Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > ĐỀ THI - BÀI TẬP

Notices

View Poll Results: Bạn thấy bài viết này có ích không? Cách giải đã đủ chi tiết chưa?
Vô ích, sơ sài, không hay 1 14.29%
Tạm được 3 42.86%
Rất có ích, chi tiết, cách làm rất hay 4 57.14%
Multiple Choice Poll. Voters: 7. You may not vote on this poll

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Tổng hợp đề thi.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 11-26-2009 Mã bài: 49977   #421
minhconyeuhoa
Thành viên tích cực

minhconyeuhoa
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Posts: 108
Thanks: 78
Thanked 3 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 1 Post
Rep Power: 0 minhconyeuhoa can only hope to improve
Smile Đề thi HSG Hà Nội

Có anh chị nào vừa có đề thi HSG HÓA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ( VÒNG 1) Năm nay không , Có thể chia sẻ với em được không ! EM xin cảm ơn !
minhconyeuhoa vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009 Mã bài: 49980   #422
Trunks
VIP ChemVN
 
Trunks's Avatar

The Mal
 
Tham gia ngày: Oct 2008
Location: Buôn Hồ-Đăk lăk
Tuổi: 30
Posts: 427
Thanks: 254
Thanked 136 Times in 111 Posts
Groans: 7
Groaned at 12 Times in 10 Posts
Rep Power: 38 Trunks is on a distinguished road
Send a message via Yahoo to Trunks
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Molti View Post
Cảm ơn về những ý kiến của thầy.. em thấy rất hay..
Nhưng xét về thực tế của em đang học chuyên thì hjx.. em đọc sách nhiều, làm BT cũng nhiều nhưng khi đến lớp cô lại dạy chuyên chỉ nói sơ còn BT thì cho rất ít.. rồi cô bắt nhất nhất theo lời cô.. Nhưng có những kiến thức cô dạy khác với sách em tự học...
Lấy vd điển hình :vẽ CTCT của H2SO4.. em đọc sách Hoàng Nhâm rõ ràng là có 2 lk đôi , nhưng khi vẽ thì cô bào sai mà phải là cho - nhận mới đúng bát tử..
ngoài ra để xét 1 lk là CHT hay lk ion thì cô chỉ xoáy vào cái hiệu độ âm điện mà xét, không nói gì thêm ...
Còn sách em tự học thì họ nói rõ ràng hiệu độ âm điện chỉ là 1 mốc đế đánh giá lk thôi, không thể khẳng định chính xác là lk gì dc.. khi phát biểu nói với cô thì cô không chấp nhận...
Ngoài ra còn bị cô giáo chê đủ điều bảo HS chuyên quá kém cỏi...
Cái liên kết ai bảo em sai nhả,anh hok học chuyên ,nhưng SGK vẫn chấp nhận 2 cách viết mà,mỗi cách viết điều có ưu nhược điểm riêng!!!!Còn cái hiệu độ âm điện thì theo cái chương trình chuẩn của bọn anh học!!!!em nên bít rằng là,mình đọc sách hay thầy cô chỉ,mình phải biết tổng hợp nó lại,cái nào hay tốt thì mình tiếp thu,(lỡ cô nói,đúng nhưng mà hok hay hơn cách mình biết thì cũng đừng nói làm gì,bản thân mình biết là được rồi),em học cao thì cũng phải biết dùng cái cơ bản,chứ nếu hok là loạn thật đấy,đến hồi đi thi đại học,toàn hỏi cơ bản mà loạn lên là đi tong!!Em lên cấp 3 phải biết cách tự học và sắp xếp kiến thức,nếu có phát biểu với thầy cô,thì chỉ góp ý nhỏ nhẹ,chứ cứ khăn khăn như mình đúng thì mặc dù gv sai nhưng thầy cô cũng khó chấp nhận thái độ đó,chỉ thiệt mình thôi !!!!!!Chúc em học tốt,ráng dựt cái giải quốc gia như anh duy (rồi đi SIng....ăn ),anh thì chịu cái dụ này,vì quá kém kỏi !!!!

Chữ kí cá nhânNothing is impossible.
Everyday is onceday!


