Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: TÀI NGUYÊN CỦA CHEMVN - CHEMVN'S RESOURCE ::.. > ĐỀ THI & BÀI TẬP ĐẠI HỌC - EXERCISES FOR STUDENT

Notices

ĐỀ THI & BÀI TẬP ĐẠI HỌC - EXERCISES FOR STUDENT Đây là nơi tập trung các đề thi, bài tập tham khảo của chemvn. Các bạn có thể chia sẻ tại đây

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Olympic Hóa học sinh viên.


 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 11-28-2005 Mã bài: 40   #1
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Cool Đề cương ôn tập thi olympic sinh viên KHTN

Đây là nội dung kiến thức thi olympic sinh viên trường KHOA HỌC TỰ NHIÊN
A. PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ:

I. Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử và liên kết hóa học:
1. Hạt nguyên tử: cấu trúc, lực liên kết, năng lượng liên kết, phản ứng hạt nhân.
2. Nguyên tử: bài toán nguyên tử của một electron và bài toán nguyên tử nhiều electron, orbital nguyên tử và 4 số lượng tử, giản đồ năng lượng và các qui tắc sắp xếp e trong các AO.
3. Phân tử và liên kết hóa học:
- Thuyết electron về liên kết cộng hóa trị, cấu trúc hình học của liên kết cộng hóa trị VSEPR, sự phân cực liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và % đặc trưng cho liên kết ion.
-Thuyết liên kết hóa trị VB
- Thuyết orbital phân tử MO
- Liên kết trong phức chất: các thuyết VB, MO và thuyết trường tinh thể.

II. Cấu tạo tinh thể:
- Tinh thể kiem loại, liên kết hóa học trong tinh thể kim loại, tính chất lí hóa học của kim loại.
- Tinh thể ion, cấu trúc liên kết, năng lượng mạng lưới
- Tinh thể nguyên tử.
- Lí thuyết vùng.
- Tinh thể phân tử.

III) Nhiệt động học của các quá trình hóa học:
- Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học: áp dụng cho khí lí tưởng, các định luật về nhiệt và các phương pháp tính toán sự phụ thuộc các hiệu ứng nhiệt phản ứng hóa học vào nhiệt độ.
- Nguyên lí thứ 2 của nhiệt động học: các khái niệm về entropi, thế nhiệt động, hóa thế và điều kiện tự diễn biến của các pứ hóa học.
- Ứng dụng của nguyên lí nhiệt động học vào cân bằng pha.
- Dung dịch: dd lí tưởng, dd thực, hoạt độ và hệ số hoạt độ.

IV. Tốc độ pứ và cơ chế của các quá trình hóa học:
- Tốc độ pư.
- Bậc pứ và qui luật động học của các pứ đơn giản.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ pứ: Arrhenius và năng lượng hoạt hóa

V. Cân bằng hóa học:
- Định luật tác dụng khối lượng và các loại hằng số cân bằng, mối quan hệ giữa các hằng số cân bằng.
- Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ, áp suất và phương pháp tính hằng số cân bằng khi nhiệt dung của các chất phụ thuộc vào nhiệt độ.

VI. Hoá học các nguyên tố họ s, p, d, f:
- Cấu trúc nguyên tử.
- Tính chất vật lí và hóa học.
- Các hợp chất với oxy, hidro, các hidroxit và tính chất hóa học của chúng

VII. Hóa học phức chất:
- Các khái niệm chung về phức chất.
- Danh pháp và các dạng đồng phân của phức chất.
- Phân loại phức chất.
- Thuyết VB giả thích liên kết trong phức chất.
- Thuyết trường tinh thể giải thích liên kết trong phức chất.
- Thuyết MO giải thích liên kết trong phức chất.

