Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: BAN QUẢN TRỊ - MANAGEMENT AND GENERIC FORUM::.. > Đóng góp ý kiến - MEMBERS' OPINIONS

Notices

Đóng góp ý kiến - MEMBERS' OPINIONS Những ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng diễn đàn!

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Những câu nói lỗi thời trong giáo dục.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 10-14-2010 Mã bài: 70492   #11
HoahocPro
VIP ChemVN
 
HoahocPro's Avatar

Kiếm Phong
 
Tham gia ngày: Apr 2007
Location: KHTN Hà Nội
Tuổi: 33
Posts: 564
Thanks: 9
Thanked 72 Times in 54 Posts
Groans: 1
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 53 HoahocPro has a spectacular aura about HoahocPro has a spectacular aura about
Send a message via Yahoo to HoahocPro
Default

Trích:
Nguyên văn bởi cattuongms View Post
______________________
Humm, nói như các anh thì các thầy cô giáo, sinh viên tình nguyện lên vùng cao xóa mù chữ làm gì? Nhà nước ta chỉ cần in sách mang lên đó cho học sinh đọc là biết đọc, biết viết thôi.
- Có thể các anh có khả năng đó, nhưng thử hỏi cả nước ai cũng giỏi và có điều kiện như các anh sao. Học sinh ở nông thôn, vùng cao có đủ điều kiện học như các anh để tự học được à ? Theo em vấn đề này không nên bàn luận thêm nữa.
Câu sau đá câu trước. Nếu học sinh biết chữ mà đọc thì cần gì xóa mú chữ nữa. Mình đã nói rồi, tùy từng điều kiện. Thế tớ xin hỏi lại có thầy cô dạy giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi hay luyện thi đại học nào lên những nơi như Mù Kang Chải (xin lỗi nếu có bạn nào ở đây, mình chỉ lấy ví dụ nha) mà dạy cho học sinh đến bản chất vấn đề, đến đi thi ĐH đạt 3 con 8 không? Tiếp nữa là điều kiện học, tớ xin hỏi là có bao nhiêu bạn ở thành phố, Hà Nội hẳn hoi, điều kiện đầy đủ, thi ĐH dưới điểm sàn? Có bao nhiêu bạn ở vùng sâu vùng xa Nghệ An - Hà Tĩnh thủ khoa ĐH? Họ có hơn mấy bạn ở Hà Nội kia điều kiện gì không?
Vấn đề vẫn là ý thức tự học và có thích học hay không, chứ thầy cô chỉ là người hướng dẫn, giỏi đến đâu cũng không thể biến một thằng lười học thành kĩ sư, bác sĩ được.
Mình không phủ nhận vai trò người thầy rất quan trọng, nhưng không nên tuyệt đối hóa vai trò đó.

Chữ kí cá nhânSỐNG ĐƠN GIẢN CHO ĐỜI THANH THẢN.

HoahocPro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn HoahocPro vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
linh_kc (10-27-2010)
Old 10-14-2010 Mã bài: 70495   #12
Teppi
Administrator
 
Teppi's Avatar

Tu Tâm - Tấn Tầm
 
Tham gia ngày: Jul 2008
Location: Sài Gòn, Việt Nam
Tuổi: 53
Posts: 912
Thanks: 82
Thanked 960 Times in 406 Posts
Groans: 0
Groaned at 23 Times in 20 Posts
Rep Power: 95 Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold Teppi is a splendid one to behold
Default

Các bạn thân mến,

Tôi không cho rằng tác giả gốc của bài viết trên là sai, viết ra nhận xét toàn nghĩa đen. Cái gì cũng có cái lý của nó. Nếu trong văn học có phép tu từ lối ẩn dụ thì bài viết trên tuy đưa ra sự kiện minh chứng trong nghĩa đen nhưng lại bật ra cái ẩn ý của nó. Với các khả năng cảm thụ văn phong khác nhau, sẽ có những bạn như catuongms, thienbinh_dn83, kyuken, molti, horizon,ncaothach và nhiều bạn khác nữa đưa ra nhận định khác nhau. Cái tựa mà trathanh để trong thread là tôn trọng tác giả gốc. Việc tác giả bài báo đặt cái tựa này cũng hàm chứa sự châm biếm theo kiểu tự hỏi chính mình nhưng không phải là khẩu hiệu để kêu gọi loại bỏ.

Tôi không nói ai đúng ai sai, hay ai cực đoan thái quá ở đây, mà muốn chỉ ra cho các bạn thấy thêm những cái sâu sắc từ bài viết trên này.

Từ cổ chí kim, quy luật phát triển của con người, theo cổ học phương Đông đến tân học thực hành phương Tây đều công nhận rằng, con người cần tuân thủ sự phát triển trí tuệ theo hướng hoàn thiện nhân cách. Vậy, phát triển như thế nào, hoàn thiện nhân cách ra sao là câu hỏi nhưng có nhiều đáp án để vận dụng tùy theo từng bối cảnh xã hội, gia đình và các luật định ràng buộc.

