban giáo sư làm việc theo tinh thần tập thể, nên sức ảnh hưởng của một vị giáo sư nào đó là dựa vào uy tín cá nhân về 3 mặt:
a) mặt đạo đức,
b) thành tích nghiên cứu khoa học được đồng nghiệp trên thế giới thừa nhận và
c) uy tín và kinh nghiệm giảng dạy.

3) Sự không ngừng đi tìm kiếm nhân tài bậc giáo sư các cấp và sinh viên giỏi ở bất kỳ nơi nào trên thế giới để mời họ về học tập và làm việc. Vì họ cho rằng anh muốn biết anh có giỏi hay không và giỏi tới đâu thì anh phải không ngừng thử sức với những người thầy giỏi, những sinh viên giỏi từ khắp năm châu. Trí thức Mỹ ít có tinh thần nhìn đời theo kiểu 'ếch ngồi đáy giếng'. Nếu anh muốn giỏi thì anh phải có thật nhiều người giỏi, và những người giỏi này phải thật giỏi. Tức họ nhắm cả vào số lượng và chất lượng.

4) Giáo dục đại học Mỹ có một cách nhìn đúng đắn về ý nghĩa 'tài giỏi'. Giỏi không nhất thiết phải là giỏi theo lối hàn lâm chuyên sâu. Mà giỏi là giỏi theo nghĩa phát huy được tìm năng (potential) của từng người. Thành hệ thống giáo dục của họ giỏi theo nhiều đẳng cấp và nhiều chế độ học tập khác nhau (ví dụ có những trường đại học nhỏ gọi là liberal arts college, giỏi về chương trình bậc cử nhân và chỉ dạy tới bậc cử nhân thôi, rất đắt tiền và phần nhiều chỉ con cái nhà giàu mới kham nổi tiền học phí, hoặc sinh viên giỏi được học bổng, những trường này đào tạo theo lối nhà giàu quí phái, thành họ đào tạo theo lối giỏi toàn diện chớ không phải theo lối giỏi chuyên sâu. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng ăn nói quí phái, có hành vị lịch sự và có tài lãnh đạo, có tầm nhìn toàn cầu hoá, có cơ sở khoa học tổng quát tốt, giòi về văn chương, kinh tế và chính trị thế giới). Một mặt khác, Mỹ cũng có nhiều trường community college rất tốt về huấn nghệ. Có nhiều sinh viên các trường community college đã tốt nghiệp cử nhân tại đại học (có một lúc tôi đọc được số liệu là khoảng 15%) nhưng muốn học một tay nghề. Chế độ đại học Mỹ có nhiều lựa chọn cho sinh viên tuỳ theo khả năng và tình huống của từng cá nhân. Họ chủ chương kiểm soát đầu ra chớ không kiểm soát đầu vào (trừ các trường 'top' thì họ kiểm soát cả hai đầu). Phụ huynh và sinh viên Mỹ không nặng về sĩ diện như tại nhiều nước khác. Họ chỉ quan tâm nhiều hơn về làm sao làm được những điều họ muốn làm. Sinh viên đi làm bồi bàn, cử nhân đi làm thư ký nghe điện thoại (receptionist), làm gác gian (security guard) tại các toà nhà vv… thì cũng bình thường. Họ chỉ coi đó là thời kỳ quá độ, chẳng có gì phải băn khoăn, xấu hổ gì cả.

5) Một điều mà không nước nào trên thế giới làm được thành công như Mỹ là số tiền và số cựu sinh viên trường đem tặng nhiều tỷ USD cho trường mình để làm quỹ. Một phần là do Mỹ có luật giảm thuế cho dân và cơ quan thương mại Mỹ nếu họ tặng tiền cho các đại học. Đại học Harvard có gần 10 tỷ USD do các tốt nghiệp sinh (graduate) tặng. Quỹ này nếu chỉ sinh lãi đầu tư 5% một năm thì nhà trường cũng có 500 triệu USD trong một năm để bổ sung vào kinh phí... cho đến ngày tận thế!!!

6) Tinh thần triết học đa nguyên hoá (philosophy of diversity) của giáo dục đại học Mỹ, đa nguyên về loại đại học, loại chương trình giảng dạy và loại nghiên cứu, đẳng cấp đại học, về người học (thầy và trò đến từ khắp thế giới), về nguồn tài chính ngân sách (công, tư nhân vụ lợi, tư nhân không vụ lợi, và gắn liền từ thiện với luật thuế khoá).

