Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > MATERIALS SCIENCE & MICRO-NANOTECHNOLOGY > POLYMERS & COMPOSITES

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Hộp xốp đựng thức ăn gây UNG THƯ?.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-02-2010 Mã bài: 56596   #1
C.H.V
Moderator
 
C.H.V's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Location: Ho Chi Minh city
Tuổi: 36
Posts: 205
Thanks: 105
Thanked 298 Times in 109 Posts
Groans: 1
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 36 C.H.V has a spectacular aura about C.H.V has a spectacular aura about
Default Hộp xốp đựng thức ăn gây UNG THƯ?

Trong nhiều ngày qua, rất nhiều trang báo online đưa tin về hộp xốp đựng thức ăn có chứa chất gây ung thư, đột biến gen, phá hủy gan... bên cạnh đó cũng có những tin trái ngược lại:



Hộp xốp đựng thức ăn không hề có chất gây hại

Hộp xốp không đáng sợ!
Vân vân...

Có chứa chất gây ung thư, đột biến gen, phá hủy gan.. trong hộp xốp đựng thức ăn hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn.

thay đổi nội dung bởi: C.H.V, ngày 04-03-2010 lúc 12:18 AM.
C.H.V vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2010 Mã bài: 56598   #2
HaiHaiHai
Thành viên ChemVN
 
HaiHaiHai's Avatar

banhbanh
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Location: TP Hồ Chí Minh
Tuổi: 38
Posts: 11
Thanks: 6
Thanked 7 Times in 6 Posts
Groans: 4
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 HaiHaiHai is an unknown quantity at this point
Default

Bên cạnh những chất gây ung thư còn có cả những kim loại độc hại khác như As, Hg, Pb, Cd... Nguồn gốc của nó chủ yếu là do trong quá trình sản xuất các chất độc hại này đã nhiễm ngay từ khâu nguyên liệu, phần nhiều là Pb (các kim loại khác cũng ở mức phát hiện thấy nhưng ở nồng độ thấp hơn-tính bằng ppb). Trong TC 46/BYT có nêu rõ hàm lượng cho phép của các chất, các bạn quan tâm có thể xem thêm.
Tất nhiên, nhà sản xuất đâu thể nào bao quát toàn bộ sản phẩm được. Sản phẩm họ đưa đi kiểm nghiệm chỉ là vài mẫu tượng trưng thôi (Nguyên tắc là phải lấy toàn bộ sản phẩm sản xuất trong cùng đợt, ngày, hoặc tháng... để test) do đó nếu các phòng thí nghiệm cho kết quả "không phát hiện" thì cũng đừng vội mừng. Với lại bây giờ sản xuất nhựa lời lắm nên, mọi người đổ xô mở nhà máy, công ty, xưởng gia công, xưởng tái chế nhựa... lớn bé đủ các loại.
Vấn đề tuy không mới nhưng dân ta sử dụng đồ nhựa cũng khá nhiều, lâu dần thành quen rồi. Trừ khi lâu lâu báo chí đăng tin lại phát hoảng lên "chút ít" rồi đâu lại vào đấy!
HaiHaiHai vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2010 Mã bài: 56604   #3
C.H.V
Moderator
 
C.H.V's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Location: Ho Chi Minh city
Tuổi: 36
Posts: 205
Thanks: 105
Thanked 298 Times in 109 Posts
Groans: 1
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 36 C.H.V has a spectacular aura about C.H.V has a spectacular aura about
Default

Trích:
Nguyên văn bởi HaiHaiHai View Post
Bên cạnh những chất gây ung thư còn có cả những kim loại độc hại khác như As, Hg, Pb, Cd... Nguồn gốc của nó chủ yếu là do trong quá trình sản xuất các chất độc hại này đã nhiễm ngay từ khâu nguyên liệu, phần nhiều là Pb (các kim loại khác cũng ở mức phát hiện thấy nhưng ở nồng độ thấp hơn-tính bằng ppb).
Không biết bạn lấy thông tin ở đâu về việc nhiều kim loại độc hại có chứa trong hộp xốp đựng thức ăn (có tinh cậy được không) ? Các kim loại nặng này nhiễm từ khâu nguyên liệu đầu vào, là sao ? Có phải bạn nói ở đây là những loại nhựa tái chế được dùng để sản xuất hộp xốp ?


thân ái.

thay đổi nội dung bởi: C.H.V, ngày 04-03-2010 lúc 11:44 AM.
C.H.V vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn C.H.V vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
HaiHaiHai (04-03-2010)
Old 04-03-2010 Mã bài: 56623   #4
HaiHaiHai
Thành viên ChemVN
 