Các tục ngữ mà tác giả nêu xuất phát từ thời phong kiến, lấy Nho giáo đạo Khổng làm kim chỉ nam cho con đường hướng đến chân thiên mỹ của con người. Điều này có nghĩa, những lễ giáo, phong tục ít chịu ảnh hưởng của vật chất cũng như không bị chi phối nhiều bởi yếu tố kinh tế như ngày nay.

Còn bây giờ, do chúng ta đang đứng trong một xã hội lấy nền kinh tế thị trường làm chủ đạo, việc hiểu những câu tục ngữ trong bối cảnh này có phần nào bị thay đổi. Nhiều người đã hiểu các tục ngữ này theo cái lối tiền bạc, so sánh lợi ích vật chất nhiều hơn là nhắm đến cái đích chân thiện mỹ. Kiểu như “không có thực sao vực được đạo”! Do hiểu như vậy, việc vận dụng các câu tục ngữ này cũng sai theo. Rồi cái nhìn của lớp thế hệ kế tiếp về nó cũng bị méo mó theo.

Để hiểu đúng, cần phải lấy cái câu “Tiên học Lễ, Hậu học Văn” lên làm đầu. Như vậy, tiếp theo mọi cái chúng ta sẽ rõ hơn khi đọc bài viết của tác giả. Vậy, nếu được phép biên tập bài viết của tác giả, tôi sẽ chuyển trình tự các tục ngữ bàn đến theo thứ tự như sau:

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ( Một chữ đã là thầy, nữa chữ cũng là thầy)
Hơn một chữ cũng là thầy
Không thầy đố mày làm nên
Trí – Đức- Thể -Mỹ
Học một biết mười

Ba câu đầu tiên hoàn toàn liên quan đến cái vế “Tiên học Lễ”. Từ trọng tâm là THẦY. Mối quan hệ TRÒ -LỄ-THẦY.Tác giả cảnh báo cho chúng ta vấn nạn “ hiểu sai về người THẦY” dẫn đến “làm LỄ không đúng”. Thế nào là THẤY? Có phải chỉ là những người đứng lớp, mang sắc phục của giáo viên, giảng viên, giáo sư thôi chăng? Do hiểu hạn hẹp, thực dụng như vậy, nên việc quá đề cao vai trò người làm chức nghề giáo là hiển nhiên và quên mất đi rằng trong xã hội ngày nay, còn có nhiều nhân tố-yếu tố khác cũng có mang tính chất như một người THẦY. Tác giả muốn nói đến việc thái hóa hình thức dẫn đến những biến tướng , méo mó trong những hành vi như quà cáp, học thêm, dạy thêm…mà quên đi cái yếu tố lễ nghĩa tự tấm lòng thể hiện qua sự kính trọng kiến thức được truyền thụ. Kính trọng kiến thức được truyền thụ bằng việc áp dụng nó thành công trong thực tiễn đem lại niềm tự hào, ích lợi chung thì đó mới chính là cái LỄ dành cho người THẦY. Buồn thay, cái đó ngày nay, ít có ai hiểu được như vậy. Lấy trường hợp gia đình tôi làm thí dụ. Tôi có đứa cháu bên nội nay đã lớp 7 rồi. Có lần tôi hỏi:”Sau nay con thích làm nghề gì? Nó bảo: “ Con thích làm cô giáo”. Nghe vui vui, tôi hỏi tiếp,”Thế tại sao con thích làm cô giáo?”. Cháu ngây ngô:”Vì làm cô giáo sẽ rất oai, gặp ai cũng cũng được chào dạ, tháng nào cũng dạy thêm có nhiều tiền, được nhiều quà ngày 20-11, được cha mẹ tới gửi gắm năn nỉ đã lắm!”. Nghe chưa hết câu, tôi đã xây xẩm mặt mày. Phải giải thích nhiều lần cho cháu hiểu những gì cháu thấy cũng như động viên ba mẹ cháu về việc bớt cho cháu học thêm và tặng quà, cháu dần thay đổi quan điểm. Bây giờ cháu bảo rằng “Con sẽ làm Cô giáo để chỉ cho trò đừng chết vì thiếu hiểu biết”. Cũng yên tâm hơn phần nào.
Cũng dễ thấy, bởi “ hiểu sai về người THẦY” dẫn đến thiếu sự kính trọng mà ngày nay lắm chuyện trò đánh thầy, phụ huynh chửi thầy chỉ bởi vì cho điểm kém. Điểm bị đem ra đấu giá như món hàng một cách tinh vi. Cho đi học thêm, quà cáp nhiều thì sẽ được điểm cao. Có đóng tiền trường đều đặn thì mới được xếp vào nhóm có thứ hạng học lực cao. Cá nhân tôi, chiều tối nào đi làm về cũng thấy cảnh các em cấp 2 bơ phờ. Đứa đeo balo, đứa xách cặp đứng vật vờ bên gốc phố chờ phụ huynh đón về sau buổi học thêm. Mà nào có phụ huynh nào tươi cười vui vẻ đón các em đâu. Tâm trạng đa phần căng thẳng vì đường xá, lo âu vì sinh nhai, nay bị áp lực về chuyện con cái học hành, sao mà vui cho nổi. Thế là rơi vào cái vòng lẫn quẩn của chuyện “ không thầy đố mày làm nên”. Khiếp!

