Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY ::.. > HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Nước và thuốc trừ sâu.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-11-2008 Mã bài: 28215   #1
mrha
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2008
Location: ẻyvc
Tuổi: 39
Posts: 27
Thanks: 14
Thanked 5 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 mrha is an unknown quantity at this point
Default Nước và thuốc trừ sâu

hiện tại tôi đang làm một quy trình sử nước thải có thuốc bảo vệ thực vật nhưng tôi đã thực hiện và làm thì gặp rất nhiều khó khăn. các bạn cho mình ý kiến và góp ý cho mình.
Nước thải của tôi là nước thải công nghiệp gồm có các chất sau: dimethoate, chlorpyrifos-ethyl, diafenthiuron, cyprmethrin, Isoprocarb, Fenobucard, beta-cyfluthrin, Acetamiprid, validamycin, Glyphosate, methoat, xylen, NaOH, NaClO....
Tôi tiến hành Quy trình xử lý như sau:
Bao gồm 2 quy trình trái ngược nhau:
1. Quy trình 1 ( Cho FeSO4.7H2O vào trước ).
Dùng dung dịch Ca(OH)2 điều chỉnh môi trường của nước thải, đưa môi trường đến pH = 7-8. Cân FeSO4.7H2O theo công thức cho vào nước thải và khuấy kỹ, dung dịch sẽ xuất hiện màu xanh rêu, sau đó đong H2O2 CN theo công thức vào đồng thời cân 0,5gam chất xúc tác cho vào khuấy đều, lúc này dung dịch sẽ xuất hiện màu đỏ gạch. Ngâm qua đêm sau đó lọc bỏ cặn, lấy phần dung dịch trong và thả Cá kiểm chứng để đánh giá độ sạch của nước thải (Dùng dung dịch Ca(OH)2 điều chỉnh pH của dung dịch lần nữa nếu pH < 7).
2. Quy trình 2 ( Cho H2O2 CN vào trước ).
Dùng dung dịch Ca(OH)2 điều chỉnh môi trường của nước thải, đưa môi trường đến pH = 7-8. Đong H2O2 CN theo công thức cho vào nước thải, đồng thời cân 0,5gam chất xúc tác cho vào khuấy đều, sau đó cân FeSO4.7H2O theo công thức cho vào nước thải và khuấy kỹ, dung dịch sẽ xuất hiện màu đỏ gạch và sủi dữ dội. Để ngâm qua đêm sau đó lọc bỏ cặn, lấy phần dung dịch trong và thả Cá kiểm chứng để đánh giá độ sạch của nước thải. (Dùng dung dịch Ca(OH)2 điều chỉnh pH của dung dịch lần nữa nếu pH < 7).
II. Công thức để thực hiện quy trình
Stt Tên công thức Lượng FeSO4.7H2O Lượng H2O2 CN Chất xúc tác Lượng nước thải xử lý Lượng Ca(OH)2
1 CT1 75 gam 130 ml 0,5 gam 10 lít Thêm vào vừa đủ đến khi dung dịch đạt PH = 7
2 CT2 60 gam 120 ml 0,5 gam 10 lít
3 CT3 55 gam 110 ml 0,5 gam 10 lít
4 CT4 50 gam 100 ml 0,5 gam 10 lít
5 CT5 35 gam 90 ml 0,5 gam 10 lít
6 CT6 30 gam 80 ml 0,5 gam 10 lít

III. Kết quả thực nghiệm.
SttTên quy trình Tên công thức Đánh giá nước sau khi xử lý Thời gian cá sống
Quy trình 1 CT1 Trong suốt không màu nhưng vẫn còn mùi thuốc 30 phút
2 CT2 Trong, trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
3 CT3 Trong, trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
4 CT4 Trong, trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
5 CT5 Còn màu trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
6 CT6 Còn màu trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
Quy trình 2 CT1 Còn màu trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
8 CT2 Còn màu trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
9 CT3 Còn màu trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
10 CT4 Còn màu trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
11 CT5 Còn màu trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
12 CT6 Còn màu trắng nhờ, còn mùi 8 – 10 phút
Ghi chú: Tất cả các công thức trên đều được xử lý cho cùng một mẫu nước thải. Thành phần của mẫu nước thải xử lý thử nghiệm bao gồm (Dimethoate, Cypermethrin, Emamectin benzoate, Fenobucar, NaOH…) mẫu nước thải được đánh giá là có nồng độ (độ bẩn) trung bình.


