Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Hóa đại cương: Nhiệt hóa học.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 07-21-2010 Mã bài: 65262   #1
caokhanhcr2010
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jun 2010
Posts: 25
Thanks: 5
Thanked 6 Times in 5 Posts
Groans: 6
Groaned at 9 Times in 8 Posts
Rep Power: 0 caokhanhcr2010 is an unknown quantity at this point
Default Hóa đại cương: Nhiệt hóa học

cho e hỏi tí về nguyên lí 1 và 2 nhiệt động
ng ta định nghĩa hệ cô lập là gì?
và phản ứng hóa học tự diễn biến khi nào? (e đọc trong tài liệu thấy lúc thì bảo biến thiên deltaG<0, lúc thì lại là biến thiên entropi deltaS >0. vậy thì mình nên phân biệt 2 cách làm đó như thế nào ạ)
1 bài ví dụ:
sự gỉ sắt diễn ta ở 25C, 1atm theo pt: 4Fe + 3O2 = 2Fe2O3 (deltaH=-824,2kJ/mol, deltaSpu = -549,4J/K)
hãy chứng minh sự gỉ sắt là 1 quá trình tự diễn biến.

thay đổi nội dung bởi: minhduy2110, ngày 08-05-2010 lúc 09:04 AM.
caokhanhcr2010 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-21-2010 Mã bài: 65272   #2
Molti
VIP ChemVN
 
Molti's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Location: Chuyên THĐ - Phan Thiết
Tuổi: 29
Posts: 636
Thanks: 193
Thanked 412 Times in 273 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 52 Molti will become famous soon enough Molti will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to Molti
Default

Tính năng lượng tự do gibbs nếu bé hơn 0 là chuyển dịch sang phải, lớn hơn 0 chuyển dịch sang trái
DltaG= deltaH-TdeltaS = 842200 - [(25+273)*-549,4]
ta thấy, deltaH >0, deltaS<0 , T>0 --> deltaG >0 chiều nghịch

Chữ kí cá nhân"NGU = Never Give Up"

Molti vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Molti vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (07-22-2010), hankiner215 (07-21-2010)
Old 07-21-2010 Mã bài: 65278   #3
hankiner215
Thành viên ChemVN
 
hankiner215's Avatar

nlminhtri
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Tuổi: 34
Posts: 95
Thanks: 68
Thanked 109 Times in 61 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 24 hankiner215 will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi caokhanhcr2010 View Post
cho e hỏi tí về nguyên lí 1 và 2 nhiệt động
ng ta định nghĩa hệ cô lập là gì?
và phản ứng hóa học tự diễn biến khi nào? (e đọc trong tài liệu thấy lúc thì bảo biến thiên deltaG<0, lúc thì lại là biến thiên entropi deltaS >0. vậy thì mình nên phân biệt 2 cách làm đó như thế nào ạ)
1 bài ví dụ:
sự gỉ sắt diễn ta ở 25C, 1atm theo pt: 4Fe + 3O2 = 2Fe2O3 (deltaH=-824,2kJ/mol, deltaSpu = -549,4J/K)
hãy chứng minh sự gỉ sắt là 1 quá trình tự diễn biến.
Hệ cô lập là hệ ko trao đổi chất và năng lương với môi trường bên ngoài.Vũ trụ đc xem là một hệ cô lập!
Pư hóa học tự diễn biến khi delta G < 0 (đó là về nhiệt động học,còn nó diễn ra nhanh hay chậm thì xét thêm động học)
ta có công thức, delta G0 = delta H0 - T delta S0 (các đại lượng phải phù hợp về đơn vị)
*Nếu delta H0 > 0, delta S0 < 0 => pư ko tự xảy ra theo chiều thuận,xảy ra theo chiều nghịch
*Nếu delta H0 > 0, delta S0 > 0 => pư tự xảy ra ở T cao, ko tự xảy ra ở T thấp (còn bao nhiêu thì phải tính toán)
*Nếu delta H0 < 0, delta S0 < 0 => pư tự xảy ra ở T thấp,ko tự xảy ra ở T cao.
cm: delta G0 = -824,2 (kJ/mol) - (25+273) (K)*[-549,4 (J/K)*10^-3) = -660.48 (kJ/mol) < 0 => qt tự xảy ra
Thân!