Với câu hỏi, nhân tố -yếu tố nào khác cũng được hiểu là THẦY? Ba tôi vẫn thường nói “ SÁCH LÀ ÔNG THẦY CÂM – KINH NGHIỆM LÀ GIÁO SƯ NGHIÊM NHẤT”. Quả không sai tí nào. Ai dám bảo rằng Kỷ sư Trần Đại Nghĩa có những sáng chế rất Việt nam lại không từ kết quả tổng hợp của việc đọc sách. Ai dám bảo bác Nguyễn Cẩm Lũy, các chú Hai Lúa không học với Thầy mà thành công. Họ có đấy chứ, họ học từ ông THẦY Kinh Nghiệm qua bao lần thất bại xương máu. Mổi một trong chúng ta đều tự có ông thầy này. Biết rút kinh nghiệm chính là biết vâng lời THẦY. Biết chia sẽ kinh nghiệm là thể hiện sự kính trọng THẦY. Nhưng than ôi, mấy khi tôi thấy các bạn sinh viên ngày nay ít chịu vào thư viện đọc sách, đọc tài liệu. Nhiều bạn thích vào intenet để chat, tìm bạn tán gẫu nhiều hơn là ngồi yên trong thư viện. Ngoài đời, mấy khi các bạn chịu rút kinh nghiệm cho những lầm lỡ tai hại trong cuộc sống vật chất đầy thực dụng. Những ai đã rút chân ra khỏi vũng lầy của cuộc sống thì đều thừa nhận rằng “ Nếu như ngày đó tôi chịu nghe lời… biết rút kinh nghiệm…thì ngày nay đâu có như vầy đây”. Và một lần nữa, “Không thầy đố mày làm nên”. Oải!

Cái nhìn thực chất của bây giờ về cái LỄ với người THẦY đã bị méo mó đến vậy. Thì còn chuyện cách HỌC như thế nào? Hai câu tục ngữ được tác giả bàn đến ngụ ý phân tích giùm cho câu hỏi trên. HỌC là một quá trình đón nhận thông tin, phân tích và đi đến nhận thức về hành vi, ứng xử để xây dựng hoàn thiện một cá nhân con người. Học cũng có nhiều giai đoạn và độ khó khác nhau. Bốn chữ Trí – Đức- Thể -Mỹ là một cô động về ý nghĩa đó. Tác giả cho chúng ta thấy mối quan ngại về cái thực tế “trăm dâu đổ đầu tằm”. Nhà trường là nơi phải thế này, thế kia …sao cho học sinh , sinh viên đạt đến đủ 4 yếu tố trên. Chết thật! Đó là một quan điểm, chủ trương sai lầm. Trí – Đức- Thể -Mỹ không những được xây dựng ở trường mà nó còn được vun đắp trong xã hội-gia đình.Quan điểm “tôi đã đóng góp cho trường, trường phải lo cho con tôi “ đã đẩy cái gánh nặng đó cho nhà trường lo toan vất vả. Các em về nhà, như kiểu “ mèo vẫn hoàn mèo” thì làm sao đủ đạt như mục tiêu chung của không chỉ của giáo dục mà còn là của toàn xã hội. Cái này là một hiểu sai từ cấp quản lý giáo dục dẫn đến thông tin đại chúng sai gây ra những thực thi chung bị sai. Trí – Đức- Thể - Mỹ cần phải hiểu theo cấp độ hoàn thiện. Nếu là học sinh cấp một, tôi cần giúp các em nhiều về Tri để biết cái nào đúng, cái nào sai hơn là những yếu tố kia. Khi các em lên cấp 2, chúng ta cần hun đúc và rèn luyện các em về ĐỨC độ để sẵn sàng trở thành một người trưởng thành. Lên cấp 3, với những tố chất về Trí-Đức, các em cần được khổ luyện hơn để có thể đủ cái DŨNG bước vào xã hội. Và khi vào Đại học, các sinh viên là những con người vẫn còn phải rèn luyện tiếp tục 3 tố chất nói trên nhưng được hướng dẫn để tự biết cách hoàn thiện chính mình để đạt đến cái MỸ. Đặt sai tầm quan trọng của các yếu tố nói trên vào sai thời đoạn giáo dục bởi những nhân tố giáo dục không đúng sẽ dẫn đến hậu quả như đã nêu bởi tác giả. Trong quản lý tôi thường được nghe nhắc đến từ 3W -“ Wrong Place, Wrong Time, Wrong People”, có lẽ nó thể hiện đúng với hiện trạng thực thi mục tiêu giáo dục mà tác giả đang bàn. Nhà trường bị quá nhiều áp lực với mục tiêu thành tích này trong khi con em chúng ta thì “bạc nhược”- kiểu “ai đặt đâu ngồi nấy, ai chỉ gì thì làm thế” đúng sai không cần biết nhiều, sinh viên thấy tiêu cục không dám góp ý sợ bị điểm kém, sợ đấu tranh thì ”tránh đâu”. Còn nói chi đến người đi làm, các phụ huynh nữa…đành an phận cho qua! Nghĩ đến vai trò người lãnh đạo trong quản lý với 4 chữ Trí – Đức- Thể - Mỹ, chợt rùng mình! Liệu có đủ chưa đấy?