Với các sử lý như thế kết quả tôi nhận thấy vẫn chưa thể tố và thải ra môi trường.
Các bạn đọc và cho mình ý kiến góp ý và có quy trình nào hay giúp mình với.
mrha vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-11-2008 Mã bài: 28234   #2
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi mrha View Post
Nước thải của tôi là nước thải công nghiệp gồm có các chất sau: dimethoate, chlorpyrifos-ethyl, diafenthiuron, cyprmethrin, Isoprocarb, Fenobucard, beta-cyfluthrin, Acetamiprid, validamycin, Glyphosate, methoat, xylen, NaOH, NaClO....
Wow, tôi thấy các hợp chất trong thuốc trừ sâu nói chủ yếu mang :

- nhóm chức phenyl
- nhóm chức phosphate

Đối với những thuốc trừ sâu gốc lân ( mang nhóm chức phosphate) như methoat, dimethoate thì dễ khử bằng muối kiềm, kiềm.

Nhóm phenyl rất khó khử bằng phương pháp Fenton kinh điển.

Để khứ chúng tốt hơn, cần phải có hệ hoạt động quang hóa ( dùng phức hợp TiO2/Fe) hoặc điện hóa (màng điện cực xốp Carbon với dòng một chiều 200-400mA) ghép với hệ Fenton để mở vòng cắt chúng ra thành CO2 .

Tuy nhiên, tôi còn thấy nước chứa nhiều thuốc trừ sâu khác nhau như vậy không đơn thuần là từ ruộng đồng. Nếu nó là nước thải của nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu thì ta nên có sự phân loại trước khi khử để tránh phức tạp hóa hệ thống xử lý nước thải.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-13-2008 Mã bài: 28261   #3
mrha
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2008
Location: ẻyvc
Tuổi: 39
Posts: 27
Thanks: 14
Thanked 5 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 mrha is an unknown quantity at this point
Default

Đây là nước thải của nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu, và để phân loại nước thải này là rất khó. ở đây nước thải chủ yếu là của công nhân rửa, giặt, và thuốc bị rơi vãi ra. Quy trình mà bạn nói là sử lý bằng điện hóa thì rất phức tạp và tốn nhiều. còn về hệ hoạt động quang hóa ( dùng phức hợp TiO2/Fe) thì tôi cũng chưa rõ lắm, bạn có thể chỉ rõ được ko? nếu bạn có cách nào tốt hơn xin chỉ giùm tôi?
mrha vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-13-2008 Mã bài: 28283   #4
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Đây là vấn đề chọn đúng thiết bị công nghệ để xử lý. Hướng sử dụng TiO2/Fe kết hợp Fenton là tiến bộ hơn vì nó triệt được nhiều anh thuốc trừ sâu cùng một lúc và cho nước sau xử lý còn rất ít dư lượng thuốc trừ sâu. Còn hướng sử dụng điện hóa kết hợp hệ Fenton là giải pháp cho xử lý tốc độ cao nhưng dư lượng thuốc trừ sâu trong nước sau xử lý còn nhiều và còn vài dạng thuốc trừ sâu chưa xử lý được. Với hướng này, sẽ có hiện tượng bay hơi khí độc (như chlor, H2S). Tuy nhiên, với thiết bị xử lý theo dòng, có hồi lưu thì vấn đề trên được khắc phục và cho hiệu quả tốt. Theo tôi được biết, màng điện cực xốp là lưới sợi carbon hoặc lớp graphite ép giữa hai lớp than hoạt tính từ gáo dừa. Dòng điện được cung cấp từ thiết bị tạo dòng cho mạ.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-16-2008 Mã bài: 28352   #5
mrha
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Aug 2008
Location: ẻyvc
Tuổi: 39
Posts: 27
Thanks: 14
Thanked 5 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 0 mrha is an unknown quantity at this point
Default

với phương pháp sử dụng TiO2/Fe kết hợp Fenton bạn có thể nói rõ hơn cho mình được không? cách làm và cách thu hồi và sử lý nước sau khi dùng phương pháp này.
mrha vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:15 PM.