Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM - LAB SKILLS

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Cách mở tủ đựng hóa chất.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 06-30-2009 Mã bài: 41370   #1
Lê Thị Hoàng Yến
Thành viên ChemVN

nuoccat
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Tuổi: 52
Posts: 4
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Lê Thị Hoàng Yến is an unknown quantity at this point
Default Cách mở tủ đựng hóa chất

Khi làm việc với hóa chất, mình luôn phải mở tủ đựng hóa chất. Khi mở tủ mình phải mở cánh tủ về phía mình và chờ một lúc cho mùi hóa chất bay ra một lúc. Tuy nhiên mình muốn có một nguyên tắc quy định về quy trình này. Bạn nào biết thông tin cho minh nhé.
Lê Thị Hoàng Yến vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-01-2009 Mã bài: 41419   #2
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default Vệ sinh tủ đựng hóa chất

Trích:
Nguyên văn bởi Lê Thị Hoàng Yến View Post
Khi làm việc với hóa chất, mình luôn phải mở tủ đựng hóa chất. Khi mở tủ mình phải mở cánh tủ về phía mình và chờ một lúc cho mùi hóa chất bay ra một lúc. Tuy nhiên mình muốn có một nguyên tắc quy định về quy trình này. Bạn nào biết thông tin cho minh nhé.
Hi,

Câu hỏi của bạn làm tôi băn khoăn về một điều mà tôi đã thấy khi đi tham quan và kiểm tra nhiều nơi.

Đó là mức độ vệ sinh rất kém của các tủ đựng hóa chất trong các PTN của các bộ môn trong trường. Nó cũng thấy ở các PTN công ty sơn, sản xuất màu, thực phẩm,...

Do mức độ vệ sinh trong tủ kém nên mùi-hơi hóa chất tồn trong tủ đựng đương nhiên là có.

Phòng ngừa thì vẫn hay hơn là chữa trị.

Phân tích từ các nguyên nhân sau để chúng ta có thể có cách xử lý đúng:

- Lười vệ sinh tủ theo định kỳ, sau giờ thực hành thí nghiệm --> Phân công việc trực và vệ sinh dọn dẹp tủ hóa chất. Hóa chất nào cũ thì mạnh tay vứt bỏ, không tiếc mà nhét cất vào góc xó.

- Thao tác đóng mở nắp đậy hóa chất không đúng gây bay hơi , rò rỉ --> Hướng dẫn, Kiểm tra , nhắc nhỏ, buộc phải thao tác lại cho đúng

- Hóa chất bị rò rĩ từ bì , bao đựng bị hư, cũ, lủng --> theo kiểm tra định kỳ, mạnh tay vứt bỏ bì cũ, chuyền qua bì -bao- hũ đựng mới

- Tủ dựa vách tường bị chịu nắng cả ngày --> dời tủ, để cách tường 10 cm, đề nghị lắp máy lạnh và hệ thống thông gió

- Làm rơi vãi hóa chất trong kệ tủ khi thao tác lấy hóa chất --> Hướng dẫn, Kiểm tra , nhắc nhỏ, buộc phải thao tác lại cho đúng

- Tủ cũ bị mục, ẩm --> thay tủ mới. Nếu là SV, hùn tiền nhau mua tủ mới tặng bộ môn hoặc tự đóng mới ! Lót tấm PE để hóa chất rớt xuống không gây thấm lên mặt tủ gỗ. Sơn lớp sơn chịu hóa chất,...Nếu là bộ môn, nên nghiêm túc đề nghị kinh phí thay tủ, sữa chữa nâng cấp bảo trì tủ.

- Tủ đựng dung môi có mùi --> Thường xuyên kiểm tra chai lọ đựng dung môi về nắp đậy. Không cho phép chứa dung môi trong tủ với lượng lớn hơn 1 lít - chỉ cho phép chứa 100-200gr. Lắp hệ thống hút hơi , thông khí cho tủ bằng quạt hút an toàn. Mở quạt trước khi mở tủ lấy hóa chất.

- Thấy không an toàn--> yêu cầu tổ trưởng, trực phòng và người chiụt rách nhiệm chính trong phòng cùng giải quyết. không tự ý mở tủ lần hai nếu không có người hổ trợ.

Cuối cùng, vì ý thức an toàn và sức khỏe cộng động và bản thân, chớ nên đùn đẩy trách nhiệm bổn phận lẫn nhau khi thực hiện việc vệ sinh định kỳ, sau giờ thí nghiệm, 15 phút trước giờ tan việc.

