Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM > PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SẮC KÍ - CHROMATOGRAPHY ANALYSIS

Notices

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SẮC KÍ - CHROMATOGRAPHY ANALYSIS Hãy vào đây post về những chủ đề này nha

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Sự tách trong HPLC.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-22-2008 Mã bài: 28664   #1
huongngoclan84
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2008
Location: Hà Nội
Tuổi: 39
Posts: 42
Thanks: 19
Thanked 7 Times in 6 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 huongngoclan84 is on a distinguished road
Default Sự tách trong HPLC

Hiện giờ mình đang xác định 1 nhóm kháng sinh bằng phương pháp sắc kí lỏng. Mình đang tối ưu hoá quy trình nhằm phân tách các chất chuẩn trong một hỗn hợp chuẩn (do mình ko có các chất chuẩn riêng biệt nên phải dùng hỗn hợp chuẩn)
Mình muốn hỏi là khi thay đổi tốc độ dòng của pha động thì có ảnh hưởng nhiều đến sự phân tách các chất ko? Vì mình đang muốn thay đổi thông số này để xem sự tách có tốt hơn không.
Nếu ai có kinh nghiệm thì chỉ giúp mình với!
Mình cảm ơn mọi người trước nha!
huongngoclan84 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-22-2008 Mã bài: 28669   #2
Shadow
Thành viên ChemVN
 
Shadow's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2008
Posts: 19
Thanks: 0
Thanked 11 Times in 8 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 Shadow is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to Shadow
Default

Chào bạn. Theo mình biết để thay đổi khả năng tách của HPLC ta " chỉ " có thể thay đổi các thông số sau:
1- Thay đổi pha động : thay đổi tỷ lệ pha động hay sử dụng gradient pha động để thay đổi khả năng tách.
2- Thay đổi tốc độ dòng: tốc độ dòng càng chậm -> khả năng tách càng tốt, nhưng lúc đó pic sẽ bị mập ra, cũng dễ hiểu, giả sử pic đó đáng lẽ ra khỏi đầu dò trong 1s với tốc độ 1ml/phút nhưng bạn giảm tốc độ lại 0.8 ml/phút thì độ rộng của pic phải > 1s .
3- Thay đổi cột : thông thường cột HPLC sử dụng cột C18, nhưng đối với một số nhóm chất đặc biệt phân cực thì phải dụng cột khác, như cột pha thuận, cột amid, cột C8 ( biết vậy thôi chứ đó giờ tui chỉ dùng cột C18, mấy cột khác chưa thử bao giờ
4- Sử dụng thêm một loại đệm thích hợp !

Để thay đổi khả năng tách các chất chúng ta chỉ có thể thay đổi các thông số đó thôi

Ví dụ cho dễ hiểu : có 2 chất A, B.
Ta chạy LC hệ MeOH : H2O hệ 8 : 2 -> không tách được ! ta phải làm sao giờ
-> thay đổi tỷ lệ dung môi, cụ thể là giảm khả năng giải ly của hệ bằng cách giảm MeOH -> thử hệ có lượng nước cao hơn như hệ 6 : 4 chẳng hạn :)

-> giảm tốc độ dòng cũng làm tăng khả năng tách hai pic ra
-> sử dụng đệm : tui chỉ bít một cách là thử thêm một ít acid vào thôi

Vậy đó, bạn làm thử xem. Hình như các chất kháng sinh rất khó tách, bạn thử nghiên cứu thêm tài liệu xem người ta làm thế nào mình làm theo coi ra sao.

Chữ kí cá nhânHoa trong gương, trăng trong nước, cuối cùng cũng hoài không ...

Shadow vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Shadow vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huongngoclan84 (09-26-2008)
Old 01-22-2009 Mã bài: 34053   #3
son.0985221400
Thành viên ChemVN

0977300246
 
Tham gia ngày: Oct 2008
Location: Viet Nam
Tuổi: 42
Posts: 6
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 son.0985221400 is an unknown quantity at this point
Default

mình đang học về công nghệ hoá thực phẩm và cũng đang đi làm, trong công ty có hệ thống máy HPLC đầu dò UV đang trùm mền thấy lãng phí quá, ai có tài liệu tự học cái này không share cho mình, chân thành cảm ơn email: son.0985221400@gmail.com
son.0985221400 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 01-22-2009 Mã bài: 34055   #4
complexchemistry
Thành viên ChemVN
 
complexchemistry's Avatar

QQQ
 
Tham gia ngày: Apr 2007
Location: CHCM
Tuổi: 41
Posts: 93
Thanks: 14
Thanked 95 Times in 39 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 29 complexchemistry has a spectacular aura about complexchemistry has a spectacular aura about
Send a message via Skype™ to complexchemistry
Default

bạn có hệ HPLC là gì vậy, mình đang là kỹ sư của một hãng sắc ký đây, nếu đúng loại mình có thì mình sẽ gửi tài liệu hướng dẫn sử dụng cho bạn!
chúc bạn đón tết vui vẻ!