Trunks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-26-2009 Mã bài: 50002   #423
Nguyen Thi Minh Trang
Thành viên ChemVN
 
Nguyen Thi Minh Trang's Avatar

I'm G-Dragon
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Location: quảng ninh
Tuổi: 31
Posts: 81
Thanks: 42
Thanked 17 Times in 8 Posts
Groans: 3
Groaned at 5 Times in 3 Posts
Rep Power: 0 Nguyen Thi Minh Trang is an unknown quantity at this point
Default

cô giáo mình cũng nói như trunks đó,2 cách viết đều được chấp nhận nhưng thi cô bảo khi đi thi thì nên làm theo bát tử, cái gì giồng sgk thì làm,làm giống sgk thì lúc nào cũng được chấm đúng. mình ko phải giỏi hóa nhưng cũng theo môn này một thời gian dài, kiến thức càng nâng cao thì càng nhiều tranh cãi, đôi khi cùng một bài mỗi sách một nói kiểu, mỗi giáo viên giải một hướng khác nhau. tốt nhất molti nên theo sách của bộ giáo dục, thi hsg quốc qia thì chắc người ta cũng theo sgk thôi!

Chữ kí cá nhân
Hóa chất tôi yêu:Au,Pt,C!!!


Nguyen Thi Minh Trang vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-28-2009 Mã bài: 50086   #424
Mr.A2T
Thành viên ChemVN
 
Mr.A2T's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2009
Tuổi: 30
Posts: 11
Thanks: 4
Thanked 4 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Mr.A2T is an unknown quantity at this point
Post đề thi học sinh giỏi tỉnh phú yên

SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
----------- LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2008-2009.

MÔN THI: HÓA HỌC
THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 02 trang)

Họ và tên thí sinh: .................................................. ..................... Số BD: .............

Câu 1. (3,0điểm)
a. Một nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlaXb, mỗi phân tử gồm 5 nguyên tử, khối lượng phân tử 150 đvC. Xác định X, gọi tên hợp chất AlaXb.
b. Y là một oxit kim loại chứa 70% kim loại (về khối lượng). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 24,5% (d = 1,2g/ml) để hòa tan vừa đủ 40,0gam Y.
Câu 2. (2,0điểm)
Trộn hai số mol bằng nhau của C3H8 và O2 rồi cho vào một bình kín có dung tích V lít ở 250C đạt áp suất P1 atm, sau đó bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp. Sau khi kết thúc phản ứng, hỗn hợp sản phẩm được đưa về điều kiện nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này đạt giá trị P2 atm. Tính tỉ lệ (giả sử chỉ xảy ra phản ứng C3H8 + O2 CO2 + H2O).
Câu 3. (3,0điểm)
Cho sơ đồ phản ứng sau:



Biết A là tinh bột và F là bari sunfat.
Hãy chọn các chất X, B, C1, C2, Y1, Y2, D1, D2, Z1, Z2, E1, E2, I1, I2 trong số các chất sau: natri sunfat; cacbon đioxit; bari clorua; axit axetic; glucozơ; rượu (ancol) etylic; nước; bari cacbonat; axit clohiđric; bari axetat; bari hiđroxit; bari; oxi; amoni sunfat để thỏa mãn sơ đồ phản ứng đã cho. Viết các phương trình phản ứng hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) theo sự biến hóa đó.
Câu 4. (2,5điểm)
Cho một mẩu đá vôi (CaCO3) vào ống nghiệm có chứa 10,0ml dung dịch HCl 1,0M. Cứ sau 30 giây người ta đo thể tích khí CO2 thoát ra (ở điều kiện tiêu chuẩn), được kết quả như sau:
Thời gian (giây) 0 30 60 90 120 150 180 200
Thể tích khí CO2 (cm3) 0 30 52 78 80 88 91 91
a. Kết quả đo ở thời điểm nào được nghi ngờ là sai lầm? Giải thích?
b. Giải thích tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm 180 giây?
c. Khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Có những biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn?
d. Ở thí nghiệm trên, nếu thay 10,0ml dung dịch HCl 1,0M bằng 10,0ml dung dịch H¬2SO4 0,5M thì thể tích khí CO2 thoát ra trong các thời điểm có giống nhau không? Giải thích?
Câu 5. (3,5điểm)
Cho các lọ chứa các dung dịch (riêng biệt): NH4Cl; Zn(NO3)2; (NH4)2SO4; NaCl; phenolphtalein; Na2SO4; HCl bị mất nhãn. Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số các chất đã cho? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.

