Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > MATERIALS SCIENCE & MICRO-NANOTECHNOLOGY > POLYMERS & COMPOSITES

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - lý thuyết polyurethane, công nghệ, ứng dụng.


 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 01-11-2011 Mã bài: 75551   #40
tanyenxao
Thành viên ChemVN
 
tanyenxao's Avatar

là lá la
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Location: HCM
Posts: 93
Thanks: 10
Thanked 48 Times in 31 Posts
Groans: 4
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 tanyenxao is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to tanyenxao Send a message via Skype™ to tanyenxao
Default

Nghị định thư Montreal, kế hoạch cắt giảm, loại bỏ CFC và HCFC

Tính bền hóa học của các CFC dẫn đến một số nhà khoa học đặt câu hỏi về tác hại môi trường sau cùng của chúng khi biết rằng hầu hết chất CFC sử dụng cuối cùng thải vào khí quyển. Năm 1974, hai nhà khoa học Mỹ, Rowland và Molina, xuất bản giả thiết suy giảm ozone nổi tiếng của họ trọng đó đề cập rằng các chất CFC sẽ khuếch tán vào trong tầng bình lưu, ở đó chúng sẽ bị phân hủy giải phóng ra các nguyên tử clo, những nguyên tử này sẽ làm xúc tác phá hủy ozone (a.1). Sự phá hủy ozone tầng bình lưu sẽ dẫn đến tăng bức xạ UV-B có bước sóng 290 – 320 nm lên bề mặt trái đất có hại đến sức khỏe con người và các hệ sinh học khác. Điều này dẫn đến sự phát triển một nghị định thư quốc tế, đó là Nghị định thư Montreal, trong đó yêu cầu giảm bớt sản xuất và sử dụng các chất gây suy giảm tầng ozone. Nghị định thư Montreal thay đổi sâu sắc chiều hướng và bước phát triển công nghệ trong công nghiệp PU. Lựa chọn chất trợ nở trong tất cả các ứng dụng khác nhau của mút PU khắp toàn cầu tiếp tục bị ảnh hưởng phức tạp bởi Nghị định thư Montreal.

Tại hội thảo tổ chức ở Montreal, Canade, do Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đỡ đầu, 24 nước ký bản ghi nhớ vào tháng 12 năm 1987 để điều chỉnh sản xuất và tiêu thụ các chất gây suy yếu ozone (ODS). Nghị định được ký do đó các thông số điều chỉnh có thể xem xét được dựa trên những đánh giá khoa học và công nghệ từng giai đoạn. Sau những đánh giá như vậy, Nghị định thư được sửa đổi ở London vào năm 1990, Copenhagen vào năm 1992, Vienna năm 1995, Montreal năm 1997 và Bắc Kinh năm 1999. Các thông số điều chỉnh mới gồm có tăng tốc kế hoạch loại bỏ và thêm các chất điều khiển được cho vào nghị định, thí dụ., năm 1990 London bổ sung tăng tốc độ loại bỏ các chất CFC. Trong khi hầu hết các quốc gia (181 theo tháng 11 năm 2001) trên thế giới đã phê chuẩn nghị định thư Montreal 1987, nhiều nước đã không phê chuẩn một số bổ sung. Như tháng 11/2001, 1990 London, 1992 Copenhagen, 1997 Motreal, và 1999 Bắc Kinh những bổ sung đã được phê chuẩn bởi 155, 131, 69 và 16 nước tương ứng.

Nghị định thư Montreal đặt ra thời gian kế hoạch để hạn định và giảm ODS dựa trên phải chăng một nước được xem là đã phát triển (không thuộc nhóm A5) và đang phát triển (là nhóm A5), và dựa trên mức tiêu thụ ODS tính toán theo đầu người thường niên mỗi nước. Úc, Canada, Czech, Pháp, Đức, Hy lạp, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Nga, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ là những nước không thuộc nhóm A5. Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Nam và Bắc Triều tiên, Mexico, Saudi Arabia, Nam Phi và Zimbabwe là trong 113 nước liệt kê vào nhóm A5. Bảng 2 trình bày kế hoạch cắt giảm các chất CFC. Những nước phát triển thành công thật sự loại bỏ sử dụng CFC vào cuối năm 1995. Những nước A5 phải hạn chế tiêu thụ vào năm 2002 theo mức tiêu thụ trung bình 1995-1997 và hoàn toàn loại bỏ vào cuối năm 2009. Cơ chế tài chính đã được thiết lập để cung cấp hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ cho nhóm ‘A5’, để họ có thể làm đúng theo chuẩn mực điều khiển của nghị định thư. Qũy đa phương (MLF) thành lập bởi Liên hiệp quốc với sự đóng góp từ các nước phát triển hỗ trợ loại bỏ các chất CFC ở các nước đang phát triển.