Đã có 5 người Mỹ gốc Trung Quốc đoạt giải Nobel về vật lý và dĩ nhiên bản thân những người này thì có thành tích phấn đấu rồi. Nhưng nếu họ không có cơ hội sống dưới chế độ hàn lâm của Mỹ thì chưa chắc họ đạt được thành tích đó. Bẩm sinh và bồi dưỡng (nature and nuriture) đều quan trong ngang nhau.

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 09-18-2006 lúc 08:40 PM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-18-2006 Mã bài: 4091   #3
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Bài 2: Sự khác biệt trong Đào tạo cử nhân


Nền GD Mỹ có nhiều điều bất cập mà ít người VN biết đến nếu họ không có một thời gian dài sinh sống và làm việc tại đây (ít nhất 20 năm trở lên). Ngay cả các lưu học sinh đến học hỏi 5, 7 năm thì vì suốt ngày chỉ loanh quanh ở giảng đường, làm part-time, hoặc trong thư viện hoặc phòng thí nghiệm, nên khi tốt nghiệp cũng chỉ có một ít kinh nghiệm rất là phiến diện về cái tốt và cái bất cập trong hệ thống GD Mỹ.
Khi ta bàn đến việc học hỏi cái hay của GDĐH Mỹ, ta thường lấy ví dụ các trường như Harvard và MIT để tham khảo và các cuộc bàn luận thì chỉ nhắm vào các mặt kỹ thuật, cơ chế, vận hành, vv... Ít khi nào tôi thấy các cuộc bàn luận đi vào cái cốt lõi của tư duy triết học GD tinh anh (the essence of liberal education) của Mỹ. Theo tôi thì nếu ta không nắm được tinh thần tư duy triết học GD tinh anh thì ta không nắm được cái nền tảng đã xây dựng được các đại học siêu cường của Mỹ.

Vậy thì tư duy triết học GD tinh anh là gì? Muốn hiểu cái khái niệm này thì không khó. Nếu VN có nhiều người hiểu được cái ý niệm 'vừa hồng vừa chuyên' trong thời kỳ trước thời 'đổi mới', thì trong chương trình liberal education tại Mỹ nó na ná với ý niệm 'vừa hồng vừa chuyên' hiểu theo hàn lâm Mỹ.

Cái 'hồng' trong liberal education của Mỹ là các môn học về (a) lý luận logic dựa trên các tác phẩm kinh điển (classics) cổ Hy-Lạp và Anh, (b) các môn lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử thế giới, (c) các môn khoa học cơ bản (basic sciences) toán, lý và hoá và (d) các môn khoa học xã hội mà chủ yếu là khoa học kinh tế (economics), kinh tế chính trị học (political economy), triết học, chính trị học (political science) và xã hội học (sociology), và các môn nhân văn như văn chương và nghệ thuật.

Ở bậc cử nhân, các chương trình liberal education theo định nghĩa thì không chủ chương 'chuyên' hoá; có cái gọi là 'chuyên' (major) chăng nửa thì cũng chẳng qua là học thêm một vài cua (course) trong một chuỗi cua nằm cùng một môn (ví dụ chuỗi cua toán học, hoá học, văn học Anh, kinh tế học, chính trị học, triết học, vv).

Chính vì thế mà các trường hàng đầu của Mỹ và Canada đều KHÔNG chia ra khoa KHTN và KHXH như VN, mà chỉ có mỗi một khoa duy nhất là khoa Arts and Science. Cái nền tảng triết lý giáo dục thể hiện qua việc phân chia hành chính của các khoa trong một ĐH là liberal education, tức chủ chương vừa hồng vừa chuyên, đặc biệt là ở bậc cử nhân.

Tại sao vậy? Vì triết lý liberal education chủ chương rằng sức sáng tạo của con người và của một xã hội nằm trong khả năng vừa hồng vừa chuyên của các nhà trí thức.