Thân,

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous


thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 07-01-2009 lúc 01:27 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
chocolatenoir (07-01-2009), New_P (07-01-2009), Ocean (07-01-2009), volga (07-01-2009)
Old 07-01-2009 Mã bài: 41437   #3
Ocean
Thành viên ChemVN

Ocean
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Posts: 64
Thanks: 46
Thanked 54 Times in 31 Posts
Groans: 3
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 22 Ocean will become famous soon enough
Default

Anh Teppi nói đúng, không gì tốt hơn là đặt ra lịch vệ sinh thường kỳ. Ngoài ra mình còn bổ sung thêm là phải có danh mục hóa chất, thuốc thử, cũng như vị trí lưu trữ của mỗi loại. Hoàng Yến muốn viết quy trình cho phần quản lý hóa chất cũng hơi bị nhiều à nha, nếu bạn làm trong một công ty có liên quan đến thuốc. Trong SOP đó gồm có các phần sau:
1. Định nghĩa (definition)
2. Phân loại (classification): thông thường người ta hay phân loại theo bảng phân loại của Merck, ngoài ra tùy phạm vi sử dụng, bạn cũng có thể phân loại phù hợp với tình hình thực tế ở phòng ban của bạn, ví dụ phân loại theo chất chuẩn - thuốc thử - dung dịch chuẩn độ - ...
3. Quy cách pha chế (preparation): tốt nhất là lập protocol pha chế riêng (dựa vào BP hoặc USP mà lập list thuốc thử), trong SOP chỉ cần ghi tham chiếu phụ lục số ...
4. Định hạn sử dụng (expiry date definition): cái này khó, vì tùy mỗi chất mà HSD khác nhau, chai khui rồi và chai chưa khui cũng có HSD khác nhau, nồng độ càng loãng thì HSD càng ngắn.
5. Dán nhãn (labeling): phải có ít nhất 3 nội dung: tên, nồng độ danh định và hạn sử dụng.
6. Nguyên tắc chung khi thao tác (general operation princible): đại loại như không hút chất lỏng bằng miệng, hóa chất thừa không được đổ trở lại bình chứa, đọc kỹ nhãn ít nhất 2 lần trước khi sử dụng, rót hóa chất nên nghiêng phần không có nhãn xuống dưới để tránh dòng dung dịch làm hỏng nhãn, chai nhãn không rõ ràng thì phải hủy bỏ không được dùng lại, ...
7. Loại thải (Waste): chất nào được thải theo đường nước thải và rác sinh hoạt, chất nào không, ...
8. Lưu trữ (storage): nếu PTN của bạn muốn đạt GMP, vụ lưu trữ cần quan tâm rõ, ví dụ định kỳ xem xét để loại bỏ những chai thuốc thử hết hạn, hoặc những chất dễ cháy phải lưu ở tủ an toàn chống cháy, ...
9. ...
Cũng nhiêu khê lắm, không đơn giản xíu nào. Mình soạn sơ sơ đã thấy gần 10 trang, chưa kể các phụ lục.
Ocean vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Ocean vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huyngoc (07-29-2009)
Old 07-02-2009 Mã bài: 41471   #4
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Còn một điều nữa:

- Pha chế, lấy hóa chất ngay trong tủ đựng hóa chất --> Không cho phép cách làm sai nói trên qua quy định. Thông báo rõ nội quy sử dụng tủ đựng hóa chất cho người mới. Kiểm tra nhắc nhỏ nếu vi phạm lần đầu.

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous

Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-02-2009 Mã bài: 41481   #5
Lê Thị Hoàng Yến
Thành viên ChemVN

nuoccat
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Tuổi: 52
Posts: 4
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Lê Thị Hoàng Yến is an unknown quantity at this point
Default

Mình cảm ơn 2 bạn Teppi và Ocean đã cho mình nhiều kinh nghiệm trong quản lý hóa chất, nhưng minh vẫn muốn hỏi chỗ các bạn có kinh nghiệm gì nữa không khi mở tủ hóa chất ( ở đây có thể coi đó là kho đựng hóa chất ở khoa phòng ấy, có chứa những lọ hóa chất đã dùng rồi - chứ không phải lấy hóa chất ra khỏi hộp đựng tại đấy đâu). Mình đã từng nghe là có quy trình mở tủ hóa chất, nhưng chưa được biết mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi.
Lê Thị Hoàng Yến vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-02-2009 Mã bài: 41487   #6
Ocean
Thành viên ChemVN

Ocean
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Posts: 64
Thanks: 46
Thanked 54 Times in 31 Posts
Groans: 3
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 22 Ocean will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Lê Thị Hoàng Yến View Post
Mình cảm ơn 2 bạn Teppi và Ocean đã cho mình nhiều kinh nghiệm trong quản lý hóa chất, nhưng minh vẫn muốn hỏi chỗ các bạn có kinh nghiệm gì nữa không khi mở tủ hóa chất ( ở đây có thể coi đó là kho đựng hóa chất ở khoa phòng ấy, có chứa những lọ hóa chất đã dùng rồi - chứ không phải lấy hóa chất ra khỏi hộp đựng tại đấy đâu). Mình đã từng nghe là có quy trình mở tủ hóa chất, nhưng chưa được biết mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi.
Nếu là kho hóa chất thì khác, vì tính tới diện tích và lối thoát hiểm cũng như vị trí đặt để các thiết bị an toàn, dung lượng khí đi qua quạt hút thông gió, ... Mấy cái này muốn nắm rõ và biết cách tính toán thì hỏi bộ phận cơ điện hoặc bảo trì, họ rành về cấu trúc nhà xưởng hơn. Việc mở kho thì trong quy trình chỉ vỏn vẹn có 1 dòng thuộc phần nguyên tắc chung là : "bật quạt hút ít nhất 30 phút (hoặc gia giảm thời gian tùy theo công suất của quạt), sau đó mới mở cửa".

