Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM > THEORETICAL AND COMPUTATIONAL CHEMISTRY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - phương pháp MO-Huckel.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 05-22-2010 Mã bài: 60840   #1
svbk_2008
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 33
Posts: 8
Thanks: 4
Thanked 2 Times in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 svbk_2008 is an unknown quantity at this point
Default phương pháp MO-Huckel

Mọi người cho mình hỏi phương pháp MO-Huckel được áp dụng khi nào?
Và khi dùng điều kiện chẩn hóa hàm sóng để tìm hệ số Ci trong phương trình hàm sóng tại sao trong giáo trình lại chỉ lấy giá trị C dương?
trong khi từ phương trình đó có thể tìm ra 2 giá trị của C.
svbk_2008 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-23-2010 Mã bài: 60858   #2
trathanh
Thành viên tích cực
 
trathanh's Avatar

Để gió cuốn đi!
 
Tham gia ngày: Oct 2008
Posts: 268
Thanks: 123
Thanked 145 Times in 80 Posts
Groans: 0
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 37 trathanh has a spectacular aura about trathanh has a spectacular aura about
Send a message via Yahoo to trathanh
Default

theo mình thì Ci là % e ở trên nguyên tử i mà, nên nó >0

Chữ kí cá nhânOpen Caraway!

trathanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-23-2010 Mã bài: 60906   #3
svbk_2008
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 33
Posts: 8
Thanks: 4
Thanked 2 Times in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 svbk_2008 is an unknown quantity at this point
Default

nhưng mà đâu phải Ci nào cũng dương đâu?
trong ví dụ mình đọc được có cả Ci âm.
vậy phải chọn như thế nào?
hay khi chọn Ci dương hay âm thì đều thu được hàm sóng có ý nghĩa như nhau nên chọn như vậy.
svbk_2008 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-31-2010 Mã bài: 61557   #4
glory
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 35
Posts: 81
Thanks: 0
Thanked 49 Times in 36 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 20 glory will become famous soon enough
Default

Phương pháp MO-Huckel được áp dụng cho các phân tử chưa no (nó cho kết quả tốt nhất với etylene hay hợp chất có điện tử pi không định cư, trải ra toàn bộ phân tử) hay nói cách khác nó dùng để tìm hàm sóng mô tả trạng thái của các điện tử pi. Ở đây ta quan tâm đến điện tử pi vì thực nghiệm cho rằng các tính chất quan trọng của chất đều liên quan đến điện tử pi, các liên kết sigma ta chỉ coi như bộ khung và coi nó như các MO định cư.Các hệ số Ci lấy dương nếu có sự tăng mật độ xác suất ở khu vực giữa 2 hạt nhân(C1+C2), lấy âm với trường hợp ngược lại (C1-C2).
glory vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-01-2010 Mã bài: 61632   #5
dannguyentrong
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Nov 2008
Posts: 9
Thanks: 9
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 dannguyentrong is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to dannguyentrong
Default

Phương pháp này do Huckel đưa ra năm 1931 để khảo sát các hợp chất hữu cơ liên hợp. Xét các electron pi trong các hợp chất hữu cơ liên hợp độc lập với các liên kết pi. Dựa trên phương pháp MO để tìm hàm sóng và năng lượng cho các MO pi.
Việc giải phương trình bằng phương pháp biến phân để xác định các giá trị Ci và năng lượng ứng với các MO là rất phức tạp. Do đó, Huckel đưa ra qui tắc gần đúng gọi là qui tắc gần đúng Huckel. Các qui tắc này được đưa ra để đơn giản hoá các phép tính của phương pháp biến phân nhằm xác định các gía trị Ci. Do vậy, thực chất của phương pháp Huckel là phương pháp MO được đơn giản hoá, nên còn gọi là phương pháp MO - Huckel. Phương pháp Huckel chỉ nghiên cứu các electron pi, tức là các electron trên obital p tạo thành liên kết pi.
Mặc dù chỉ với một số qui tắc gần đúng, phương pháp MO-Huckel tỏ ra rất có hiệu quả trong việc khảo sát các hệ thơm nói riêng cũng như các hệ liên hợp nói chung và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu về lý thuyết các phản ứng hữu cơ cũng như trong lĩnh vực sinh vật học phân tử, vì các phân tử có hệ thống pi không định cư giữ một vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng của hóa hữu cơ và trong các quá trình sinh vật học. Ngày nay, phương pháp MO-Huckel còn được áp dụng trong một ngành khoa học mới là dược lý lượng tử (dự đoán các tính chất dược lý của các hợp chất vòng liên hợp ...)
Còn khi dùng điều kiện chuẩn hóa hàm sóng để tính các giá trị Ci, người ta thường chọn ra một giá trị Ck nào đó dương, các giá trị khác âm hay dương tùy thuộc vào mối tương quan của chúng với Ck trong định thức thế kỷ, với điều kiện chuẩn hóa hàm sóng...
Bạn muốn lấy giá trị âm cũng được, chẳng sao hết, vì theo Cơ học lượng tử, nếu pxi là hàm sóng, thì a.pxi cũng là hàm sóng mô tả trạng thái đó của hệ (a=const).
dannguyentrong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-01-2010 Mã bài: 61634   #6
glory
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 35
Posts: 81
Thanks: 0
Thanked 49 Times in 36 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 20 glory will become famous soon enough
Default