Chữ kí cá nhân
Hankiner215
Have A Nice Day!!!


hankiner215 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn hankiner215 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (07-22-2010)
Old 07-22-2010 Mã bài: 65291   #4
caokhanhcr2010
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jun 2010
Posts: 25
Thanks: 5
Thanked 6 Times in 5 Posts
Groans: 6
Groaned at 9 Times in 8 Posts
Rep Power: 0 caokhanhcr2010 is an unknown quantity at this point
Default

vậy thế còn tính theo deltaS thì sao? (nếu deltaS > 0 thì hệ tự diễn biến)
e đọc trong sách thì thấy bài này giải theo deltaS, thấy có thắc mắc nên mới hỏi các a
vậy thế khi nào dùng deltaS còn khi nào dùng deltaG ạ?
phải phân biệt rõ ràng 2 cách dùng này thì mới hiểu đc bản chất của phản ứng chứ ạ (nếu như a nói thì trong trường hợp khi nãy là deltaS<0, mâu thuẫn quá!!!)
caokhanhcr2010 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-22-2010 Mã bài: 65293   #5
Molti
VIP ChemVN
 
Molti's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Location: Chuyên THĐ - Phan Thiết
Tuổi: 29
Posts: 636
Thanks: 193
Thanked 412 Times in 273 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 52 Molti will become famous soon enough Molti will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to Molti
Default

2 cái đó liên hệ với nhau
Phản ứng tự diễn biến theo chiều tăng entropi của hệ và môi trường hay nói cách khác tổng entropi hệ và môi trường(mtr) >O .Tổng đó gọi là entropi vũ trụ (vtr)

Từ đó ta sẽ tìm ra CT tính năng lượng Gibbs
DeltaS(hệ) + deltaS(môi trường) = deltaS(vtr)
deltaS(mtr)=deltaH(mtr)/T= - deltaH(hệ)/T
--> DeltaS(hệ) - deltaH(hệ)/T = deltaS(vtr)
<=>T*DeltaS(hệ) - deltaH(hệ)= T*deltaS(vtr)
<=> -T*DeltaS(hệ) + deltaH(hệ)= -T*deltaS(vtr)
ta đặt -T*deltaS(vtr) = deltaG(hệ) hay nó chính là năng lượng tự do gibbs
==> deltaH(hệ) -T*DeltaS(hệ) = deltaG(hệ)
mà quá trình tự diễn biến xảy ra khi
deltaS(vtr) > 0 với nhiệt độ > 0 --> deltaG(hệ) < 0

Chữ kí cá nhân"NGU = Never Give Up"

Molti vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Molti vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (07-22-2010), caokhanhcr2010 (07-23-2010)
Old 07-22-2010 Mã bài: 65295   #6
hankiner215
Thành viên ChemVN
 
hankiner215's Avatar

nlminhtri
 
Tham gia ngày: Feb 2009
Tuổi: 34
Posts: 95
Thanks: 68
Thanked 109 Times in 61 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 24 hankiner215 will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi caokhanhcr2010 View Post
vậy thế còn tính theo deltaS thì sao? (nếu deltaS > 0 thì hệ tự diễn biến)
e đọc trong sách thì thấy bài này giải theo deltaS, thấy có thắc mắc nên mới hỏi các a
vậy thế khi nào dùng deltaS còn khi nào dùng deltaG ạ?
phải phân biệt rõ ràng 2 cách dùng này thì mới hiểu đc bản chất của phản ứng chứ ạ (nếu như a nói thì trong trường hợp khi nãy là deltaS<0, mâu thuẫn quá!!!)
Bạn có thể post lên đây bài giải đc ko?
Điều kiện tổng quát để một biến đổi thuận nghịch hay bất thuận nghịch (tự xảy ra) là: dU + pdV - TdS <= 0 (*) (dấu "=" trong TH thuận nghịch, U là nội năng của hệ)
*U và V ko đổi (dU = 0, dV = 0 => hệ cô lập): (*)<=> dS >= 0
*S và V ko đổi : (*) <=> dU <= 0
*S và p ko đổi: (*) <=> dH <= 0
*T và p ko đổi: (*) <=> dG <= 0
Đa số các biến đổi hóa học được thực hiện trong đk đẳng nhiệt,đẳng áp (như trong vd bạn nêu) nên dG <= 0 được sử dụng phổ biến)
Thân!

