Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Một số vấn đề thắc mắc.


 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 07-10-2010 Mã bài: 64646   #1
robinteen_2007
Thành viên ChemVN

Phía Đông Vườn Địa Đàng
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Posts: 5
Thanks: 4
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 robinteen_2007 is an unknown quantity at this point
Exclamation Một số vấn đề thắc mắc

Chào các bạn Diễn đàn THế giới HÓa học! HÔm nay tức cảnh tớ ngồi làm Hóa, không hiểu sao lại thắc mắc một số điều "hổng ai giống ai". :)) Rất mong nhận được sự giải đáp chi tiết và thỏa đáng từ phía các bạn, mình xin cảm ơn ^^ :*

1) Mối liên hệ giữa số a (độ bất bão hòa phân tử chất hữu cơ) với số n (số cacbon trong phân tử) được biểu diễn theo công thức nào?

2) Mình mới học được hai chất hay hay : đó là C12H12 (phân tử gồm một vòng xiclohexan với mỗi đỉnh gắn thêm một liên kết như thế này C = CH2) và một chất nữa là C12H18 [nếu đọc tên theo mình thì là hexametylbenzen - mỗi đỉnh của vòng benzen đính với một nhóm metyl). KHông biết là hai chất này có ứng dụng gì trong thực tiễn không?

3) Nhị hợp axetilen (xt CuCl/NH4Cl và nhiệt độ) thu được vinyl axetilen, tam hợp với xúc tác than hoạt tính ở 600oC thu được benzen. Vậy ta tam hợp chất gì (dùng xúc tác gì) thì thu được mestylenbenzen (1,3,5-trimetylbenzen)? từ đó các bạn cho mình biết quy tắc nhị hợp , tam hợp hay lục hợp một chất như andehit fomic là như thế nào? xúc tác dùng như thế nào? mình thiết nghĩ nếu đi theo hướng tổng hợp hóa chất như thế này sẽ rất tiện mà nguyên liệu lại rẻ tiền và dễ điều chế? Cho mình biết luôn quy tắc tam hợp 1,3,5-ankylbenzen?

4) Xét phản ứng benzen + Brom lỏng (xt,to) brombenzen + hidro bromua
_Theo mình được biết thì xt được dùng ở đây là Fe(bột). Nhưng ai cũng biết Fe sẽ tác dụng với Br2 (lỏng) ở nhiệt độ cao thu được FeBr3. Vậy Fe là xúc tác hay FeBr3 là xúc tác? Lý do?
_Trong phản ứng hữu cơ, các chất xúc tác là những chất được giữ nguyên sau phản ứng. Cơ chế hoạt động của các chất xúc tác là tách các chất thành các tiểu phân trung gian kém bền theo một hướng nhất định để tạo ra sản phẩm. Vậy thì cơ chế của việc tách tiểu phân trung gian này là gì? (Ví dụ trong phản ứng trên, tính chất nào của sắt cho phép nó tách 1 [H] trong benzen để thế bằng một [Br] mà không dùng ánh sáng?)

Hiện giờ mình chỉ có nhiêu đó thắc mắc.. rất mong được các bạn giúp đõ. mình cảm ơn.
P/S: bạn nào chỉ mình các ghi phương trình hóa học bằng lệnh [tex][/tex] đi T_T

Thử nghiệm [tex] C6H6 [/tex] Did it work? T_T
robinteen_2007 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:09 AM.