Cũng không có gì bất ngờ khi tác giả tự vấn nên chăng câu này đã lỗi thời với cái nhìn thực tại từ tác giả “Học một biết mười”. Đã không hiểu và vận dụng sai ý nghĩa sâu sắc bốn câu tục ngữ trên của người đời xưa thì việc không hiều đúng làm đúng theo câu này cũng là dễ hiểu thôi. Ngay trong diễn đàn này, tôi cũng đã nhiều lần nhắc nhở các kỹ sư cử nhân, thạc sĩ tương lai về cái cách hỏi, cách tìm tài liệu. Rất nhiều bạn rất thụ động, Chỉ chờ ai đó móm cho rồi nhận về chứ ít khi chịu đầu tư thêm và biết chia sẻ. Không trách các bạn ấy được hoài khi chúng ta nhìn thấy chúng ta đang chịu ảnh hưởng của những chủ trương thiếu tầm nhìn, lạc hậu về xây dựng phương pháp học và tư duy từ nhà trường, chỉ thích chạy theo thành tích. "Học một biết mười" mà ông bà ta nói đâu phải là chuyện biết vụn vãnh, tản mác mà là học cái căn cơ và biết dùng căn cơ đó để tìm tòi khám phái cái mới , rồi dùng cái căn cơ đó để chia sẽ và để nhận được vào những hiểu biết căn cơ mới. “Một” chính là “cái cần câu” để có được “mười” con cá. Một tình cảnh khác tôi từng gặp là chuyện một anh cử nhân quản trị mới tốt nghiệp không làm nổi một bài toán tính tối ưu giá thành. Khi hỏi, anh ta bảo ở trường đâu có dạy anh ta làm cái loại toán này. Coi tiếp, phát hiện ra anh ta đã học phương pháp thống kê, bài ví dụ mẫu về tính giá vốn tối thiểu có đưa ra sờ sờ đó nhưng anh ta không áp dụng được cách làm tương tự cho tính giá bán tối đa! La anh ta sao được khi thấy thằng cháu tôi được dạy ở trường phép cân bằng hóa học NaOH + HCl mà về nhà làm cân bằng phương trình Na2SO4 + HCl không được, lại còn bê nguyên xi bài toán đó vô diễn đàn hóa học hỏi. Chẳng khác nào “ Chú làm thầy, cháu bán sách”! Nếu hỏi tôi câu " Học một biết mười" này cần nói lại sao cho thực tế dễ hiều hơn , tôi sẽ mạn phép đề lại rằng " Học một vọc mười" thì may chăng mới có người chịu thực hành thực tế nhiều hơn sau khi học qua, làm qua một bài tập?

Tóm lại:

Nếu phê phán, thì không thể phê phán người đứng lớp giảng dạy mà nên phê phán người lãnh đạo, quản lý giáo dục. Bởi cái tầm nhìn, sự hiểu biết mối quan hệ xã hội- kinh tế- văn hóa -giáo dục còn hạn chế đã dẫn đến những chủ trương thiển cận đầy chủ quan, thậm chí sai lầm gây thiệt hại trong tư tưởng –nhân sinh quan của người học và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên chức và phong cách giảng dạy của người Thầy.

Nếu bạn là một giáo sinh tự hỏi mình rằng bạn học ra để làm gì đi. Nếu đơn thuần chỉ là đi dạy để kiếm sống thì nên kiếm cái gì đó khác làm nhiều tiền hơn đi. Nếu bạn có câu trả lời bằng hoặc tốt hơn đứa cháu của tôi thì tôi hy vọng bạn sẽ đóng góp nhiều hơn một giải pháp “giảm áp lực học thêm cho học sinh” , “giảm chuyện luyện thi thêm cho cuộc thi Học sinh giỏi”…thay vì phải chấp nhận nó khi bước lên đứng lớp sau này.