Chữ kí cá nhân!!!Chưa thử sức thì không bao giờ biết hết năng lực của mình!!!

complexchemistry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 03-02-2009 Mã bài: 35618   #5
son.0985221400
Thành viên ChemVN

0977300246
 
Tham gia ngày: Oct 2008
Location: Viet Nam
Tuổi: 42
Posts: 6
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 son.0985221400 is an unknown quantity at this point
Default

Bên em đang dùng là hệ thống HPLC của Shimazu, bên em cũng có một số tài liệu nhưng bằng tiếng anh, nên rất khó khăn cho thao tác thực hiện. Ai có tài liệu về tách chiết Melamine bằng cột SPE không? hôm trước mình có tìm được tài liệu của thanh tra an toàn thực phẩm Mỹ nhưng nó hướng dẫn phân tách trên cột trao đổi ion, mà cột này thì bên mình không có.
Chân thành cảm ơn các Sư Huynh Muội.
son.0985221400 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-05-2009 Mã bài: 37431   #6
huongngoclan84
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2008
Location: Hà Nội
Tuổi: 39
Posts: 42
Thanks: 19
Thanked 7 Times in 6 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 huongngoclan84 is on a distinguished road
Default

Mình muốn hỏi thêm các bạn là tại sao khi tăng tốc độ dòng của pha động thì khả năng tách của cột lại giảm; mặc dù ta tiết kiệm được thời gian phân tích?
Ngoài ra nếu tốc độ dòng lớn thì sẽ gây ảnh hưởng gì cho các thiết bị trong HPLC?Đối với thiết bị HPLC của hãng shimazu; detecto SPD-M20A; Pump LC-20AB mà mình đang sử dụng thì tốc độ dòng tối đa cho phép là bao nhiêu nhỉ?
Ai có kinh nghiệm thì giải đáp giúp mình nhé!Thanks nhé!
huongngoclan84 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-15-2009 Mã bài: 37557   #7
Admin
Administrator
 
Admin's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2005
Location: Tp. Ho Chí Minh
Tuổi: 37
Posts: 91
Thanks: 115
Thanked 213 Times in 80 Posts
Groans: 24
Groaned at 12 Times in 7 Posts
Rep Power: 26 Admin will become famous soon enough
Default Restore Posts

Trích:
Nguyên văn bởi phuchro View Post
Chào các bạn,

Việc tách trong sắc ký phụ thuộc vào số đĩa lý thuyết (N) của cột tách, phương trìnVan Deemter thể hiện sự phụ thuộc chiều cao đĩa lý thuyết vào tốc độ dòng pha động. Có tốc độ dòng tối ưu - đa phần trong LC sử dụng 1 ml/min là tối ưu cho sựu tách và cho thiết bị.
Hiện nay tôi được biết Công ty TRUNG SƠN TSSE là đơn vị đại diện cho Shimadzu tại Việt Nam, họ có đội ngũ kỹ sư nhiệt tình và thiện chiến lắm, bạn tìm họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình giống mình. Sẽ có thông tin cơ bản về sắc ký nếu cần, các ứng dụng, thậm chí các hợp tác tìm kiếm hợp đồng phantichmaaxuu 04 37875809.

Sự tách phụ thuộc các yếu tố : Tỷ lệ dung môi hữu cơ; nồng độ đệm pH, ảnh hưởng các cấu tử khác trong hỗn hợp, nhiệt độ....
Admin vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-08-2009 Mã bài: 40201   #8
huongngoclan84
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2008
Location: Hà Nội
Tuổi: 39
Posts: 42
Thanks: 19
Thanked 7 Times in 6 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 huongngoclan84 is on a distinguished road
Default

Các bạn ơi ai biết chỉ giùm mình nhé! Trong sắc ký lỏng pha đảo (RP-HPLC) thì ai cũng biết là sử dụng pha tĩnh có bề mặt là hợp chất không phân cực, pha động là các dung môi phân cực.Nhưng vấn đề mình muốn hỏi là: thường dung môi pha động sử dụng trong RP-HPLC là metannol hoặc axetonitril, hai dung môi này theo các bạn thì nó khác nhau về các điểm chính nào?Do những ưu điểm nào mà chúng thường được sử dụng trong sắc ký lỏng pha đảo?
Hiện giờ mình đang dùng cột pha tĩnh là VP-ODS để tách các chất kháng sinh trong mẫu nước. Các chất kháng sinh của mình có tính chất lưỡng tính. Mình sử dụng pha động là axetonitril thì thấy khả năng tách các chất của cột là tốt hơn so với sử dụng pha động là metanol (với điều kiện là cố định các thông số sắc ký khác). Mình chưa lý giải được điều này tuy đã tìm hiều khá nhiều tài liệu và sách vở. Mình mới làm về HPLC nên còn thiếu kinh nghiệm lắm.
Mình cũng chưa hỏi được ai cả.
Bạn nào biết thì giải đáp giúp mình sớm nhé!Mình cảm ơn mọi người trước nha!

