Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Làm seminar hóa 3 như thế nào?.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 03-22-2006 Mã bài: 804   #1
minhtruc
Thành viên tích cực
 
minhtruc's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: HCM
Posts: 206
Thanks: 6
Thanked 79 Times in 29 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 34 minhtruc will become famous soon enough minhtruc will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to minhtruc
Talking Làm seminar hóa 3 như thế nào?

Các em thân mến, làm seminar hóa 3 là một bước chuẩn bị cho các em về mặt nhận thức để chuẩn bị bước vào một môi trường thực sự của một sinh viên đại học đó là "Nghiên cứu". Do vậy, bài viết này trình bày những kinh nghiệm của tôi và hướng cho các em hiểu như thế nào cho đúng về seminar hóa 3, nhằm chuẩn bị cho đề tài tốt nghiệp của mình.
1. Hãy chuẩn bị cho mình một năng lực đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng một ngoại ngữ. "Không biết một ngoại ngữ là mù chữ ở bậc đại học", các em phải lưu ý điều đó. Seminar chuyên ngành là cơ hội để các em trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Rất nhiều em sinh viên khi nhận đề tài seminar thường hỏi tôi ngay rằng "Có tài liệu nào tiếng Việt về đề tài này không?" Đừng nghĩ đến điều đó. Khi hỏi câu đó tức là mình đã tỏ ra không thế đương đầu với những thử thách đang chờ đợi và tất nhiên không thể chuẩn bị tốt cho tương lai của mình. Hãy coi đây là một thử thách mà mình cần phải vượt qua. Hãy tỏ ra phấn khích vì mình đang phải đương đâu với một nhiệm vụ mới: Nhiệm vụ đi gặt hái tri thức bằng chính năng lực của mình.
2. Các em vẫn hay than phiền về tình trạng học lý thuyết quá nhiều nhưng thực tế lại không được biết đến nhiểu, làm seminar hóa 3 là cơ hội đầu tiên cho các em tìm hiểu về một lĩnh vực thực tế. Vậy, phải chăng khi đụng đến những vấn đề thực tế thì những kiến thức hóa học mình đang học trở nên hơi dư thừa. Câu trả lời là không phải. Yêu cầu đầu tiên cho một seminar chuyên ngành chính là mức độ hiểu của các em về một lĩnh vực thực tế, để hiểu được vấn đề thực tế lại phải cần đến một kiến thức tổng hợp trên cơ sở các kiến thức cơ bản hết sức vững vàng. Tôi xin đưa ra một ví dụ như thế này, có lần tôi tham dự vào một buổi trình luận văn cao học của một người bạn, khi phản biện hỏi có mấy loại lực tương tác giữa các phân tử với nhau. Người ấy đã không trả lời được vì thiếu kiến thức hết sức cơ bản. Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản thật vững vàng. Các em phải nhớ kỹ điều này vì nó sẽ gắn liền suốt chặng đường của các em đi chừng nào các em còn làm trong ngành hóa học.
3. Phải biết sử dụng Internet. Hiện này, không biết internet tức là tự trói tay và trói chân mình lại, không thể vươn xa được. Việc sử dụng Internet để tra tài liệu gắn liền với việc sử dụng thành thạo anh ngữ. Trên Internet có trang www.google.com.vn dùng để tra tài liệu cực kì hữu hiệu. Ví dụ khi các em gặp phải đề tài tổng hợp benzaldehyd từ alcol benzyl, các em có thể gõ vào từ synthesis of Benzaldehide... Hoặc khi các em gặp phải đề tài xác định chì trong nước tiểu, các em có thể viết determination of lead in urine...Hiện nay sever của ĐHQG có thể kết nối vào tạp chí www.sciencedirect.com có chứa rất nhiều tạp chí khoa học trong đó có hóa học, các em may mắn hơn chúng tôi hai năm trước đây nhiều lắm. Nguồn tài liệu thứ hai vô cùng phong phú đó là thư viện khoa học tổng hợp 69 Lý Tự Trọng Q.1. Trong thư viện này tôi khẳng định rằng có đủ tài liệu cho các nghiên cứu của các em và kể cả của luận án tiến sĩ.
4. Viết seminar như thế nào? Seminar phải được viết theo lối khoa học hàn lâm. Đây là một bước để cho các em thực tập cách viết một báo cáo khoa học. Các em hãy đọc các tài liệu mà mình có và hãy xem các cách mà người ta diễn đạt các ý. Thông thường nó có ba phần:
P1. Giới thiệu (hay tổng quan) trình bày những vấn đề liên quan đến đề tài này, các em có thể tìm hiểu rất nhiều tài liệu để viết cho phần này. Những tạp chí lớn trên thế giới luôn đánh giá cao những bài viết có phần tổng quan được làm một cách trau chuốt và có tầm hiểu biết rộng lớn. Đây chính là phần khó viết nhất với các em và ngay với tôi vì đòi hỏi phải đọc rất nhiều sau đó nghiền ngẫm và rút ra những ý chính và những vấn đề mình cần viết. Tuy nhiên nó lại làm cho mình trưởng thành. Các em hãy đọc thử một bài báo mà một tác giả người nước ngoài viết xem, sẽ thấy học viết rất công phu, bây giờ mình đã có đủ tài liệu thì việc này sẽ nhẹ nhàng với các em hơn.
P2. Thực nghiệm: Phần này chỉ trình bày những cách làm thực nghiệm để có kết quả mà mình đang bàn tới, nó giống như một công thức dạy làm bánh vậy, người ta không vội vàng đưa ra những kết luận hay bàn luận trong phần này.
P3. Kết quả và Thảo luận đưa ra những kết quả mà công trình này đã công bố đồng thời đưa ra những biện luận cho các kết quả đó: "Tại sao nó lại như thế? Nó cho phép mình rút ra kết luận gì?" Trong phần này có lẽ các em nên đưa ra những ý kiến của riêng mình, tuy khó nhưng các em thử cố gắng đưa vào xem. Muốn đưa ra những ý kiến của riêng mình thì mình phải có sự trải nghiệm, có sự so sánh đối chiếu đề tài đó với các đề tài khác. Đây là sự đánh dấu bước trưởng thành hơn của các em.
Thân chào các em

Chữ kí cá nhânCao nhân tắc hữu cao nhân trị

minhtruc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn minhtruc vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Inu-kage (02-07-2010), New_P (08-31-2008)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:59 AM.