Nếu bạn là vị quản lý trong ngành, có vô tình ghé qua thăm tệ xá này, xin đừng vội nóng giận, đỏ mặt tía tai bấm nút “Shutdown” mà hãy thông cảm rằng, đây là sản phẩm của một người ra lò từ chính hệ thống quản lý này. Hãy đọc và suy ngẫm xem, liệu còn có giải pháp TỐI ƯU nào không trong con đường được cảnh báo là TỐI OM không?


Thân,

Teppi

Chữ kí cá nhânIgnorance is dangerous, but sharing knowledge without responsibility is more dangerous


thay đổi nội dung bởi: Teppi, ngày 10-15-2010 lúc 01:43 PM.
Teppi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Teppi vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
cattuongms (10-14-2010), Hồ Sỹ Phúc (10-14-2010), kuteboy109 (10-14-2010), Molti (10-14-2010), trathanh (10-15-2010), Zero (10-14-2010)
Old 10-14-2010 Mã bài: 70502   #13
Zero
Moderator
 
Zero's Avatar

 
Tham gia ngày: Aug 2006
Tuổi: 30
Posts: 387
Thanks: 19
Thanked 226 Times in 111 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 56 Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice
Default

Vô tình đi ngang đây, góp một đôi lời chấp nhặt, vì dù sao bản thân cũng là thầy giáo ^^

Một ý kiến đưa ra, có thể có nhiều cách hiểu, và không có cách hiểu nào sai cả. Quan trọng là mình nhìn nhận vấn đề như vậy có thực sự phù hợp hay không.

1. "Không thầy đố mày làm nên", cái này có trường hợp thì đúng, và có trường hợp thì chưa hẳn đúng, như sẽ phân tích ở dưới

Đồng ý là không nên tuyệt đối hóa vai trò của nhà giáo, vì ngày nay đã khác xưa. Nếu ngày xưa học sinh chỉ có thể tiếp nhận thông tin từ duy nhất giáo viên thì ngày nay học sinh đã có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến tình trạng giáo viên nếu không nhanh chóng cập nhật tri thức sẽ dễ dàng bị học sinh qua mặt và đánh giá thấp. Đây là chuyện thường nhật trong các lớp ôn tập chọn học sinh thi HSG quốc gia cũng như trong trại huấn luyện ôn tập 4 thành viên thi quốc tế.

Tuy nhiên đó là chuyện của học sinh chuyên biệt, những người có năng khiếu hẳn hoi, và có khả năng thể hiện kiến thức. Còn đối với học sinh bình thường thì sao? Họ chỉ có thể dựa vào giáo viên để tiến lên dần dần chứ khả năng tự học vẫn chưa đủ. Tại sao các lớp luyện thi đại học năm nào cũng đông? Tại sao tình trạng học thêm năm nào cũng có? Vì đơn giản là có cung ắt có cầu, học sinh muốn được biết nhiều hơn từ thầy cô thì phải ôm tập đi học ngoài giờ chứ sao. Đó là chuyện của tuyệt đại đa số học sinh bình thường.

Trong cả hai trường hợp phải thấy rằng nếu không có sự hướng dẫn của GV, dù tận tình chỉ từng con chữ, hay chỉ là hướng dẫn đường lối tự học thì cũng không thể bác bỏ vai trò của họ, cũng không thể quá tuyệt đối vai trò của họ, cái thời thầy đọc - trò ghi đã qua lâu lắm rồi.

2. Về câu "học một biết mười" thì xin miễn, câu này thực sự không đúng. Nó chỉ đúng với các thần đồng, nghe một có thể suy ra được nhiều hơn thế. Ngày nay đa phần học sinh học một chỉ hiếu có một nửa, thậm chí còn ít hơn. Lý do đơn giản là cách dạy đổi mới, chương trình đổi mới làm cho học sinh cảm thấy khó thích nghi. Họ đã quen với lối đọc - chép từ xưa nên giờ lên cấp 3 hay Đại học chuyển sang đường lối tự học rất khó. Thế là để bù lại cho phần hiểu biết còn thiếu thì hàng loạt chuyện bi hài xảy ra, từ đi học thêm cho tới đi xin điểm... Nếu học sinh học một mà biết được vừa đủ thì giáo viên đã hạnh phúc lắm rồi, nói gì đến mười ^^

Em hoàn toàn đồng ý với anh Teppi, cái lỗi ở đây không phải ở GV, vì họ chỉ là người thừa hành, mà lỗi nằm ở những người làm trách nhiệm quản lý giáo dục thể hiện một tầm nhìn hạn hẹp, không thể đưa ra được những chính sách thay đổi kịp thời, và vẫn còn bị tâm lý "vị nể" đè ép khiến cho mọi quyết định đưa ra chỉ còn tính chất nửa vời. Nhiều khi tự hỏi nền giáo dục này nếu cứ tiếp tục sẽ rơi vào đâu? Nhưng thực sự giáo viên hoàn toàn bất lực khi hầu như không có tiếng nói nào trong việc thay đổi chính sách, cứ phải cắn răng mà chấp nhận mỗi năm.