HaiHaiHai's Avatar

banhbanh
 
Tham gia ngày: Apr 2010
Location: TP Hồ Chí Minh
Tuổi: 38
Posts: 11
Thanks: 6
Thanked 7 Times in 6 Posts
Groans: 4
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 HaiHaiHai is an unknown quantity at this point
Default

Cám ơn câu hỏi của bạn!
Mình may mắn được làm trong ngành phân tích nên gặp được rất nhiều dạng mẫu. Mình phân tích As trên hạt nhựa nguyên liệu, màng PE, PA và các sản phẩm nhựa thành phẩm khác..., ngoài ra còn tham khảo KQ đo KL nặng của các anh chị khác nữa.
Thường thì As trong hạt nhựa nguyên liệu mình đo lúc nào cũng có khá nhiều (chỉ tính riêng PP ngâm trong Axit acetic thôi, nếu dùng PP phá tổng là còn nhiều nữa). Nguồn gốc tại sao chúng lại có như bạn hỏi, theo mình có các nguyên nhân:
- Do nguồn gốc tự nhiên có sẵn khi khai thác nguyên liệu (VD khai thác dầu mỏ)
- Do dụng cụ, thiết bị sản xuất không sạch.
Vì hiểu biết có hạn nên mình chỉ có thể giải thích đơn giản như vậy. Bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu, các bài báo hay các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe của nước ngoài. Dưới đây là một bài báo mình tìm được để dẫn chứng.
http://www.springerlink.com/content/3157n35941l28454/
Have a good day, partner!

thay đổi nội dung bởi: HaiHaiHai, ngày 04-03-2010 lúc 01:45 PM.
HaiHaiHai vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn HaiHaiHai vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
C.H.V (04-03-2010)
Old 04-03-2010 Mã bài: 56625   #5
C.H.V
Moderator
 
C.H.V's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Location: Ho Chi Minh city
Tuổi: 36
Posts: 205
Thanks: 105
Thanked 298 Times in 109 Posts
Groans: 1
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 36 C.H.V has a spectacular aura about C.H.V has a spectacular aura about
Default

Trích:
Nguyên văn bởi HaiHaiHai View Post
- Do nguồn gốc tự nhiên có sẵn khi khai thác nguyên liệu (VD khai thác dầu mỏ)
- Do dụng cụ, thiết bị sản xuất không sạch.
Cám ơn về ý kiến của bạn !
Bài báo bạn đưa nói về những ô nhiễm kim loại nặng dính vào trong nhựa làm hộp xốp (PS) trong trường hợp đã sử dụng qua, tức là nếu nhựa đó đem đi tái chế lại để sử dụng thì nguy hiểm. Nhưng nhựa polystyren dùng để làm hộp xốp là nhựa chính phẩm (có thể thấy màu san pham trắng tinh, nếu có từ nhựa tái chế thì màu sẽ ngã vàng) thì không có nguy hiểm gì cả.
Một bài nói phân tích khá đầy đủ
Trích:
Nguyên văn bởi BNLD View Post
Không tìm thấy độc chất trong hộp xốp

Chiều 31-3, PGS-TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vừa lấy hơn 10 mẫu hộp xốp mua tại các quán cơm trên địa bàn TP Hà Nội để xét nghiệm. Kết quả, chưa phát hiện bất cứ yếu tố độc hại nào trong hộp xốp đựng thức ăn. Độ thôi nhiễm của bao bì thực phẩm với các chất gây nguy hại cho sức khỏe đều âm tính và dưới mức cho phép.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Khẩn, dù kết quả kiểm nghiệm hiện tại cho thấy các sản phẩm trên đều an toàn nhưng chưa thể hoàn toàn yên tâm. Thực tế, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất hộp xốp và bao bì thực phẩm “trốn” công bố chất lượng những mặt hàng này. Việc sử dụng sản phẩm bao gói không đạt yêu cầu sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ. Sắp tới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục lấy mẫu các loại bao bì đựng thực phẩm để xét nghiệm.
Ngọc Dung
Trích:
Nguyên văn bởi BNLD View Post
Không gây ung thư

Bột talc là một loại khoáng vô cơ, được ứng dụng làm thành phần chính của phấn cho trẻ em, được dùng trong dược phẩm, giấy, sơn và chế biến thực phẩm... Bột talc có thể gây bệnh cho phổi (theo đường khí quản) khi hít phải khí có hàm lượng bột cao. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Hoa Kỳ xác nhận bột talc (loại không chứa sợi amiăng) dùng trong mỹ phẩm là an toàn.