Câu 6. (2,0điểm)
Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8gam chất rắn. Mặt khác 0,15mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2,0M.
a. Viết các phương trình phản xảy ra.
b. Tính % số mol các chất trong hỗn hợp X?
Câu 7. (2,0điểm)
Đốt cháy một hidrocacbon X ở thể khí với 0,96gam khí oxi trong một bình kín rồi cho các sản phẩm sau phản ứng lần lượt đi qua bình (1) chứa CaCl2 khan (dư); bình (2) chứa dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy ở bình (2) thu được 1,5gam kết tủa và cuối cùng còn 0,112lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 8. (2,0điểm)
Hòa tan hoàn toàn 10,2gam một oxit kim loại hóa trị III cần 331,8gam dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác định công thức phân tử oxit kim loại?


-----------------------------HẾT-----------------------------

Cho: C=12; H=1; Na=23; O=16; Al=27; Fe=56; Ca=40; Mg=24; Cu=64; S=32; Cl=35,5

Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng bảng tuần hoàn trong khi làm bài.


Chữ ký của giám thị 1: .................................... Chữ ký của giám thị 2: ............................
Mr.A2T vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Mr.A2T vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
nguyenquocbao1994 (11-28-2009)
Old 11-28-2009 Mã bài: 50098   #425
sniperpro
Thành viên ChemVN
 
sniperpro's Avatar

dương gia cung-thiên long-võ lâm 2
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Tuổi: 35
Posts: 35
Thanks: 26
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 6
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 sniperpro can only hope to improve
Send a message via Yahoo to sniperpro
Default

đề đó đây, đề vòng 1 này khá dễ 15-16 điểm là đẹp
File Kèm Theo
File Type: pdf HN.pdf (286.3 KB, 73 views)

thay đổi nội dung bởi: sniperpro, ngày 11-28-2009 lúc 05:32 PM.
sniperpro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn sniperpro vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
status (11-28-2009)
Old 12-02-2009 Mã bài: 50253   #426
NguyenQuangTung
Thành viên ChemVN
 
NguyenQuangTung's Avatar

Milumiumiu
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Location: H1 Hà Nội-Amsterdam
Tuổi: 30
Posts: 64
Thanks: 46
Thanked 22 Times in 9 Posts
Groans: 3
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 NguyenQuangTung is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to NguyenQuangTung
Default

Mình đồng ý với vn154, theo mình thì tất cả những người có khả năng thi Quốc gia đều là những người rất giỏi, họ có khả nằng tự học rất cao và kiến thức chuyên môn thì tất nhiên là không thiếu, nhưng trong thời buổi nền giáo dục hiện nay thì chỉ có mỗi kiến thức chuyên môn không là chưa đủ, còn phải có cả kiến thức ở tất cả các môn tự nhiên thì mới có khả năng thi ĐH, theo như mình biết thì anh mình có 1 người bạn, vì đã quá chú tâm vào thi HSG QG nên lơ là các môn khác, và khi anh ý thi trượt đt QG và phải quay lại thi ĐH thi anh ý đã trượt...

Chữ kí cá nhânĐã thất bại và đã không đạt được thành tích như mong muốn khi trượt Đội tuyển VN tham dự IChO2010, nhưng sẽ cố gắng hết mình để lọt được vào Đội tuyển VN tham dự IChO2011, đường còn dài, cánh cửa MIT còn đang rộng mở, hãy nhớ tới tấm gương của các bậc tiền bối Bùi Tuấn Linh và Vũ Minh Châu, không thể làm các anh chị ý thất vọng !!!


thay đổi nội dung bởi: NguyenQuangTung, ngày 12-02-2009 lúc 08:22 AM.
NguyenQuangTung vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-04-2009 Mã bài: 50381   #427
NguyenQuangTung
Thành viên ChemVN
 