Thôi thì cứ phải cố gắng truyền đạt cho học sinh hiểu hết những gì cần phải hiểu ^^

Chữ kí cá nhânThe Olympeek - Tờ báo kết nối tri thức và cộng đồng Olympiavn
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?board=217.0


Zero vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Zero vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
kuteboy109 (10-14-2010), linh_kc (10-27-2010), xuantung0308 (11-03-2010)
Old 10-14-2010 Mã bài: 70511   #14
ncaothach
Thành viên ChemVN
 
ncaothach's Avatar

Thach Ja Ja
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Tuổi: 35
Posts: 94
Thanks: 83
Thanked 183 Times in 95 Posts
Groans: 4
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 24 ncaothach will become famous soon enough ncaothach will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi cattuongms View Post
______________________
Humm, nói như các anh thì các thầy cô giáo, sinh viên tình nguyện lên vùng cao xóa mù chữ làm gì? Nhà nước ta chỉ cần in sách mang lên đó cho học sinh đọc là biết đọc, biết viết thôi.
- Có thể các anh có khả năng đó, nhưng thử hỏi cả nước ai cũng giỏi và có điều kiện như các anh sao. Học sinh ở nông thôn, vùng cao có đủ điều kiện học như các anh để tự học được à ? Theo em vấn đề này không nên bàn luận thêm nữa.
Ý kiến của cậu mình hiểu và cũng thấy hay, mình ko nói tất cả giảng viên mà chỉ có một số.
Hôm nay ngày 14-10-2010 mình có 3 tiết học anh văn, có lẻ là trùng hợp Cô giáo dạy anh văn cũng đồng quan niệm với mình là hiên nay có một sô giảng viên dạy bằng giáo án điện tử và giảng dạy theo cách mình nói ở trên dạy như vậy thì thầy đọc trò dò từng chữ xem có sai chữ nào không (nguyên văn cô ấy nói).

Chữ kí cá nhân
Một vợ
Hai con
Bốn bánh
Năm lầu
Happy new year


ncaothach vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn ncaothach vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
johncena (10-22-2010)
Old 10-14-2010 Mã bài: 70512   #15
ncaothach
Thành viên ChemVN
 
ncaothach's Avatar

Thach Ja Ja
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Tuổi: 35
Posts: 94
Thanks: 83
Thanked 183 Times in 95 Posts
Groans: 4
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 24 ncaothach will become famous soon enough ncaothach will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi HoahocPro View Post
Câu sau đá câu trước. Nếu học sinh biết chữ mà đọc thì cần gì xóa mú chữ nữa. Mình đã nói rồi, tùy từng điều kiện. Thế tớ xin hỏi lại có thầy cô dạy giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi hay luyện thi đại học nào lên những nơi như Mù Kang Chải (xin lỗi nếu có bạn nào ở đây, mình chỉ lấy ví dụ nha) mà dạy cho học sinh đến bản chất vấn đề, đến đi thi ĐH đạt 3 con 8 không? Tiếp nữa là điều kiện học, tớ xin hỏi là có bao nhiêu bạn ở thành phố, Hà Nội hẳn hoi, điều kiện đầy đủ, thi ĐH dưới điểm sàn? Có bao nhiêu bạn ở vùng sâu vùng xa Nghệ An - Hà Tĩnh thủ khoa ĐH? Họ có hơn mấy bạn ở Hà Nội kia điều kiện gì không?
Vấn đề vẫn là ý thức tự học và có thích học hay không, chứ thầy cô chỉ là người hướng dẫn, giỏi đến đâu cũng không thể biến một thằng lười học thành kĩ sư, bác sĩ được.
Mình không phủ nhận vai trò người thầy rất quan trọng, nhưng không nên tuyệt đối hóa vai trò đó.
Nói rất hay. chuẩn duyệt

Chữ kí cá nhân
Một vợ
Hai con
Bốn bánh
Năm lầu
Happy new year


ncaothach vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn ncaothach vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
johncena (10-22-2010)
Old 10-14-2010 Mã bài: 70513   #16
ncaothach
Thành viên ChemVN
 
ncaothach's Avatar

Thach Ja Ja
 
Tham gia ngày: Apr 2009
Tuổi: 35
Posts: 94
Thanks: 83
Thanked 183 Times in 95 Posts
Groans: 4
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 24 ncaothach will become famous soon enough ncaothach will become famous soon enough
Default