VIII. Các vấn đề ứng dụng phổ:
1. Phổ tử ngoại - khả kiến (UV - VIS):
- Sự xác định các hợp chất thơm.
- Sự xác định các hợp chất màu.
- Phẩm nhuộm: màu sắc và cấu trúc.
- Định luật Beer
2. Phổ hồng ngọai (IR):
- Giải phổ dựa vào bảng tần số
- Sự xác nhận liên kết hidro.
3. Phổ tia X ( X - Ray):
- Định luật Bragg.
- Khái niệm về số phối trí
- Cấu trúc các chất rắn.
4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( NMR):
- Các khái niệm chung: sự biến đổi hóa học, sự tương tác spin - spin và các hằng số tương tác ...
- Sự xác định phổ H ( đồng vi 1) đơn giản.
- Giải phổ các hợp chất thế ortho, para của benzen.
- Sự xác nhận của phổ C (đồng vị 13) đơn giản và các hạt nhân spin 0,5 khác.
5. Phổ khối lượng và sắc kí:
- Sự xác nhận ion phân tử.
- Xác định sự phân mảnh theo bảng chuẩn.
- Xác định phân bố các đồng vị.


B. HÓA HỮU CƠ:

I. Đại cương về hóa hữu cơ:
- Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học.
- Các hiệu ứng electron trong các hợp chất hữu cơ
- Các phổ và ứng dụng phổ để xác định cấu trúc của chất hữu cơ

II. Các hidrocacbon:
- Các hidrocacbon no ( ankan và xicloankan...): danh pháp, tính chất hóa học, pứ thế gốc, cơ chế pứ thế gốc.
- Các hidrocacbon không no (anken, ankadien...): danh pháp, tính chất hóa học, pứ cộng gốc, pứ cộng electronphin và cơ chế của cả hai loại. Sự oligome và pứ trùng hợp.
- Hidrocacbon thơm: danh pháp, tínhchất hóa học, pứ thế electronphin và cơ chế
- Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên.

III. Các dẫn xuất của hidrocacbon:
- Các dẫn xuất hal: đồng phân cấu tạo, đồng phân quang học, pứ thế nucleophin SN1 và SN2. Pứ tách E1 và E2. Cơ chế của tất cả.
- Các hợp chất cơ nguyên tố: hợp chất cơ kim và hợp chất cơ phôtpho.

IV. Alcol và Phênol:
- Danh pháp, đồng phân, tính chất hóa học, liên kết hidro và phổ hồng ngoại IR
- Ảnh hưởng của gốc R đến nhóm OH và ảnh hưởng của nhóm OH đến gốc R trong R-O-H
- Pứ thế gốc và cơ chế.

V. Các hợp chất cacbonyl:
- Danh pháp, đồng phân, tính chất hóa họ và phổ hồng ngoại IR.
- Pứ cộng nucleophin và cơ chế
- Pứ oxy hóa khử.

VI. Các axit cacboxylic và dẫnxuất:
- Danh pháp, đồng phân, tính chất hóa học, liên kết hidro và phổ hồng ngoại IR
- Pứ este hóa và cơ chế của pứ este hóa.

VII. Các hợp chất chứa nito:
1. Amin:
- Danh pháp, đồng phân, tính chất vật lí hóa học.
- Các pứ alkyl hóa, axyl hóa, pứ với axit nitơ.
2. Muối diazoni: Cấu trúc, cân bằng axit bazơ trong các hợp chất diazoni, pứ tách Nitơ, pứ tiếp vĩ và cơ chế pứ.
3. Cấu trúc hợp chất màu, các chất màu azô.
4. Các hợp chất dị vòng chứa N: các hợp chất dị vòng 5, 6 cạnh và pứ thế nucleophin, electronphin và hướng thế.

VIII. Các hợp chất tạp chức và các chất cao phân tử:
- Các amino axit và protein.
- Các bohidrat và gluxit
- Các hợp chất cao phân tử.


C. HÓA PHÂN TÍCH:
-Pứ axit- bazơ
-Pứ tạo phức, phương pháp chuẩn độ tạo phức.
-Pứ oxihóa kử, phương pháp chuẩn độ oxihoá khử
-Pứ tạo hợp chất ít tan, pương pháp chuẩn độ kết tủa
-Thống kê trong hóa học phân tích
-Một số phương pháppân tích công cụ: phương pháp quang đo, phương pháp điện thế

Trong chemvn sẽ cố gắng hết sức để có thể giúp các bạn có mộng lớn phần nào. mong các bạn nhiệt tình tham gia diễn đàn.

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS



thay đổi nội dung bởi: bluemonster, ngày 03-08-2007 lúc 11:42 AM.
bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn bluemonster vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
action_hus (10-23-2008), NguyenQuangTung (01-24-2010)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:26 AM.