Chữ kí cá nhân
Hankiner215
Have A Nice Day!!!



thay đổi nội dung bởi: hankiner215, ngày 07-22-2010 lúc 12:31 PM.
hankiner215 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn hankiner215 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (07-22-2010)
Old 07-22-2010 Mã bài: 65309   #7
johnhoa
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jul 2010
Posts: 1
Thanks: 1
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 johnhoa is an unknown quantity at this point
Default Cho mình hỏi một câu về hóa đại cương

Đề thi cuối kỳ của mình cho 1 bài tính được deltaS, deltaG. Yêu cầu của bài toán kêu tính hằng số cân bằng của phản ứng. Có ai biết cách làm kg làm ơn chỉ mình với vì theo như mình học thì không thấy công thức nào tính hằng số cân bằng từ deltaS va deltaG hết. Mong được các bạn giúp đỡ!!!!
johnhoa vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-22-2010 Mã bài: 65325   #8
Molti
VIP ChemVN
 
Molti's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Location: Chuyên THĐ - Phan Thiết
Tuổi: 29
Posts: 636
Thanks: 193
Thanked 412 Times in 273 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 52 Molti will become famous soon enough Molti will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to Molti
Default

Có chứ, dựa vào năng lượng gibbs đó
deltaG=-RTlnk

Chữ kí cá nhân"NGU = Never Give Up"

Molti vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Molti vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
johnhoa (07-23-2010)
Old 07-23-2010 Mã bài: 65380   #9
caokhanhcr2010
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jun 2010
Posts: 25
Thanks: 5
Thanked 6 Times in 5 Posts
Groans: 6
Groaned at 9 Times in 8 Posts
Rep Power: 0 caokhanhcr2010 is an unknown quantity at this point
Default

Vâng e hiểu ý kiến của a molti rồi. Vậy là trường hợp nào mình cũng có thể làm bằng 2 cách vẫn đc. Nhưng phải hiểu phân biệt rõ ràng giữa deltaS(mt) và deltaS(hệ) thì mới làm theo cách deltaS được. Vậy nên làm theo cách tính deltaG sẽ đơn giản hơn.

Và cho e hỏi thêm 1 cái nữa là trong chương trình đh thì deltaU=deltaA+deltaQ, còn trong chương trình phổ thông của chúng e theo như các thầy cô dạy thì lại là deltaU+deltaQ=deltaA.
vậy về bản chất thì cái nào đúng cái nào sai hả các a?
caokhanhcr2010 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-28-2010 Mã bài: 65647   #10
Trần Văn Quyết
Thành viên ChemVN
 
Trần Văn Quyết's Avatar

 
Tham gia ngày: Apr 2010
Tuổi: 30
Posts: 84
Thanks: 52
Thanked 34 Times in 24 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 20 Trần Văn Quyết is on a distinguished road
Send a message via Yahoo to Trần Văn Quyết
Default

Trích:
Nguyên văn bởi caokhanhcr2010 View Post
Vâng e hiểu ý kiến của a molti rồi. Vậy là trường hợp nào mình cũng có thể làm bằng 2 cách vẫn đc. Nhưng phải hiểu phân biệt rõ ràng giữa deltaS(mt) và deltaS(hệ) thì mới làm theo cách deltaS được. Vậy nên làm theo cách tính deltaG sẽ đơn giản hơn.