NguyenQuangTung's Avatar

Milumiumiu
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Location: H1 Hà Nội-Amsterdam
Tuổi: 30
Posts: 64
Thanks: 46
Thanked 22 Times in 9 Posts
Groans: 3
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 NguyenQuangTung is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to NguyenQuangTung
Exclamation Đề thi chọn đội tuyển thi Quốc Gia vòng 2 năm 2009

Câu 1 (3,75 điểm)
1/ Trong số các hợp chất cacbonyl halogenua COX2 người ta điều chế được 3 chất: cacbonyl florua COF2, cacbonyl clorua COCl2 và cacbonyl bromua COBr2.
a) Vì sao không có hợp chất cacbonyl iođua COI2 ?
b) So sánh góc liên kết trong phân tử các cabonyl halogenua đã biết.
c) So sánh nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của CO2 (khí) và COCl2 (khí).

2/ Cho 1,000 gam tinh thể hiđrat A tan trong nước được dung dịch màu xanh, cho dung dịch này tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 dư thu được 0,98 gam kết tủa trắng X và dung dịch D; chât X không tan trong các axit. ĐUn nóng D với H2O2 trong môi trường kiềm thu được 1,064 gam kết tủa Y màu vàng là muối Bari, Y đồng hình với X. Dung dịch của A trong môi trường axit sunfuric loãng để trong không khí sẽ chuyển thành chất B có màu tím; từ B có thể thu được tinh thể hiđrat C; trong C có chứa 45,25% khối lượng hiđrat kết tinh; C nóng chảy ở khoảng 80*C, nếu đun nóng C đến 100*C thì nó mất đi khoảng 12,57% khối lượng.
a) Hãy xác định các công thức của A,B,C,X,Y và viết các phương trình hoá học.
b) Sự mất khối lượng của C ở 100*C ứng với chuyển hoá nào ?
c) Khi đun nóng chất A (không có không khí) từ 100*C đến 270*C nó mất dần nước, tiếp tục đun nóng ở khoảng nhiết độ 270*C-500*C không thấy khối lượng giảm, nhưng đun tiếp ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 650*C) thì khối lượng lại giảm. Viết sơ đồ giảm khối lượng của A từ 100*C-650*C biêt sơ đồ này gồm 6 bước và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra ở bước cuối cùng.

Câu 2 (3,25 điểm)
1/ Cho phản ứng: 2N2O5 = 4NO2 + O2 ở T*K với các kết quả thực nghiệm:
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Nồng độ N2O5 (mol/l) 0,170 0,340 0,680
Tốc độ phân huỷ (mol/l) 1,39.10^-5 2,78.10^-3 5,55.20^-3
a) Hãy viết biểu thức tốc độ phản ứng và xác định bậc phản ứng,
b) Biết năng lượng hoạt hoá của phản ứng là 24,74 Kcal/mol avf ở 25*C nồng độ N2O5 giảm đi một nửa sau 341,4 giây. Hãy tính nhiệt độ T.

2/ Một bình kín 5 lít chứa etan ở nhiệt độ 300K, áp suất 1 atm. Sau đó đun nóng bính đến các nhiệt độ 500K, 800K, 1000K thì đo được áp suất tương ứng là: 1,676 atm; 2,725 atm; 4,942 atm.
a) Tính áp suất của etan trong bính ở các nhiệt độ 500K, 800K, 1000K và giải thích sự khác nhau giữa trị số tính được theo lý thuyết và trị số đo được ở trên. (Coi etan là khí lý tưởng).
b) Giả thiết khi đun nóng chỉ xảy ra phản ứng C2H6 = C2H4 + H2. Hãy tính độ chuyển hoá etan và hằng số cân bằng Kp của phản ứng ở 800K và 1000K.
c) Xác định entanpi trung bình H trong khoảng nhiệt độ T1 là 800K đến T2 là 1000K. Ảnh hưởng của việc tăng nhiệt độ đến độ chuyển hoá etan như thế nào ?

