Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > MATERIALS SCIENCE & MICRO-NANOTECHNOLOGY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - DSC trong phân tích cấu trúc.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 07-16-2010 Mã bài: 65001   #1
tmtien87
Thành viên ChemVN

Mapbb
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Posts: 13
Thanks: 2
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 tmtien87 is an unknown quantity at this point
Default DSC trong phân tích cấu trúc

Em đang tìm hiểu về màng Flims để làm nắp sữa chua,cấu trúc như sau:PET//Al//Appeel. Theo kết quả phân tích em biết được thì trong thành phần Appeel có LLDPE,LDPE và EVA. Theo bảng phân tích thì phuơng pháp sử dụng là DSC, nhưng trước giờ em nghe DSC chủ yếu là phân tích xác định Tm,Tg là chính nên em không rõ lắm. Không biết có pro nào biết vấn đề này thì chia sẽ cho em với!
tmtien87 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-16-2010 Mã bài: 65015   #2
C.H.V
Moderator
 
C.H.V's Avatar

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Location: Ho Chi Minh city
Tuổi: 36
Posts: 205
Thanks: 105
Thanked 298 Times in 109 Posts
Groans: 1
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 36 C.H.V has a spectacular aura about C.H.V has a spectacular aura about
Default

Trích:
Nguyên văn bởi tmtien87 View Post
Em đang tìm hiểu về màng Flims để làm nắp sữa chua,cấu trúc như sau:PET//Al//Appeel. Theo kết quả phân tích em biết được thì trong thành phần Appeel có LLDPE,LDPE và EVA. Theo bảng phân tích thì phuơng pháp sử dụng là DSC, nhưng trước giờ em nghe DSC chủ yếu là phân tích xác định Tm,Tg là chính nên em không rõ lắm. Không biết có pro nào biết vấn đề này thì chia sẽ cho em với!
Hi mttien87,

Bạn chỉ nhìn vào DSC mà biết được thành phần của mẫu thì hay quá !!. Không biết còn phuơng pháp nào khác kèm theo không, nếu chỉ nhìn vào giản đồ DSC thì không đủ thông tin để đưa ra được thành phần của mẫu vật như bạn nói. Ngoài DSC đơn thuần còn có kết hợp đồng thời DSC-XRD và DSC-FTIR, bạn xem kỹ lại xem nhé coi người ta có kết hợp như vậy không nhé.

thân
C.H.V vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 07-17-2010 Mã bài: 65061   #3
tmtien87
Thành viên ChemVN

Mapbb
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Posts: 13
Thanks: 2
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 tmtien87 is an unknown quantity at this point
Default

Cảm ơn Mode đã cho ý kiến, vì kết quả phân tích này không phải mình mà là một ngừoi khác báo cáo mình nghi ngờ nên nhờ các pro cho ý kiến! Để mình hỏi rõ lại xem có phải như bạn nói không!Bạn có thể nói rõ hơn về DSC-XRD và DSC-FTIR không, mình chỉ biết XRD và FTIR thôi, chứ chưa nghe nói kết hợp như bạn nói!
Thân
tmtien87 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 08-20-2010 Mã bài: 67008   #4
nguyencyberchem
Administrator
 
nguyencyberchem's Avatar

DeNOx boy
 
Tham gia ngày: May 2006
Location: VIET NAM
Tuổi: 41
Posts: 669
Thanks: 129
Thanked 238 Times in 131 Posts
Groans: 15
Groaned at 5 Times in 5 Posts
Rep Power: 79 nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all nguyencyberchem is a name known to all
Send a message via Yahoo to nguyencyberchem Send a message via Skype™ to nguyencyberchem
Default

Hi
Ngoài ra còn có DSC-GC, DSC-MS (một lần hoặc nhiều lần)... nữa bạn ạ, nguyên tắc rất đơn giản. Khí tạo thành trong quá trình xử lý nhiệt sẽ được dẫn qua các thiết bị phân tích tiếp theo thôi bạn

DSC-XRD thông thường là XRD-DSC thì đúng hơn, nghĩa là trong máy chạy XRD có nâng cấp phần lò nung, khí mang và nhờ đó chúng ta có thể theo dõi độ biến đổi thành phần pha theo nhiệt độ và theo dõi luôn kết quả phân tích nhiệt
Thân

Chữ kí cá nhân
LÊ P.N
^_^ TS xì tin ^_^

Dự án CYBERCHEMVN đã bắt đầu triển khai

^_^


nguyencyberchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn nguyencyberchem vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
Hồ Sỹ Phúc (08-20-2010)
Old 09-10-2010 Mã bài: 68397   #5
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi tmtien87 View Post
Cảm ơn Mode đã cho ý kiến, vì kết quả phân tích này không phải mình mà là một ngừoi khác báo cáo mình nghi ngờ nên nhờ các pro cho ý kiến! Để mình hỏi rõ lại xem có phải như bạn nói không!Bạn có thể nói rõ hơn về DSC-XRD và DSC-FTIR không, mình chỉ biết XRD và FTIR thôi, chứ chưa nghe nói kết hợp như bạn nói!
Thân
Bạn tmtien87 thân mến,

Nhận định của bạn cũng chưa có đủ cơ sở đế chúng tôi nghĩ rắng báo cáo có sai sót. Có khá nhiều trường hợp là các báo cáo được làm với các kết luận theo kiểu trích xuất từ báo cáo trước kết hợp với kết quả đang báo cáo.
Vậy cho nên bạn cần cho biết tên bài báo hoặc đưa ra trích lượt phần kết quả kèm với tài liệu tham khảo từ báo cáo.

DSC-FTIR : Kỹ thuật phân tích ghép cho biết kết quả về Tc, cấu trạng của mạch polymer. Nhờ đó, ta theo dõi được quá trình kết tinh động của các mạch polymer trong mối tương tác liên phân tử đế đánh tính tương thích của hệ blend có polymer có phần kết tinh được.

XRD-DSC: Kỹ thuật phân tích ghép này được sử dụng để đánh giá các vấn đề liên quan đến các phản ứng nhạy trong môi trường ẩm cao, sự giảm tinh thể trong quá trình chảy, khử nước và gắn nước của các tinh thể hydrate, hấp thu và hấp phụ trong các vật liệu xốp nano, mô phỏng các quá trình sấy đông, sự hình thành tinh thể nước đá trong các dung dịch nước từ các bài toán cơ bản về chuyển pha (nhờ DSC), về tinh thể ( nhờ XRD) nhưng quan sát được cùng một lúc cho cả hai nhờ sự cải tiến về thiết bị phân tích.

Ngoài ra, chúng ta còn có các kỹ thuật phân tích ghép ( simultaneous techniques) khác như : TG-FTIR, DSC-TG, GC-FTIR, GC-DSC,...

Bạn nên lưu ý là kỹ thuật phân tích ghép là phân tích các yếu tố bằng tác động tức thời trong cùng một môi trường chứ không phải là phân tích các yếu tố tại các thời điểm khác nhau khá xa và khác môi trường.

Thân,

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous

Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:50 PM.