Ci không thể lấy tùy tiện dấu được vì nó ứng với từng mức năng lượng riêng, dẫn đến sự khác nhau trong đồ thị phân bố mật độ xác suất điện tử
glory vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-01-2010 Mã bài: 61660   #7
xitinhcm
Thành viên ChemVN
 
xitinhcm's Avatar

Xitin HCM
 
Tham gia ngày: Jan 2009
Location: HCM City
Posts: 37
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 7 Posts
Groans: 0
Groaned at 4 Times in 3 Posts
Rep Power: 0 xitinhcm is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to xitinhcm
Default Phương pháp MO-Huckel

Trích:
Nguyên văn bởi svbk_2008 View Post
Mọi người cho mình hỏi phương pháp MO-Huckel được áp dụng khi nào?

PP MO-Huckel được áp dụng như sau: "In the Hückel method only the atoms that are part of the conjugated bond system and their pz-π orbitals are used in the LCAO."

Và khi dùng điều kiện chẩn hóa hàm sóng để tìm hệ số Ci trong phương trình hàm sóng tại sao trong giáo trình lại chỉ lấy giá trị C dương?
trong khi từ phương trình đó có thể tìm ra 2 giá trị của C.
Xin hỏi bạn đã dùng giáo trình nào vây? Và trong trường hợp lấy giá trị C dương, thì giáo trình giải bài toán cụ thể cho hợp chất nào? Còn nói chung thì giá trị C có thể dương và âm

Chữ kí cá nhânXitin HCM
Chemistry is dificult to understand....


xitinhcm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-04-2010 Mã bài: 61839   #8
glory
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2010
Tuổi: 35
Posts: 81
Thanks: 0
Thanked 49 Times in 36 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 20 glory will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi luat1990bn View Post
gia tri c duong hay am thi deu lay duoc ca vi ham song xac dinh den mot he so bat ky ma. khi c duong hay am chi doi dau ham song thoi. con phuong phap MO-huckel ap dung khi co lien ket don va doi xen ke nhau.
Yêu cầu bạn viết có dấu, nếu không trước sau bài viết của bạn cũng sẽ bị delete. Nói tổng quát, MO Huckel áp dụng cho điện tử không định cư, trải ra toàn phân tử chứ không phải duy nhất cho hệ liên hợp. Bây giờ tôi nói bạn viết biểu thức hàm sóng cho phân tử H3, H3+, H32+, đâu có liên kết đơn đôi xen kẽ đâu. Giá trị Ci dương hay âm đều được nhưng giá trị đó phải tinh cụ thể ra chứ đối với 1 hàm sóng(có mức năng lượng tương ứng) không thể tùy tiện lấy dấu của Ci được (ví dụ MO pi có mức năng lượng thấp nhất của butadiene, 4 giá trị Ci đều dương bạn không thể đổi dấu lúc âm lúc dương được)

thay đổi nội dung bởi: glory, ngày 06-04-2010 lúc 02:04 PM.
glory vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:44 AM.