Câu 3 (3,0 điểm)
1/ Dung dịch A được tạo thành bởi CoCl2 0,01M; NH3 0,36M và H2O2 3.10^-3 M.
a) Tính pH và nồng độ ion Co2+ trong dung dịch A.
b) Viết sơ đồ pin và tính sức điện động E của pin được tạo thành bởi điện cực Pt nhúng trong dung dịch A với điện cực Ag nhúng trong dung dịch AgNO3 8.10^-3 M.
Cho: pKa của NH4+ là 9,24; E* Co3+/Co2+: 1,84 V; E* H2O2/OH-: 0,94 V
; E* Ag+/Ag: 0,799 V
Log hằng số bền của phức : Co2+ + 6NH3 = Co(NH3)6 2+; lg 1 = 35,16
Co3+ + 6NH3 = Co(NH3)6 3+; lg 2 = 4,39

2/ Dung dịch A gồm Na2CO3 và NaOH 0,001M có pH= 11,8. Tính thể tích dung dịch HCl 0,1M dúng để trung hoà 25,00 ml dung dịch A đến pH=6. Cho biết độ tan của CO2 trong nước là 3.10^-3 M; pKa của H2CO3 lần lượt là 6,35; 10,33

Câu 4 (3,0 điểm)
1/ Cho phenyl clorua, benzyl clorua và hexyl clorua lần lượt thự hiện các thí nghiệm:
-Trương hợp 1: Đun sôi từng chất trên với nước, gạn lớp nước rồi axit hoá bằng HNO3, sau đó dung dịch AgNO3 vào hỗn hợp thu được.
-Trường hợp 2: Đun sôi từng chất trên với NaOH, gạn lớp nước rồi axit hoá bằng HNO3, sau đó dung dịch AgNO3 vào hỗn hợp thu được.
Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm và dựa vào cấu tạo để giải thích hiên tượng.

2/ Các hợp chất A, B, D đều có chứa cacbon, hiđro, oxi và đều có phân tử khối nhỏ hơn 150u. Thành phần phần trăm khối lượng của cacbon và hiđro trong các chất A, B, D lần lượt là 68,85% và 4,92%; 79,25% và 5,66%; 77,78% và 7,41%. Biết rằng, chất D có thể được tạo thành từ A hoặc B khi cho chúng tác dụng với chất khử. A không làm mất màu nước brom và bền với nhiều tác nhân oxi hoá.
a) Viết CTCT của A, B, D.
b) Cho biết một chất khử có thể sử dụng để biến đổi A hoặc B thành chất D.
c) Hỗn hợp X gồm A, B, D được lấy theo tỉ lệ mol là 1 : 2 : 1 có khối lượng 88,4 gam. Đem đun nóng hỗn hợp X với lượng dư dung dịch KOH đặc. Chia hỗn hợp thu được làm 2 phần bằng nhau. 1 phần đem đun nóng với lượng dư KMnO4 sau đó axit hoá bằng H2SO4. Đem axit hoá phần còn lại bằng H2SO4 dư rồi đun nóng. Hãy viết các phương trình hoá học và tính lượng chất hữu cơ được tạo ra ở mỗi phần, coi hiệu suất các pư là 100%.

Câu 5 (3,0 điểm)
1/ Arabinpyranozơ (D-anđopentozơ có cấu hình 2S, 3R,4R) được chuyển hoá như sau:

Vẽ cấu trúc của B, C, DE.

2/ Hợp chất A C4H8O3) quang hoạt, không tham gia phản ứng tráng bạc, tác dụng với anhidrit axetic tạo ra dẫn xuất monoaxetat. Khi đun nóng với metanol (trong điều kiện thích hợp,A chuyển thành chất B (C4H10O3).Dưới tác dụng của axit vô cơ loãng, B cho metanol và C (C4H8O4). C tác dụng với anhidrit axetic tạo ra dẫn xuất triaxetat, C tác dụng với NaBH4 tạo ra D (C4H10O4) không quang hoạt. C tham gia phản ứng tráng bạc tạo thành axit cacboxylic E (C4H8O5). Xử lý amit của E bằng dung dịch loãng NaClO tạo ra D-(+)-Glyxerandehit (C3H6O3) và amoniac. Vẽ cấu trúc của A, B, C, DE.