Tủ hóa chất thì đơn giản hơn, những gì anh Teppi lưu ý là phần mở rộng ra rất nhiều so với câu bạn hỏi. Theo mình thì không cần phải có nguyên tắc mở tủ, lý do là: Yêu cầu trên hết là các bình hóa chất được đậy kín trước khi đem cất vào tủ nên khả năng để hóa chất bay hơi đầy đủ là rất thấp. Nếu hóa chất là những bình acid đậm đặt bốc khói hoặc các dung môi dễ bay hơi đang sử dụng thì luôn nằm trong tủ hút rồi. Trừ phi phòng bạn cho những "lơ-tơ-mơ man" làm việc mà không training và không giám sát, còn thì ai cũng phải tuân thủ, giống như tuân thủ luật pháp vậy đó. Ngoài ra tủ lưu thường là tủ kính, nên nếu có sự cố gì xảy ra trong tủ, trước khi mở tủ mình đã dòm thấy rồi. Khi thao tác với hóa chất luôn mang khẩu trang, găng, mắt kính, labcoat, ... thì còn lo gì nữa.

Nguyên tắc viết quy trình là viết lại những gì mình thấy cần thiết và thiết thực, có tài liệu tham khảo thì tốt, không có thì tự mình thiết lập. Ngay cả khi có tài liệu, bạn cũng phải cân nhắc đến khả năng đáp ứng yêu cầu mà tài liệu đưa ra và mức độ nguy hiểm mà phòng bạn có thể chấp nhận được (risk) để mà tự đưa ra luật riêng cho phòng mình. Cốt yếu là vừa đủ nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro, vừa không quá khó đến mức không ai có thể theo được.
Ocean vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-04-2009 Mã bài: 41552   #7
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Lê Thị Hoàng Yến View Post
Mình cảm ơn 2 bạn Teppi và Ocean đã cho mình nhiều kinh nghiệm trong quản lý hóa chất, nhưng minh vẫn muốn hỏi chỗ các bạn có kinh nghiệm gì nữa không khi mở tủ hóa chất ( ở đây có thể coi đó là kho đựng hóa chất ở khoa phòng ấy, có chứa những lọ hóa chất đã dùng rồi - chứ không phải lấy hóa chất ra khỏi hộp đựng tại đấy đâu). Mình đã từng nghe là có quy trình mở tủ hóa chất, nhưng chưa được biết mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi.
Bối cảnh hay thông tin về cái kho của bạn chưa được nêu rõ.

Có rất nhiều hướng dẫn tuần thủ thực hành ( SOP) về quản lý kho hóa hất nhưng không phải cái nào bạn thấy, lấy được từ internet là áp dụng được cho ở chổ của bạn.

Ví dụ : Kho hóa chất quá hạn, thuộc nhóm hóa chất vô cơ cho xi mạ sẽ có SOP khác hẳn với SOP cho kho hóa chất còn hạn thuộc nhóm hóa chất phụ liệu thực phẩm.

Mình đề nghị bạn cho biết cụ thể hơn về kho hóa chất của bạn. Nó thuộc nhóm hóa chất như thế nào? Bố trí mặt bằng trong kho hóa chất như thế nào? Quản lý danh mục hóa chất theo kiểu gì FIFO hay LIFO? Lượng tồn kho cao nhất cho phép ở một danh mục là bao nhiêu? Bao nhiêu danh mục hóa chất mà kho đang chứa?

Có đầy đủ những bối cảnh như thế thì việc định ra một quy trình hay thủ tục tuân thủ thực hành (SOP) phù hợp là hoàn toàn không khó đối với bạn và mọi người.

Thân,

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous


thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 07-04-2009 lúc 05:09 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-07-2009 Mã bài: 41664   #8
Lê Thị Hoàng Yến
Thành viên ChemVN

nuoccat
 
Tham gia ngày: Jun 2009
Tuổi: 52
Posts: 4
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 Lê Thị Hoàng Yến is an unknown quantity at this point
Default

Chỗ mình là tủ đựng hóa chất để sử dụng cho thử nghiệm, có rất nhiều loại hóa chất mỗi loại có 01 đơn vị đã mở. Trong tủ được chia ra làm nhiều ngăn khác nhau cho từng loại: Chất độc, chất dễ cháy, chất dễ bay hơi, hóa chất tự pha....có mã, hồ sơ gốc, phiếu pha hóa chất, phiếu theo dõi quá trình sử dụng cho từng loại để dễ quản lý (có khoảng 30 loại hóa chất - ít khi thay đổi). Tủ hóa chất này chưa có quạt hút, nên khi mở ra có rất nhiều mùi - rất độc. Mình muốn có một nguyên tắc nào đó để giảm thiểu tối đa tác hại của hóa chất, mang lại an toàn cho người sử dụng, trong khi cơ sở vật chất của khoa chưa được hoàn thiện (tủ đựng hóa chất để trong phòng có quạt thông gió).
Lê Thị Hoàng Yến vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:35 AM.