Cũng chính vì thế nên một sinh viên xuất sắc VN hoặc các nước nghèo đang phát triển có xác suất (probability) được ĐH Harvard nhận, vào học cao học hoặc tiến sĩ, cao hơn là xác suất của một sinh viên bản xứ nước Mỹ. Tại sao thế? Vì các nước nghèo có khuynh hướng đào tạo ở cử nhân theo hệ thống chuyên chứ không hồng (xin ghi chú một lần nữa là 'hồng' phải hiểu theo nghĩa liberal education). Mà ở bậc cao học và tiến sĩ thì phải chuyên. Thêm vào đó, các ứng viên (applicant) từ các nước nghèo thường (không nhất thiết là luôn) được xét theo tinh thần viện trợ nhằm tạo cơ hội đào tạo cho các nước này, chứ họ không cạnh tranh đối đầu trực tiếp với các ứng viên bản xứ (ví dụ như sinh viên trong diện VN Education Fund không nằm trong ngân sách của khoa và của trường nhận sinh viên VN theo diện VNEF, mà nằm trong một quỹ thanh toán đặc biệt). Hai người VN giỏi như nhau, ứng viên VN là công dân VN sẽ có lợi thế hơn là ứng viên người Mỹ gốc Việt. Ứng viên người Mỹ gốc Việt được coi là ứng viên bản xứ Mỹ nên hội đồng có để ý cả hai mặt hồng và chuyên của ứng viên, cơ hội học hỏi dành cho các nước nghèo mà Harvard muốn giúp, vấn đề phân chia ngân sách, việc không thể đòi hỏi các ứng viên từ các nước nghèo phải vừa hồng vừa chuyên vì các nước ấy không có chế độ đào tạo như thế, vv. Cũng nhân đây ta nên phân biệt trên thực tế người Mỹ gốc Việt không phải, không giống, và cũng không suy nghĩ theo lối người Việt lớn lên và được GD tại VN.

[B]Lợi thế của các NCS đi lên theo hệ thống đào tạo vừa hồng vừa chuyên (liberal education) của Mỹ sẽ hiện rõ trong quá trình học tập; họ năng động hơn, nói và viết lưu loát hơn (theo tiêu chuẩn dân bản xứ Mỹ), có nhiều sáng kiến và phê bình học thuật bén nhạy hơn, có khả năng lý luận từ nhiều góc cạnh hơn, và sau khi đỗ tiến sĩ, họ có năng xuất sản xuất các bài báo cáo khoa học nhiều hơn, và số người đoạt giải Nobel về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhiều hơn, có khả năng chuyển ngành dễ dàng hơn. Ví dụ nhiều sinh viên chuyển từ tốt nghiệp cử nhân nhân văn sang học cao học vật lý, từ khoa học xã hội sang học y khoa, tốt nghiệp hai bằng cử nhân toán và cử nhân văn chương văn học Anh, vị CEO của công ty Cisco khổng lồ tốt nghiệp cử nhân văn học nhưng rất sành tin học và quản lý xí nghiệp, cựu khoa trưởng (dean) của MIT (Robert Birgineau, là sếp của tôi tại một trường ĐH khác) học cử nhân triết học theo hệ thống liberal education rồi học cao học và rồi tiến sĩ vật lý, vv...[/B]

Trong nền kinh tế tri thức (knowledge economy), chính khả năng vừa hồng vừa chuyên theo ý niệm liberal education là cơ sở vững nhất để phát huy sáng kiến về mọi mặt, để phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Nay tôi đã về hưu và lúc như thế này ngồi nghĩ lại (reflect) kinh nghiệm dạy học ĐH 35 năm của mình tại hai nước Mỹ và Canada, đã làm hướng dẫn (chính) 8 luận án tiến sĩ (dissertation supervisor), được mời làm external examiner trong 11 luận án khác, kinh nghiệm cá nhân tôi cho tôi thấy rất rõ cái lợi ích của liberal education. Các NCS Á Châu, nghĩa là lớn lên và được học tập tới mức cử nhân ở Á Châu, trong đó có VN, học chăm chỉ và có thể tạm nói là giỏi, nhưng phần nhiều chỉ giỏi ở mức làm trò thiên hạ, giỏi về thi cử chứ tôi chưa thấy nhiều người giỏi ở mức có sáng kiến độc đáo, giỏi một cách vừa hồng vừa chuyên. Nói như thế không phải là người Á Châu không giỏi, mà phải nói là Á Châu chưa có chế độ GD hoàn thiện để các giới trẻ có thể giỏi một cách toàn diện, giỏi một cách vừa hồng vừa chuyên theo ý niệm liberal education, giỏi một cách năng động và có sáng kiến độc đáo.