Hydrochlorofluorocarbon (HCFC) được phát triển là chất thay thế chính đầu tiên cho CFC. Sự làm suy yếu ozone của chúng khoảng từ 0.01 đến 0.13. Năm 1992, Các nước tham gia nghị định thư Montreal thêm bổ sung Copenhagen đề ra quy định loại bỏ tiêu thụ HCFC giữa 1996 và 2040. Do đó các chất HCFC được xem là chất thay thế chuyển tiếp được sử dụng đang khi những chất thay thế không có ODP phát triển được. Cùng với Nghị định thư Montreal, các hội đồng khác như là Liên minh Châu Âu cũng như các chính phủ/tổ chức quốc gia đã áp đặt các quy định và kế hoạch loại bỏ khắt khe hơn.

ở Mỹ, Tổ chức bảo vệ Môi trường (EPA) áp đặt một số đo tài chính dưới dạng tiền thuế để giới hạn sử dụng CFC trong mút xốp. HCFC đã bị cấm sử dụng chính thức trong tất cả các loại mút ngoại trừ sử dụng cho cách nhiệt từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. EPA cũng tăng tốc loại bỏ HCFC có thành phần ODP cao nhất, có tên là HCFC-141b, đang loại bỏ sản xuất cho mút gia dụng vào 1/1/2003. HCFC-142b và HCFC-22 hiện được phép sử dụng đến 1/1/2010. Tuy nhiên thời hạn này là chủ đề để thay đổi các động lực đã có về môi trường và điều tiết cộng đồng. Ở Canada, sản xuất, nhập khẩu, buôn bán hay sử dụng HCFC chính thức cấm sau 1/1/2015. Các nước khắp thế giới gặp nhau tại Kyoto, Nhật bản năm 1997 dưới sự chủ trì của Liên hiệp quốc. Hiệp định khung về biến đổi khí hậy đã được ký để ràng buộc các mục tiêu giảm bức xạ khí hiệu ứng nhà kính. Thỏa thuận này, gọi là Nghị định thư Kyoto, vẫn còn cần định nghĩa bằng nhiều thông số điều chỉnh và vẫn chưa được thông qua ở hầu hết các nước trên thế giới.

Liên minh Châu Âu đã chọn loại bỏ HCFC sử dụng làm trợ nở vào cuối 2003, cách xa đáng kể thời hạn nghị định thư Montreal và điều này phản ánh trong Bảng 3. Trong Liên minh Châu Âu và ở Châu Âu nói chung, nhiều nước đã có kế hoạch loại bỏ và thời gian loại bỏ áp dụng phụ thuộc vào ngay cả đã nhanh chóng hơn. Hơn nữa, các nhãn sản phẩm như là “có chứa CFC hay HCFC làm suy yếu ozone’ đã được yêu cầu từ nhiều nước và điều này, về tác động, tăng tốc độ loại bỏ hơn.



Ở Nhật Bản, HCFC-141b bị loại bỏ vào cuối năm 2003. Hơn nữa quy định quốc gia và quốc tế này, có những sắc lệnh phối hợp. Ví dụ, Coca-Cola sẽ ngưng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào được tạo ra có sử dụng HCFC từ năm 2004 hướng đến chất thay thế chi phí hiệu quả có sẵn trong thương mại. Trong nỗ lực để tuân thủ thuận lợi trong công nghiệp mút PU theo tất cả các quy định, UNEP đã thiết lập Ủy ban lựa chọn công nghệ mút cứng và mút mềm, đã ban hành các báo cáo định kỳ chi tiết các lựa chọn công nghệ hiện có có thể cung cấp cho mỗi kiểu mút.

Chữ kí cá nhânYahoo messenger: tanyenxao
Email: tanyenxao@gmail.com
Web: http://tanyenxao.com.vn


tanyenxao vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:30 PM.