Câu 6 (4,0 điểm)
1/ Hợp chât thiên nhiên A có thành phần phần trăm khối lượng 74,074% C; 8,642% H và còn lại là N. Dung dịch của A trong nước có nồng độ 3,138% và sôi ở 100,372*C.
a) Xác định CTPT của A biết hằng số nghiệm sôi của nước là 1,86.
b) Oxi hóa mạnh A tạo thành hỗn hợp các sản phẩm trong đó có hợp chất E là axit Piridin-3-Cacboxylic (C6H5O2N) và F là N-metylprolin ( C6H11O2N).Hãy xác định CTCT của A và cho biết E hay F chiếm tỉ lệ cao hơn.
c) B có trong tự nhiên và là đồng phân cấu tạo của A. Khi oxi hóa mạnh B cũng cho hỗn hợp sản phẩm trong đó có EG (chất G là axit Piperidin-2-cacboxylic: C6H11O2N). Hãy xác định CTCT của B.
d) AB đều phản ứng với HCl. Viết CTCT của các sản phẩm khi cho AB tác dụng với HCl (theo tỉ lệ mol 1:1). So sánh khả năng pư với HCl của AB. Giải thích.

2/ Chất A là một peptit vòng có trong tự nhiên, khi thủy phân hoàn toàn A cho Tyr, Lys, Phe, Gly, Glu. Nếu thủy phân không hoàn toàn A cho Gly-Phe,Lys-Gly,Phe-Glu. Biết khối lượng mol phân tở của A là 624 g/mol. A tác dụng với 2,4-dinitroflobenzen cho dẫn xuất thế, thủy phân dẫn xuất này được 2,4-đinitrophenyl của 1 amino axit có khối lượng phân tử là 347 g/mol.
a) Xác định amino axit đầu N của A và xác định trinh tự sắp xếp các amino axit trong A.
b) A có bao nhiêu dạng vòng ? Giải thích.

Chữ kí cá nhânĐã thất bại và đã không đạt được thành tích như mong muốn khi trượt Đội tuyển VN tham dự IChO2010, nhưng sẽ cố gắng hết mình để lọt được vào Đội tuyển VN tham dự IChO2011, đường còn dài, cánh cửa MIT còn đang rộng mở, hãy nhớ tới tấm gương của các bậc tiền bối Bùi Tuấn Linh và Vũ Minh Châu, không thể làm các anh chị ý thất vọng !!!


thay đổi nội dung bởi: NguyenQuangTung, ngày 02-25-2010 lúc 06:42 PM. Lý do: Sai lỗi chính tả
NguyenQuangTung vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn NguyenQuangTung vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
charmander93 (12-14-2009), khanhphongka (12-23-2009), kuteboy109 (12-04-2009), ngoalong (12-05-2009)
Old 12-05-2009 Mã bài: 50411   #428
ti_to123
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Posts: 2
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 ti_to123 is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi bluemonster View Post
Còn đây là bài tập nhiệt động học
Em không thể download được mấy tài liệu trang đầu. Các anh cho lại em với. Em đang rất cần tài liệu phần Hóa Đại cương.
ti_to123 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-07-2009 Mã bài: 50593   #429
ngoalong
Thành viên ChemVN

nothing is impossible
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Location: hà nội
Tuổi: 34
Posts: 41
Thanks: 3
Thanked 11 Times in 6 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 ngoalong is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi vantoan View Post
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN HSGQG 2007
mình ko down được. Bạn vui lòng up lại được không?
ngoalong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-08-2009 Mã bài: 50596   #430
kuteboy109
VIP ChemVN
 
kuteboy109's Avatar

Kr_Chemboy
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Posts: 548
Thanks: 135
Thanked 953 Times in 365 Posts
Groans: 0
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 48 kuteboy109 will become famous soon enough kuteboy109 will become famous soon enough
Default

Anh ngoalong cần đề 2007 à, tiện tay up lại vậy:
contains hidden content
Debe 'Dar las Gracias' para ver el contenido oculto

thay đổi nội dung bởi: kuteboy109, ngày 12-08-2009 lúc 09:40 AM.
kuteboy109 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn kuteboy109 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
bachtridung (12-15-2010), haruka18 (03-13-2010), nct_hmu (12-12-2009), ngoalong (12-08-2009), ngoctuih (01-27-2010), status (12-12-2009), thaicuc95 (01-10-2011), ThienVyHuy (01-30-2010), zuzu (12-08-2009)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:52 AM.