Về bản chất, tôi không bao giờ nghĩ Tây giỏi hơn ta. Và dân tộc VN không thua nhưng cũng không thông minh hơn dân tộc khác, sinh viên VN học giỏi nhưng cũng không giỏi hơn sinh viên các sắc dân khác (vì ta cứ nhầm thi giỏi với học giỏi vì hai cái này có giá trị rất khác nhau). Vì suy nghĩ theo lối dân tộc này giỏi hơn dân tộc khác là suy nghĩ láo phết và hoàn toàn không có cơ sở khoa học, là mang tính kỳ thị chủng tộc và tinh thần văn minh lạc hậu (Tôi đề nghị quí vị nếu thích nên đọc 2 công trình nghiên cứu đồ sộ - quyển "Guns, Germs, and Steel" và cuốn 'Collapse' của GS Jarad Diamond để rút tỉa được các bài học, dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học tự nhiên nghiêm túc, để tìm hiểu thêm tại sao dân tộc này phát triển và dân tộc khác lại không phát triển mấy). Tôi nghĩ bất kỳ sắc dân nào cũng có thể vươn mình nếu tìm đúng phương hướng chính sách, chế độ và giá trị quan. Thêm vào đó ta cũng cần có thêm một tí may mắn (luck) thì mới thành đại sự (các cụ ta ngày xưa gọi là 'thiên thời', 'địa lợi' và 'nhân hoà' theo châm ngôn Trung Quốc).

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 09-18-2006 lúc 08:45 PM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-18-2006 Mã bài: 4093   #4
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Bài 3 Cử nhân 4 năm tại Trường Ecole polytechnique de Paris (thường được gọi tắt là trường X)


Trang web trường X

tiếng Pháp: http://www.polytechnique.fr/
tiếng Anh: http://www.polytechnique.edu/

Trường X tuyển sinh đầu vào là các SV đã học xong 2 năm đại cương của chương trình đại học. Các bạn xem ở đây: http://www.polytechnique.edu/page.ph...&LID=1&PID=175


a/ Các ngành ở X: Trường X là một trường pluridisciplinaire, nghĩa là có rất nhiều ngành, nhưng toàn là những ngành khoa học cơ bản.

b/ chương trình học:
Khi vào học thì năm thứ 1 tất cả mọi người học giống nhau (các môn tronc common).

Năm thứ 2 thì tự chọn các cours để học nhưng các cours phải thuộc 6 bộ môn khác nhau (Toán, Toán ứng dụng, Vật lý, Cơ học, Hóa học, Kinh tế, Sinh học, Tin học,…).

Năm thứ 3 thì phải chọn 2 majeur tùy theo ý thích và định hướng nghề nghiệp của bản thân sau này. Chẳng hạn nếu chọn majeur Tin học thì anh sẽ chọn học 4 cours trong 6 cours được đề nghị. VD do hồi đó em định hướng theo ngành Telecom, nên em chọn majeur 1 là Toán ứng dụng, majeur 2 là Tin học.

Tóm lại là trường X không có ngành cụ thể và không đào tạo theo chiều sâu mà theo chiều rộng. Nếu muốn học Hóa học thì có thể chọn học các môn liên quan đến hóa học. Nếu muốn học về Vật liệu thì có thể chọn các môn liên quan đến cơ học, vật lý và những môn khác liên quan đến vật liệu….

Sau khi học hết năm 3, năm thứ 4 anh phải chọn một trường khác để học chuyên ngành. Như vậy sau khi học xong năm 4, anh sẽ có bằng của trường X và bằng của trường chuyên ngành. VD em chọn trường Telecom Paris để học năm 4 hoặc Hải Linh chọn trường Ecole des Mines. Hoặc nếu không thích học chuyên ngành thì có thể học Master để sau có thể làm NCS….


c/ Thủ tục đăng ký dự thi có thể xem ở đây: http://www.polytechnique.fr/concours...gl_present.php

Và trên trang này http://www.polytechnique.edu/page.php?MID=184


Học sinh nước ngoài sẽ thi theo voie 2 (étranger) dành cho SV đã học ít nhất 2 năm đại học ở VN. Để thi cho năm sau phải làm hồ sơ từ bây giờ, hạn chót online là 01/10/2006 và gửi hồ sơ bằng giấy đến X trước 11/10/06.