Trích:
Nguyên văn bởi cattuongms View Post
_________
Chẳng hạn chị họ em học bằng giỏi sư phạm Văn nhưng giờ vẫn đi dạy hợp đồng. Nhiều học sinh ngất khi tập thể dục, nhiều học sinh chỉ nghiên cứu sách vở không đi học thêm vẫn thi đỗ đại học vv..
Theo bạn catuong như thế nầy là tiêu cực à, tập thể dục ngất thì ko nói mà có ngất đi nửa cũng là đa phần các bạn nữ chân yếu tay mềm, ngay cả học trong lớp ngồi 1 chổ mà vẫn ngất kìa cái nầy là do áp lực học quá nặng (vì xưa nay truyền thống của việt nam mình là cho học quá nhiều) cũng có một số trường vì chạy theo danh hiệu hạng thứ mà ép học sinh học (cái này ko biết là tiêu cực ko mih hem giám kết luận). còn những học sinh chỉ nghiên cứu sách vở mà ko đi học thêm đã đổ ĐH thì những người đó đúng là tài năng.
Tự học ở nhà sinh viên áp dụng đc là rất hay, và ngay cả các trường Đại Học cũng áp dụng.
ví dụ: trường mình ĐHKHTN khóa 2007 trở về trước sinh viên tốt nghiệp phải đủ 210 tín chỉ, nhưg từ khóa 2008 chỉ có 140 tín chỉ, sự giảm tín chỉ như vậy đồng nghĩa với giảm số tiết học trên lớp nhưng dung lượng của chương trìh học là như cũ, học với chương trình như vậy ko khác cưỡi ngựa xem hoa, suy ra sinh viện tự học ở nhà là rất cần, nếu còn là học sinh mà có ý thức học ở nhà thì đây là nền tản để mai sau không bở ngở.

Chữ kí cá nhân
Một vợ
Hai con
Bốn bánh
Năm lầu
Happy new year


ncaothach vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn ncaothach vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (10-15-2010), johncena (10-22-2010), linh_kc (10-27-2010)
Old 10-14-2010 Mã bài: 70534   #17
aqhl
Đại Ác Ma ChemVN
 
aqhl's Avatar

Vô tình
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: Houston-Texas
Tuổi: 42
Posts: 625
Thanks: 106
Thanked 312 Times in 170 Posts
Groans: 35
Groaned at 11 Times in 11 Posts
Rep Power: 91 aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold aqhl is a splendid one to behold
Send a message via Yahoo to aqhl
Default

Trích:
Nguyên văn bởi ncaothach View Post
Mình đồng ý với cách nói của bạn và chính mình cũng thấy như vậy, cái khái niệm thầy cô dạy giỏi thì cũng có thật nhưng nhìn ở gốc độ ai học thầy cô đó, người học giỏi thì theo ai cũng giỏi, với lại có những Giảng viên khi dạy dùng power point cứ ngồi một chổ và chiếu lên mấy cái slide rồi đọc y như các cái dòng chữ trên đó. Nếu vậy thì ở nhà hay vô thư viện đọc hay hơn.
Bây giờ là năm nào rồi mà sinh viên còn "cắn răng" chịu đựng những giảng viên kém chất lượng như vậy nhỉ !

Có thể kiến nghị tập thể lên Trưởng Bộ Môn phân công dạy môn đó hoặc lên BCN Khoa. Các thầy cô Trưởng bộ môn và trong BCN Khoa đều là những người có uy tín và trách nhiệm. Họ sẽ không làm ngơ khi có phản hồi.

Nếu tình hình tệ quá, có thể lập 1 topic trên này thảo luận đích danh các vị đó. Trước đây diễn đàn cũng có trường hợp thảo luận về vấn đề này. Cũng làm nhốn nháo nội bộ Khoa 1 thời gian. Các thầy cô cũng phải thận trọng hơn.

http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=237

Chữ kí cá nhân
Learning is not attained by chance.
It must be sought for with ardor and attended to with diligence.


aqhl vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-15-2010 Mã bài: 70539   #18
AQ!
Thành viên tích cực

 
Tham gia ngày: Jun 2010
Posts: 135
Thanks: 1,151
Thanked 201 Times in 92 Posts
Groans: 139
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 51 AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all
Default

