Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM

Notices

KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM Moderators: aqhl, thanhatbu_13, chocolatenoir, F91

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Bảo vệ ăn mòn kim loại "công nghê kẽm lạnh".


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 01-09-2008 Mã bài: 19375   #1
victory71986
Thành viên ChemVN
 
victory71986's Avatar

Ác Quỷ Đường Phố
 
Tham gia ngày: May 2007
Tuổi: 37
Posts: 82
Thanks: 7
Thanked 5 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 victory71986 is an unknown quantity at this point
Talking Bảo vệ ăn mòn kim loại "công nghê kẽm lạnh"

Đang lên mạng kiếm taì liệu cho môn "Dộng học điện hoá" cách baỏ vệ ăn mòn kim loaị thâý baì naỳ cũng hay post lên cho moi người đọc biết thêm "mấy bạn naò sắp thi môn DHDH lên coi" rất có ích đó hehehe!

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm, gần một nửa sản lượng kẽm trên thế giới được dùng vào việc bảo vệ sắt thép trước một kẻ thù hung ác nhất - đó là sự han rỉ và ăn mòn mà hàng năm nuốt mất hàng chục triệu tấn sắt thép. Các quốc gia phải tiêu tốn chi phí rất lớn cho công tác chống ăn mòn kim loại của các công trình. Ở các nước công nghiệp phát triển, chi phí cho công tác chống rỉ sét và ăn mòn chiếm bình quân khoảng 4% GDP hàng năm của quốc gia.
Dưới tác động của môi trường, kim loại bị xâm thực, bị ăn mòn trong không khí, trong đất hay trong vùng ngập nước làm cho tuổi thọ công trình bị xuống cấp nhanh chóng. Lớp rỉ không đồng đều, nguy hiểm nhất là các dạng rỉ điểm, rỉ lỗ làm giảm khả năng chịu tải của kết cấu. Cũng còn nhiều quan niệm cho rằng các kết cấu bê tông cốt thép không bị ăn mòn, nhưng từ lý thuyết đến thực tế, các kết cấu bê tông cốt thép bị hỏng nặng do cốt thép bị ăn mòn, gây trương nở, tăng thể tích bên trong, mất liên kết giữa cốt thép và bê tông làm giảm khả năng chịu tải và tuổi thọ công trình.
Các công trình do nước ngoài đầu tư thì các biện pháp bảo vệ chống ăn mòn rất được chú ý và coi trọng. Ở nước ta, chi phí cho bảo vệ chống ăn mòn còn rất thấp, thường dành chi phí cho các phương pháp sơn chống rỉ thông thường nên không ít các công trình sau vài năm sử dụng đã phải nâng cấp, bảo dưỡng.

BIỆN PHÁP CHỐNG RỈ SÉT & ĂN MÒN TRUYỀN THỐNG

Các biện pháp chống rỉ và ăn mòn phổ biến hiện nay là sử dụng các vật liệu ít bị ăn mòn, các vật liệu này thường có giá thành cao, chỉ lắp đặt ở những nơi không bị ngập nước và biện pháp phổ biến nhất là dùng sơn phủ bảo vệ. Lớp sơn phủ bảo vệ nhằm tạo một lớp màn chắn (barrier) cách ly kim loại với môi trường nhưng khi lớp bảo vệ này bị hỏng thì hơi ẩm thâm nhập và ăn mòn tấn công vào bên dưới lớp sơn gây phồng rộp và ăn mòn nên có tuổi thọ thấp chỉ vài năm.
Đối với các công trình bị ngập nước hay chôn trong đất thì kết hợp thêm biện pháp chống ăn mòn catốt (cathodic protection). Biện pháp này đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới như các giàn khoan biển, cầu cảng, hệ thống bồn bể đường ống đều có hệ thống chống mòn catốt.