Nội dung hồ sơ thì có trên mạng, nhưng chủ yếu cần 3 giấy giới thiệu của các thầy cô ở VN. An phải viết một cái lettre de motivation (statement of purpose), các kết quả trong quá trình học tập, các giải quốc gia, quốc tế,…và giấy khám sức khỏe. Kết quả học tập và lettre de motivation phải làm cẩn thận, chu đáo.

Trường X sẽ xét dựa trên hồ sơ xem ai có đủ khả năng tham gia dự thi. Không phải ai làm hồ sơ cũng đựợc tham gia thi đâu. Nhưng nếu kết quả học tập tốt, giấy giới thiệu tốt thì không có lý do gì không được tham gia thi cả.

Nếu được dự thi thì sẽ thi ở VN (ĐH Bách Khoa). Thi 3 môn Toán, Vật lý và Tiếng Pháp/Tiếng Anh. Hình thức thi là thi Oral.

Thường thì sẽ thi trước Tết, khoảng tháng 01/2007. Kết quả sẽ biết vào khoảng tháng 3-4.

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 02-25-2010 lúc 05:59 PM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-19-2006 Mã bài: 4110   #5
aqhl
Đại Ác Ma ChemVN
 
aqhl's Avatar

Vô tình
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: Houston-Texas
Tuổi: 42
Posts: 625
Thanks: 106
Thanked 312 Times in 170 Posts
Groans: 35
Groaned at 11 Times in 11 Posts
Rep Power: 91 aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold
Send a message via Yahoo to aqhl
Default

Hà hà, lâu lâu đọc được 2 bài về Đại học Mỹ thiệt là hay. Phải đào tạo con người có đầu óc toàn diện như thế mới đoạt Nobel và thống lĩnh thế giới được chớ. Nobel có khuynh hướng trao cho những nhà khoa học đi tiên phong mở ra một ngành khoa học (chuyên ngành hẹp) mới nào đó. Muốn vậy phải am hiểu các chuyên ngành hẹp khác mới được, đồng thời có thể lấy ý tưởng từ các chuyên ngành rất xa chuyên ngành của mình.

Ở VN, bậc ĐH đào tạo chuyên như vậy, mà còn bị kêu ca là ra trường ko làm được gì, phải đào tạo lại. Nếu dạy theo kiểu vừa hồng vừa chuyên như bên Mỹ thì sao nhỉ ? Thôi thì ta cứ dạy ra làm thợ tất, để cho các anh Âu, Mỹ làm thầy. Thấy mấy chú dạo này hay tranh cãi BK, TN ai thợ ai thầy. Thì ra chỉ toàn là thợ mà không hay ! . BK ra trường học cách điều khiển hệ thống nhập từ nước khác, đấy là thợ. (À quên, làm thầy của những tay cấp 3 trường làng). TN ra trường nếu ko muốn làm thợ như BK thì chui vô nơi nào đó để nghiên cứu -> ra nước ngoài làm thợ (gọi cho hay hay là đi du học) -> về nước ngấu nghiến các công trình khoa học đã công bố trên thế giới làm đề tài để tồn tại, cũng là thợ nốt ! (Lại quên, làm thầy với SV như BM chẳng hạn ).

Còn cái trường XYZ gì bên Pháp ấy, dạy kiểu gì mà người ta phải sang trường khác học chuyên ngành là thế nào ! Có lần nghe bác Hiệu nói, năm nào cũng đưa những tay xuất sắc nhất VN qua đó học, thế đại ca chocolatenoir có biết tăm hơi gì về những tay xuấc sắt ấy không, hay lại đi đâu đó làm thợ mất rồi !?

Chữ kí cá nhân
Learning is not attained by chance.
It must be sought for with ardor and attended to with diligence.



thay đổi nội dung bởi: aqhl, ngày 09-19-2006 lúc 02:22 AM.
aqhl vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-19-2006 Mã bài: 4126   #6
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Trích:
Nguyên văn bởi aqhl
Còn cái trường XYZ gì bên Pháp ấy, dạy kiểu gì mà người ta phải sang trường khác học chuyên ngành là thế nào ! Có lần nghe bác Hiệu nói, năm nào cũng đưa những tay xuất sắc nhất VN qua đó học, thế đại ca chocolatenoir có biết tăm hơi gì về những tay xuấc sắt ấy không, hay lại đi đâu đó làm thợ mất rồi !?





