Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > HÓA HỮU CƠ

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Độ âm điện của các kiểu lai hóa của C.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 07-07-2010 Mã bài: 64449   #1
khang_chemvn
Thành viên ChemVN
 
khang_chemvn's Avatar

I'm KjN no.1
 
Tham gia ngày: Feb 2010
Tuổi: 30
Posts: 28
Thanks: 8
Thanked 8 Times in 8 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 khang_chemvn is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to khang_chemvn
Exclamation Độ âm điện của các kiểu lai hóa của C

Trong việc xác định các hiệu ứng cấu trúc trong phân tử hợp chất hữu cơ, việc xác định hướng di chuyển của e là rất quan trọng. Vậy mình xin hỏi các bạn là trong 3 kiểu lai hóa sp,sp2,sp3 thì kiểu nào có độ âm điện lớn nhất, bé nhất.
Mình đã có 1 hướng suy nghĩ, không biết có đúng không, mong các bạn cho ý kiến:
Độ âm điện sp>sp2>sp3. Lý do là trong sp thì thành phần tham gia của AO s cao hơn trong sp2 và sp3, mà các AO s hình cầu có khả năng len lỏi cao, nên có khả năng hút e tốt hơn và độ âm điện cao hơn.
khang_chemvn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-07-2010 Mã bài: 64467   #2
tran tranh cong
Thành viên ChemVN
 
tran tranh cong's Avatar

cacodemon1812 - ác ma là tôi
 
Tham gia ngày: Jul 2010
Location: 12A1 - THPT A Bình Lục
Tuổi: 30
Posts: 82
Thanks: 10
Thanked 80 Times in 61 Posts
Groans: 2
Groaned at 10 Times in 9 Posts
Rep Power: 20 tran tranh cong will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to tran tranh cong
Smile

Trích:
Nguyên văn bởi khang_chemvn View Post
Trong việc xác định các hiệu ứng cấu trúc trong phân tử hợp chất hữu cơ, việc xác định hướng di chuyển của e là rất quan trọng. Vậy mình xin hỏi các bạn là trong 3 kiểu lai hóa sp,sp2,sp3 thì kiểu nào có độ âm điện lớn nhất, bé nhất.
Mình đã có 1 hướng suy nghĩ, không biết có đúng không, mong các bạn cho ý kiến:
Độ âm điện sp>sp2>sp3. Lý do là trong sp thì thành phần tham gia của AO s cao hơn trong sp2 và sp3, mà các AO s hình cầu có khả năng len lỏi cao, nên có khả năng hút e tốt hơn và độ âm điện cao hơn.
Csp3 có độ âm điện là 2,1 Csp2=2,8 còn Csp=3,5
* Lai hóa sp3: có sự tổ hợp của obitan 2s với 3 obitan 2p sẽ tạo thành 4 obitan lai hóa gọi là lai hóa sp3. Mỗi obitan này có 1/4 bản chất là s và 3/4 bản chất là p nên obitan này có cấu trúc hình số 8 không đều. Cánh lớn là phần trước có mật độ e lớn tham gia vào tạo thành liên kết với các obitan khác,và cánh nhỏ có mật độ e bằng 0 , không tham gia liên kết. Các obitan lai hóa sp3 tương tác với các obitan s hay p hay với sp3 khác tạo thành liên kết đơn sigma (liên kết và phản liên kết). VD như phân tử CH4 là kiểu lai hóa sp3 và định hướng dưới góc 109,5 độ (góc tứ diện).
* Lai hóa sp2: Nguyên tử C ở đây có sự tương tác của obitan 2s và 2 obitan 2p tạo thành ba obitan lai hóa gọi là obitan lai hóa sp2, có hình dạng tương tự như sp3 nhưng ba obitan sp2 được định hướng trong mặt phẳng dưới góc 120 độ, các obitan này cũng tạo thành liên kết sigma với các obitan khác. Hai obian sp2 của hai C tương tác tạo thành liên kiết sigma C-C. Obitan sp2 có 1/3 bản chất là s và 2/3 bản chất là p. Mỗi nguyên tử C lai hóa sp2 còn một obian p thuần khiết nằm thẳng góc với mặt phẳng của 3 obian sp2. Hai obitan p của hai C lai hóa sp2 xen phủ bên với nhau tạo nên liên kết pi hay obitan phân tử MO pi. (điều này giải thích cho sự suất hiện liên kết pi trong anken). Mật độ e của pi tập trung ở trên và dưới mặt phẳng của khung sigma. Mặt phẳng đi qua nhân cũng là mặt phẳng nút của hệ pi, trong đo xác suất tìm thấy e bằng 0.
* Lai hóa sp: là lai hóa do sự tương tác của obitan 2s với 1 obitan 2p.. Obitan lai hóa sp này chứa 1/2 bản chất s và 1/2 bản chất p, nằm trên đường thẳng đi qua nhân C. Mỗi nguyên tử C còn có hai obitan p thuần khiết nằm thẳng góc với nhau và với hai trục obitan sp. Sự xen phủ của các obitan p của hai nguyên tử C lai hóa sp tạo nên hai liên kết pi hay là hai MO pi nằm thẳng góc với nhau đi qua trục liên kết sigma C-C.

Chữ kí cá nhânBất tài và hậu đậu cấu thành nên tôi

tran tranh cong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn tran tranh cong vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
dst (07-07-2010), khang_chemvn (07-07-2010)
Old 08-05-2010 Mã bài: 66090   #3
MinMax5994
Thành viên ChemVN
 
MinMax5994's Avatar

 
Tham gia ngày: Aug 2010
Tuổi: 29
Posts: 8
Thanks: 9
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 MinMax5994 is an unknown quantity at this point
Default

nếu bạn học hữu cơ thì cái này viết rất rõ trong sách mà???
MinMax5994 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:57 AM.