Và cho e hỏi thêm 1 cái nữa là trong chương trình đh thì deltaU=deltaA+deltaQ, còn trong chương trình phổ thông của chúng e theo như các thầy cô dạy thì lại là deltaU+deltaQ=deltaA.
vậy về bản chất thì cái nào đúng cái nào sai hả các a?
Với quá trình mà sự biến đổi là vô cùng nhỏ thì biều thức của nguyên lý thứ nhất có dạng:
dU = δQ + δA
Dấu vi phân toàn phần d (từ chữ delta) trước chữ U có ý nghĩa là sự biến thiên một lượng vô cùng nhỏ của nội năng U.
Các dấu δ (cũng từ delta) nghĩa một lượng vô cùng nhỏ.
Dấu vi phân toàn phần dùng cho hàm trạng thái (giá trị của nó không phụ thuộc đường đi của quá trình), dấu vô cùng nhỏ dùng cho hàm quá trình, giá trị của nó phụ thuộc cách tiến hành quá trình (hay con đường đưa hệ từ trạng thái đầu tới trạng thái cuối)
Khi quá trình là hữu hạn, người ta viết:
∆U = Q + A
Q, A là lượng nhiệt, công trao đổi (chú ý rằng nhiệt và công tuy có thứ nguyên của năng lượng là J nhưng không phải là năng lượng, không có khái niệm lượng nhiệt (công) dự trữ, nó chỉ là hình thức truyền năng lượng)
Khi người ta viết ở dạng này thì quy ước sẽ là: hệ phát năng lượng thì nhân dấu âm (năng lượng của hệ giảm đi 1 lượng +E hay tăng 1 lượng -E) , nhận năng lượng thì nhận dấu dương (năng lượng của hệ tăng lên một lượng +E)
Qui ước này cho ta một phát biểu: trong một hệ, độ mất mát nội năng bằng tổng lượng nhiệt và công đã trao đổi.
Nếu hệ chỉ sinh công dãn nở thì đối với quá trình vô cùng nhỏ ta có:
δA = -P.dV (với qui ước như trên thì ta phải đặt dấu "-" trước biểu thức)
Nhưng nếu chuyển thành quá trình hữu hạn một cách tương tự thì sẽ mắc sai lầm:
A = -P.∆V
Lý do là thì thể tích liên tục tăng (giảm) thì áp suất của hệ cũng không ngừng giảm (tăng) chứ không giữ nguyên giá trị P nữa. Nếu muốn nó đúng ta phải cho P = const.
Tuy nhiên ở quá trình vô cùng nhỏ thì nó đúng. Lý do: Trong một quá trình vô cùng nhỏ, ta luôn có thể coi sự biến đổi của một đại lượng bất kì là cực kì nhỏ (tiến tới 0) so với giá trị trung bình của đại lượng đó trong quá trình, vậy có thể coi P + dP = P = const (trong giải tích điều đó đúng, vì dP = 0).
Muốn chuyển thành quá trình hữu hạn ta cần có một chút kiến thức về giải tích, vì đại số không thể cho phép ta tính tổng của vô số những lượng vô cùng nhỏ và biến đổi liên tục được.
Nếu qui ước với nhiệt như trên, còn với công thì ngược lại (nhận công: A < 0, thực hiện công: A > 0) thì ta có:
dU = δQ - δA
∆U = Q - A
hay:
Q = ∆U + A
Khi quá trình là chu trình (quá trình kín) thì ∆U = 0, Q = A.
Khi Q > 0 thì A > 0, tức là hệ muốn sinh công thì phải nhận nhiệt, nếu muốn nội năng của hệ không đổi. Đây cũng là một cách hiểu nguyên lý I.
Nếu gọi động cơ vĩnh cửu loại I là động cơ hoạt động tuần hoàn (<=> U = const) sinh công (A > 0) mà không nhận nhiệt (Q = 0) thì ta có thể khẳng đinh: "không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại I".
Với qui ước này thì: δA = P.dV
Hai qui ước trên là phổ biến. Mình thích cách qui ước thứ nhất hơn. Còn cách qui ước của bạn thì cũng ok thôi, nhưng mình thấy ít dùng.
Chúc bạn học tốt!
Trần Văn Quyết vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Trần Văn Quyết vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
rainbow_92 (10-14-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:08 AM.