Thân gửi bạn aqhl
Mình chỉ có ý định giới thiệu cách học tập (đào tạo) của một số trường ĐH có đẳng cấp trên thế giới. Đào tạo tinh anh là đào tạo ra những người lãnh đạo theo đúng nghĩa của từ này. Mình muốn gợi mở để các bạn tham gia diễn đàn có thêm cách nhìn về việc học tập ở bậc cử nhân đại học.

Hai bài đầu mang tính vĩ mô còn bài dưới (tuy sơ sài) nhưng nói chi tiết hơn chút xíu. Các bạn có thể tham khảo trong các link mà mình gửi. Mình giới thiệu trường này vì họ có tuyển sinh ở VN.

Ở đây xin nói rõ hơn 1 số điểm về trường X

• Các bạn vào trường này là đã phải xong 2 năm đại cương rồi. Thi tuyển đầu vào rất khắt khe đấy, nhất là phải giỏi toán. • Các bạn học thêm 3 năm theo chương trình với rất nhiều options. Các bạn tùy chọn theo sở thích (trừ năm đầu tại trường, tức năm thứ 3 sau Tú tài)

• Sau 3 năm bạn được cấp 1 cái bằng khá chung chung (mình cũng không rõ gọi là gì) và có thể đi làm rồi.

• Chương trình hiện nay của trường X là các bạn phải đi học chuyên sâu tại một trường đào tạo chuyên sâu. Kết quả học tập năm thứ tư tại trường chuyên sâu đấy sẽ tính vào điểm chung của tòan khóa. Hết năm này các bạn được cấp bằng Kỹ sư. Câu hỏi là so với những trường chuyên sâu đấy thì các bạn ở X thế nào? Khi sang trường chuyên sâu thì các bạn phải học luôn vào chương trình năm cuối, muốn theo được thì bắt buộc phải có nền tảng trước và bản thân phải cố gắng ghê gớm. Đấy cũng là cách để thử thách các bạn.
và đó cũng là khác biệt giữa cách học của một trường chuyên ngành và một trường "vừa hồng, vừa chuyên" như X.

• Nếu trong thời gian của năm thứ tư bạn chọ thêm option Master và hoàn thành đồng thời luôn chương trình Master (thực ra cũng không quá nặng vì có nhiều môn được chuyển đổi lắm) thì bạn nhận luôn bằng Master

Lưu ý là ở Pháp bằng Master thực tế cũng không cao hơn bằng kỹ sư (do đặc điểm của hệ Pháp đào tạo rất ít bác sỹ, rất ít kỹ sư). Nhưng nếu muốn làm PhD thì các bạn phải có bằng này.


Kết luận : Nếu bạn học tại X, các bạn sẽ có chung 1 bằng cấp (diplôme). Khi đi làm người ta sẽ nhìn vào các môn học bạn đã chọn trong các option. Chỉ ở năm cuối (năm thứ 6 sau Tú tài) bạn mới đi sâu vào một hướng mà bạn đã chọn cho bản thân mình.

Để giúp các bạn không chọn sai người ta có rất nhiều cách thức hỗ trợ bạn phát hiện và đánh giá năng lực bản thân; giới thiệu ngành, chuyên ngành và các tố chất đòi hỏi. Mục tiêu là để bạn có thể chọ đưộc ngành phù hợp với đam mê và năng lực của bạn, để bạn không phải học lại sau này.

Còn tất nhiên với cách học như vậy bạn sẽ có kiết thức rộng lớn cũng như kiến thức chuyên ngành sâu sắc.


Điều cuối cùng cần nói là ở bất kì cấp học nào đến tận PhD bạn luôn luôn phải chọn ít nhất 20-30% là các môn non-scientific như vẽ, điêu khắc, thiết lập dự án, thuyết trình đề tài, cách mở công ty… Các môn này học mà chơi, chơi mà học nhưng rất bổ ích cho bạn…



Các bạn đạt giải quốc gia hay quốc tế do các thầy TRẦN Thanh VÂN chọn đi thì học từ 2 năm đại cương, sau đó mới nộp hồ sơ vào trường X. Nói chung các bạn từ khóa đầu đến nay đều học rất tốt. Mình có biết một số bạn,chỉ tiếc là đến giờ mình không quen bạn nào theo ngành Hóa hay Vật liệu cả???