Trích:
Nguyên văn bởi aqhl View Post
Bây giờ là năm nào rồi mà sinh viên còn "cắn răng" chịu đựng những giảng viên kém chất lượng như vậy nhỉ!
Câu này chứng tỏ rằng sinh viên cũng đang rất thụ động trong học tập. Quả đúng là có khá nhiều sinh viên không hài lòng với giảng viên giảng dạy (đã thay đối phương pháp dạy học, chuyển từ "đọc chép" sang "nhìn chép") nhưng họ không dám làm gì cụ thể để thay đổi được những thực tế đó.
Còn vai trò của ngừoi thầy đối với người học, tôi nghĩ mỗi người có một quan điểm riêng. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có lẽ ai cũng có một người thầy (cô) để kính trọng, để mà nhớ, để khi gặp lại có thể ôm thầy (cô) mà khóc khi lâu ngày gặp lại... Người thầy giáo không chỉ có nhiệm vụ truyền kiến thức tự nhiên, xã hôi... mà còn giáo dục chúng ta về nhân cách, dạy chúng ta biết được cách tự tìm hiểu kiến thức... (tôi nghĩ là rất nhiều thứ). Bây giờ, khi chúng ta cứ nghĩ mình được như ngày hôm nay là do nỗ lực của bản thân là chính, còn vai trò của những người thầy (cô) chỉ là phụ...Nếu như thế thì sẽ không có nhiều bài viết về giáo dục như chúng ta vẫn đọc hàng ngày trên báo...
@aqhl: Hiện nay aqhl không còn đứng giảng dạy? Điều đó thật là may mắn! Đọc những diễn đàn bàn luận về chuyện này, chắc những người đi dạy như thầy giotnuoctrongdaiduong, Hồ Sỹ Phúc, Zero, thanhatbu_13...chắc sẽ không khỏi chạnh lòng!
Đôi lời chia sẻ! Có gì mong các bạn thông cảm nhé!

Chữ kí cá nhânSự thiếu hiểu biết là nguy hiểm, nhưng chia sẻ kiến thức mà không có trách nhiệm là nguy hiểm hơn! (Teppi)

AQ! vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-15-2010 Mã bài: 70561   #19
n2h
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jan 2006
Posts: 23
Thanks: 22
Thanked 3 Times in 3 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 n2h is an unknown quantity at this point
Default

Mình thấy cũng bình thường chứ có gì đâu mà chạnh lòng nhỉ? Bây giờ học tín chỉ, SV được chọn môn, chọn thầy. Một thầy dạy nhiều môn và một môn có nhiều thầy cô dạy nên thích ai thì học người đó thôi, đề thì có ngân hàng rồi, cứ thế mà moi ra. Còn chuyện xin đổi GV, mình thấy đó cũng là chuyện thường tình. Các bạn SV bỏ tiền ra học, họ đâu chỉ cần cái bằng, họ cần kiến thức để đi làm thì họ có quyền đòi hỏi thụ hưởng sự giáo dục tốt nhất. Nói chng cạnh tranh mới có động lực phát triển. Không biết AQ sao chứ mình đã từng học một số môn mà tập bài giảng của thầy dùng đã 30 năm. Dĩ nhiên đó là môn kiến thức cơ sở ngành và chuyên về làm toán nên kiến thức cơ sở cũng bao nhiêu đó. Tuy nhiên là SV thì ai cũng muốn học cái gì mới, nó có áp dụng thực tế không, trên thế giới người ta đang mổ xẻ nó như thế nào? Cuối cùng, đối với GV thì nên xử sự sao cho khéo, như cái vụ ghi âm ở HP, định đưa lên hiệu trưởng để đổi GV, cuối cùng lại lên mạng, he he.
n2h vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-19-2010 Mã bài: 70807   #20
AQ!
Thành viên tích cực

 
Tham gia ngày: Jun 2010
Posts: 135
Thanks: 1,151
Thanked 201 Times in 92 Posts
Groans: 139
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 51 AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all AQ! is a name known to all
Default

Cảm ơn n2h. Bạn sẽ có những tiết giảng hay và có những học trò như mình nói ở trên.

Nhân đây có đọc bên diễn đàn Toán một bài viết thật hay về việc "Nên và không nên trong dạy học Toán" của một Giáo sư người Việt Nam, đang làm việc tại CH Pháp. Thiết nghĩ có thể áp dụng cho Hoá học hoặc bất cứ môn học nào.
Các bạn xem ở file đính kèm nhé!
File Kèm Theo
File Type: rar Mot bai viet hay ve Giang-day Toan-hoc.rar (161.8 KB, 71 views)

Chữ kí cá nhânSự thiếu hiểu biết là nguy hiểm, nhưng chia sẻ kiến thức mà không có trách nhiệm là nguy hiểm hơn! (Teppi)


thay đổi nội dung bởi: AQ!, ngày 10-22-2010 lúc 11:16 PM.
AQ! vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn AQ! vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
cattuongms (10-22-2010), diepgl (10-22-2010), linh_kc (10-27-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Múi giờ GMT. Hiện tại là 10:15 AM.