Sáp ceresin là một loại sáp vô cơ, giống như sáp parafin. Đây là chất khá trơ, không độc, không nguy hiểm, được dùng trong mỹ phẩm, dược phẩm, bảo quản rau quả, trái cây, giấy không thấm nước, keo dán...

Axít caproic là một axít béo có trong mỡ động vật, lỏng, được dùng trong hương liệu, y khoa, chất bôi trơn, phụ gia cho nhựa, cao su.

n-hexan là một thành phần của xăng dầu, thường được dùng làm dung môi rẻ, khá an toàn (nhược điểm là dễ bắt cháy), khá trơ và dễ bay hơi, làm dung môi cho keo... Độc tính của hexan tương đối thấp, chỉ gây buồn ngủ và nhức đầu khi hít phải khí có nồng độ cao. Khi tiếp xúc thường xuyên với hexan với hàm lượng cao (400 - 600 ppm) có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh ngoại vi.

Như vậy, chưa có tài liệu khoa học nào xác nhận 4 chất nêu trên có khả năng gây ung thư.
Chỉ có styren là đáng ngại

Với những phân tích trong bài, không có nghĩa là hoàn toàn yên tâm về hộp xốp. Bởi vì, hóa chất được dùng để chế tạo nhựa xốp polystyren là styren - một hóa chất có thể gây nguy hiểm con người.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xác nhận styren bị nghi ngờ có thể gây ung thư cho con người. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có văn bản khoa học hay pháp luật nào xác nhận styren gây ung thư cho con người, chỉ ở mức độ nghi ngờ có khả năng gây ung thư mà thôi.
Xem toàn văn tại đây: Báo Người Lao Động

thân

thay đổi nội dung bởi: C.H.V, ngày 04-03-2010 lúc 03:07 PM.
C.H.V vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn C.H.V vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
khanh huong (04-03-2010)
Old 04-10-2010 Mã bài: 57038   #6
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Hi all,

Vấn đề tạp chất độc hại trong hộp xốp cần được phân tích như sau:

- Cách lấy mẫu kiểm nghiệm: từ đối tượng nào (thanh tra, người làm công việc khảo sát, nhà báo, người tiêu dùng, nhà sản xuất), bao nhiêu cơ sở trong cả nươc

- Nguuồn nguyên liệu : tái chế, nhựa nguyên sinh, phụ gia,...

- Chuẩn quy định để kết luận: tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành VN, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn VN, tiêu chuẩn FDA,...

- Quy chuẩn thiết bị: thiết bị sản xuất chung, thiết bị sản xuất cho sản phẩm bao bì thực phẩm, thiết bị sản xuất bao bì cho ngành y tế,...

Tôi đọc qua tất cả và không thấy có độ tin cậy cao từ cả hai phía.Nói định tính thì dễ, ai cũng nói được. Nhưng đưa ra nội dung có tính định lượng thì cần phải nghiêm túc hơn. Nếu nói là có thì phải chứng minh nó vượt chuẩn an toàn là bao nhiêu? Điều đó có trong quy định của VN hay quốt tế chứ? Tỷ lệ phát hiện là bao nhiêu cơ sở trên tổng số cơ sở gia công? Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng vấn đề này như thế nào? Bao nhiêu đối tượng được khảo sát?...

Nếu không thì chỉ nên coi như đây là một phát hiện về sự thiếu chặt chẽ trong luật , trong quản lý an toàn và chỉ nên đề xuất hiểu như một hiện tượng đáng lưu tâm của giới làm luật, làm công tác kiểm định và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong bối cảnh VN, hoặc liên khu vực.

Thân,

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous


thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 04-10-2010 lúc 10:39 AM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-12-2010 Mã bài: 59832   #7
hypericum
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Mar 2008
Posts: 25
Thanks: 0
Thanked 7 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 hypericum is an unknown quantity at this point
Default

Dear all!
Mời các bạn xem bài viết của Thầy Hoàng Ngọc Cường trường mình đó, về vấn đề này nhé!
http://www.vinpas.vn/Default.aspx?pa...w&intDocId=654

thanks,
Ngày tháng nào đã ra đi sao ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào đã ra khơi sao ta còn mãi quanh đây...
*******

thay đổi nội dung bởi: hypericum, ngày 05-12-2010 lúc 02:01 PM.
hypericum vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:23 AM.