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: aqhl, ngày 09-19-2006 lúc 09:56 PM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-19-2006 Mã bài: 4130   #7
nguyencyberchem
Administrator
 
nguyencyberchem's Avatar

DeNOx boy
 
Tham gia ngày: May 2006
Location: VIET NAM
Tuổi: 41
Posts: 669
Thanks: 129
Thanked 238 Times in 131 Posts
Groans: 15
Groaned at 5 Times in 5 Posts
Rep Power: 79 nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all
Send a message via Yahoo to nguyencyberchem Send a message via Skype™ to nguyencyberchem
Default

Trường X này thì đúng là tốt rồi. Tuy nhiên cũng cần phải nói là sở thích mỗi người nữa. Muốn đi theo hướng ingénieur hay đi theo recherche. Riêng chuyện chọn sv VN gửi sang thì mình không biết có thi concours không, nếu không thi thì hơi kỳ đó, vả lại việc chọn này cũng không hẳn phù hợp với sở thích của bản thân người được chọn nữa. Minhg có một số bạn, rất thích làm recherche, nhưng lỡ theo ingénieur theo dạng học bổng của VN đưa sang, bây giờ lỡ nhở đủ thứ, nhất là kiến thức.

To aqhl: Làm thợ hay làm thầy gì cũng không quan trọng, quan trọng là mình có thể làm việc theo ngành nghề mình thích và kiếm được một nguồn "tiền" kha khá cho cuộc sống thôi. Bản chất của hóa học cũng chính là bản chất của mọi thứ công việc: từ nguyên liệu đầu rẻ hơn, khả năng sử dụng kém, qua nhà hóa học, trở thành sản phẩm có khả năng sử dụng cao hơn, từ đó sinh ra lợi nhuận.

Chữ kí cá nhân
LÊ P.N
^_^ TS xì tin ^_^

Dự án CYBERCHEMVN đã bắt đầu triển khai

^_^


nguyencyberchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-21-2006 Mã bài: 4181   #8
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Thân gửi nguyencyberchem

Các bạn được GS Trần Thanh Vân đưa sang Pháp học từ năm 1 sau Tú tài, sau hai năm sẽ phải thi tuyển để vào năm 1 trường X. Kỳ thi này như mình nói là tuyển sinh cả ở VN (dành cho các bạn đã học xong hai năm ĐH và có khả năng tiếng Pháp/tiếng Anh tốt).
Với SV VN các thầy sẽ tìm học bổng cho (VD như học bổng Odon Vallet)

Bạn nào muốn thi thì cứ nộp hồ sơ nhé.

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life

chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-15-2007 Mã bài: 14614   #9
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Nếu như các sản phẩm từ các phòng thí nghiệm khoa học của các trường đại học (từ cao đến thấp) thường là các bài báo khoa học đăng trên các Tạp chí khoa học của tất cả các nghành Tự nhiên và xã hội thì các Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ hàng đầu thế giới thường nằm tại các Hãng cho sản phẩm gì?

Sản phẩm chính khi được công bố là các Bằng phát minh sáng chế (patent). Trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây sự phát triển vũ bão của ngành tin học và vi điện tử đã thu hút được những bộ óc xuất sắc nhất của loài người vào hai lĩnh vực này. Các hãng lớn như IBM, Samsung, Sony .... dẫn đầu về số patent đăng ký hàng năm trong khi các hãng nhũ Google, Microsoft thì tập trung giữ các công nghệ độc quyền. Năm 2006 đánh đấu năm thứ 14 liên tiếp IBM giữ vững ngôi đầu với 3651 patent đăng ký.

Ngày nay được làm việc tại các phòng thí nghiệm nổi tiếng và hiện đại của hệ thống IBM Labs, Bell labs trở thành niềm ao ước của các nhà Hóa học, Vật lý trể hay các kỹ sư Điện tử đam mê nghiên cứu. Còn cơ hội làm việc tại bộ phận R&D của các hãng công nghiệp danh tiếng (trong Hóa học thì các hãng dầu mỏ BP, Exxon... các hãng Hóa mỹ phẩm Unilever hay P&G, các hãng thực phẩm như Nestler; các hãng hóa dược như Bayer, Merck, Sanofi...) đảm bảo cho học mức lương cao và môi trường làm việc lý tưởng. Một ví dụ nhỏ nếu SV năm thứ tư khoa Hóa khi làm tốt nghiệp phải bỏ tiền túi mua hóa chất thì nếu làm đề tài ở Total bạn có thể được hưởng lương trong 6 tháng với mức 1500 USD/tháng