thay đổi nội dung bởi: huongngoclan84, ngày 06-08-2009 lúc 12:06 PM.
huongngoclan84 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn huongngoclan84 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
mdlhvn (06-08-2009)
Old 06-09-2009 Mã bài: 40259   #9
napoleon9
Cựu Moderator

"học hoc nữa học mãi ...tới khi
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Location: cần thơ
Tuổi: 37
Posts: 480
Thanks: 88
Thanked 49 Times in 37 Posts
Groans: 0
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 48 napoleon9 will become famous soon enough napoleon9 will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to napoleon9
Default

chủ yếu là do sự khác nhau về mức độ phân cực của acetonitrile và methanol, MeCN phân cực hơn MeOH.
Những ưu điểm của RP-HPCL
là bạn có thể thay đổi độ phân cực từ thấp đến cao để tách các chất có mức độ phân cực khác nhau ra khỏi mẫu ban đầu, còn đối với pha thuận HPLC thì bạn khó thay đổi độ ít phân cực của dung môi pha động.
bạn thử xem tương tác giữa pha động (MeCN) với pha tĩnh , tương tác của pha động với chất cần tách trong mẫu, Tương tác giữa pha tĩnh với chất cần tách trong mẫu.
Muốn biết chất đó có tách tốt không trong dung môi và cột nào thì phải biết được 3 vấn đề trên.
thân

Chữ kí cá nhânNguyễn Hoàng Quốc Vũ
quocvu1986@gmail.com



napoleon9 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn napoleon9 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huongngoclan84 (06-09-2009)
Old 06-09-2009 Mã bài: 40261   #10
cbier01
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Tuổi: 39
Posts: 19
Thanks: 9
Thanked 13 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 cbier01 will become famous soon enough
Default

Chào bạn huongngoclan84 !
Theo kinh nghiệm của tôi, để so sánh Acetonitril và MeOH trong sắc kí lỏng pha đảo, ta xem xét 3 đặc điểm:
  1. Độ phân cực
  2. Khả năng tạo liên kết hidro
  3. Tính tương đồng dung dịch (lạ nha, tôi vẫn chưa tìm được thuật ngữ khoa học nào để gọi tên cho đặc điểm này)
Về độ phân cực, độ phân cực "sắc kí" của ACN là 5.8 và MeOH là 5.1, theo số liệu này thì MeOH là dung môi mạnh "sắc kí" hơn (tức là khả năng rửa giải các hợp chất hửu cơ lưu giữ trên cột nhanh hơn) nhưng thực tế thì các bạn biết rồi, ACN vẫn là dung môi mạnh hơn. Vì vậy so sánh tính chất của dung môi dựa trên độ phân cực chỉ cho kết quả tốt khi chênh lệch độ phân cực lớn hơn 1.
Về liên kết hidro, theo đặc tính độ âm điện và cấu trúc phân tử của ACN và MeOH thì MeOH có khả năng tạo liên kết hidro tốt hơn !!! Đây là điểm rất đặt biệt lý giải tại sao trong sắc ký người ta lại thích dùng MeOH hơn dù nó có khá nhiều nhược điểm (độc, áp suất hổn hợp với nước cao, sự tỏa nhiệt trộn online với nước..). Tính chất này có liên quan đến cấu tạo pha tĩnh và cấu trúc cột sắc ký mà trong phạm vi topic này tôi không đề cập sâu, bạn tự tìm hiểu nhé.
Về cái gọi là "tính tương đồng dung dịch", MeOH có đặc điểm cấu trúc và tính chất khá giống nước, nên khi sử dụng chung với các loại dung dịch đệm pH, đệm năng của dung dịch ít bị thay đổi, mà trong sắc ký thì đệm năng quan trọng như thế nào hẳn bạn rõ rồi.

Tóm lại
, khi lựa chọn dung môi rửa giải trong sắc kí, bạn nên xem xét cả 3 yêu tố, tùy trường hợp cụ thể mà nên chọn hệ dung môi nào là hợp lý nhất (chắc là phải thử trước rồi )

Vài ý kiến đóng góp mong được thảo luận với các bạn.

thay đổi nội dung bởi: cbier01, ngày 06-09-2009 lúc 05:21 PM.
cbier01 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn cbier01 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
giotnuoctrongbienca (06-09-2009), huongngoclan84 (06-09-2009), mdlhvn (06-09-2009)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:21 PM.