Tại Mỹ năm 2006 có 173772 patent được đăng ký tại cơ quan patent Mỹ (USPTO) tính trung bình là 476patent/ngày. IBM vẫn giữ vững ngôi đầu tiếp sau là Samsung giữ vị trí số 2 với 2453 patent (so với 1645 năm 2005); Canon về thứ 3 với 2378 còn Matsushita (các bạn thường biết đến hãng trong đời sống hàng ngày qua thương hiệu Panasonic) hạng 4 với 2273 patent, HP hạng 5 với 2113 patent.

Đó là mới chỉ tính ở Mỹ, nếu xét số lượng khổng lồ các patent đăng ký để được bảo vệ tại châu Âu, tại Nhật thì con số còn lớn hơn.

Điều khác biệt là bài báo khoa học chỉ tốn vài trăm USD để đăng nhưng sau đó người đọc phải mua bài báo từ nhà xuất bản (nếu download trên các tạp chí online thì phải trả lệ phí ). Tác giả không được gì ngoài danh tiếng. Báo có điểm impact factỏ càng cao thì càng uy tín. Ngược lại để đăng patent thì người đăng phải tốn rất nhiều tiền; mọi thông tin về patent được cho miễn phí (VD tất cả các patent USA đều ở đây http://www.uspto.gov/patft/index.html). Nhưng nếu có người quan tâm tới 1 công thức hóa học và cách thức làm ra thi phải trả tiền. Nói khác đi: thông tin khoa học được xuất bản là để phổ biến, phục vụ còn thông tin công nghệ xuất bản để mọi người biết đến và tìm mua.

Mọi người cùng thảo luận nhé !!!

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 02-25-2010 lúc 06:01 PM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-25-2010 Mã bài: 54320   #10
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Hi all,

Đọc lại các bài viết trong chủ đề “ Để trở thành "nhà hóa học tài năng" “ , mình vẫn còn băn khoăn một điều. Vậy ngoài mô hình giáo dục của Mỹ để tìm kiếm và bồi dưỡng nhưng “nhà hóa học tài năng” thì các nước khác , trong điều kiện đang chuyển đổi và cải cách giáo dục, họ sẽ làm như thế nào?

Với chúng ta, ngoại trừ những người được cử đi học ở nước ngoài theo chương trình của nhà nước, nhưng người còn lại thành đạt , họ không theo mô hình này, thì tại sao họ thành công được?

Tất nhiên, vẫn còn thiếu nếu không nhắc đến một xu hướng hiện nay theo triết lý toàn cầu hóa xuất nguồn từ đa nguyên hoá.

Hiên nay, các nước châu Á như Hàn QuốC, Nhật bản, Trung quốc, họ có số lượng nghiên cứu xuất chúng chiếm lượng lớn bên cạnh Mỹ và Đức. Cách họ đào tạo và nuôi dưỡng tài năng không thua kém gì với cách Mỹ làm. Đặc biệt, đa phần xuất thân từ công nhân, nhân viên của các hãng xưởng chứ không phải thuần túy là sinh viên. Hình thức đào tạo rộng và đầu tư tại chổ của các công ty nước ngoài tạo điều kiện cho sự ươm mầm phát triển nhân tài-nhân lực tại chổ của họ.

Nếu bên Mỹ, các giáo sư có sự làm việc độc lập theo đội nhóm thì Hàn quốc, Trung quốc, Nhật bản chú trọng đến tinh thần dân tộc về kỷ luật thép và sức chịu đựng.

Tôi thấy chúng ta không thiếu những tài năng. Chỉ có điều chúng ta chưa thực hiện tốt việc xây dựng ý thức tự rèn luyện tinh thần kỷ luật, ý thức công dân và ứng dụng linh hoạt tư duy giảng dạy trong mọi hình thức.

Nếu làm tốt điều này, không chỉ trường ĐH , mà các nhà sản xuất, viện nghiên cứu, các công ty dịch vụ cũng dư sức cho ra lò xã hội những tài năng xuất chúng.

Bằng cấp chỉ là một chứng nhận có giá trị hữu hạn. Tri thức và thành quả do chúng ta làm ra và đạt được mới là giá trị lâu bền.

Thân,

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous

Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
chocolatenoir (02-25-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:55 PM.