Chống ăn mòn catốt là sử dụng bản chất của quá trình ăn mòn điện hóa để xây dựng thành một hệ gồm catốt (kim loại cần bảo vệ) và anốt. Anốt được chọn như Mg, Al, Zn làm vật liệu hy sinh thay thế cho sắt thép cần bảo vệ vì các kim loại này đều đứng trước Fe trong bảng tuần hoàn hóa học. Trong hệ luôn tồn tại dòng điện một chiều đi qua giữa anốt và catốt, xuất phát từ sự chênh lệch điện thế giữa hai kim loại khác nhau trong môi trường tồn tại dung dịch điện phân là nước hoặc do bị áp đặt từ nguồn điện một chiều bên ngoài.
Chúng ta có thể thấy một dạng chống ăn mòn catốt phổ biến nhất, được ứng dụng rộng rãi hiện nay như: trụ điện chiếu sáng, cầu cảng, tháp điện lực, ống nước…là phương pháp mạ kẽm nhúng nóng.
Tại sao mạ kẽm nhúng nóng lại có tuổi thọ dài như vậy?
Các kết cấu kim loại sau khi đã được làm sạch bằng axit, hóa chất… được đưa vào các bể kẽm được nung nóng chảy ở nhiệt độ cao hình thành nên một màng chắn bao bọc kim loại. Lớp bảo vệ này chịu va đập, không thấm nước, chống tia cực tím…
Muốn ứng dụng phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư một dây chuyền khép kín với chi phí khá cao.
Bên cạnh đó một phương pháp mạ kẽm vô cùng hiệu quả đã được sử dụng trên thế giới hơn 50 năm qua đó là Zinc-rich cold galvanizing tạm gọi là phương pháp “mạ kẽm lạnh”.
PHƯƠNG PHÁP MẠ KẼM LẠNH (ZINC-RICH COLD GALVANIZING COATING) :
Ngày nay chúng ta có thể thấy kẽm được sử dụng ở mọi nơi trên thế giới dùng để bảo vệ kim loại như mạ điện phân, mạ nhúng nóng hay phun kẽm…
Mạ kẽm lạnh là phủ lên bề mặt kim loại một lớp kẽm lỏng tương tự như sơn ở nhiệt độ môi trường bình thường, bằng cách dùng áp lực khí nén thổi dung dịch kẽm lỏng thành chùm các hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại đã vệ sinh sạch bề mặt. Trong dung dịch kẽm có chất gắn liên kết và các phụ gia giúp cho kẽm bám chặt vào bề mặt kim loại và khô cứng trong vài giờ tương tự như các loại sơn truyền thống.
Lớp phủ kẽm sau khi khô cung cấp hai chức năng bảo vệ: thứ nhất là chức năng bảo vệ thụ động (passive protection) là lớp màng chắn bảo vệ kim loại như các loại sơn truyền thống; và chức năng thứ hai là bảo vệ chủ động (active protection) tức chức năng chống ăn mòn
catốt (Cathodic protection), chức năng này có ở lớp phủ bảo vệ bằng mạ kẽm nhúng nóng (hot-dip galvanizing).
Dung dịch giàu kẽm trên 92% Zn là một hỗn hợp dẫn điện rất tốt sau khi khô, do đó cho phép dòng điện chạy liên tục về mọi hướng trên lớp mạ. Đây là điều kiện tiên quyết để lớp phủ có chức năng chống ăn mòn catốt. Khi trong lớp mạ có sự xuất hiện của ẩm ướt hình thành dung dịch điện phân thì sẽ xảy ra phản ứng hóa học, kẽm có điện thế chuyển dịch electron cao hơn sắt thép nên tham gia ngay vào quá trình phản ứng, phân tán và giải phóng các electron tạo ra dòng điện chạy qua sắt thép làm cản trở sự phân tán của các ion thép và bắt đầu chu kỳ điện hóa. Kẽm trở thành một vật hy sinh để bảo vệ cho sắt thép là catốt.
Quá trình phản ứng tạo ra hydro các-bô-nát kẽm và các muối kẽm khác hình thành nên một lớp màng mỏng che kín bề mặt lớp mạ kẽm. Lớp màng mới này không thấm nước, ngăn cản nước và thời tiết tấn công làm dừng quá trình ăn mòn điện hóa. Lớp màng bây giờ đóng vai trò như lớp bảo vệ thụ động.
Khi lớp màng bảo vệ này bị hư hỏng thì các phân tử kẽm lại sẵn sàng tham gia vào quá trình chống ăn mòn điện hóa mới. Cứ như thế kẽm sẽ hy sinh, ngay cả khi lớp mạ kẽm bị trầy xước thì ăn mòn cũng không thể thực hiện được ý đồ tạo rỉ của mình và tấn công vào bên dưới lớp mạ. Quá trình này
giúp bảo vệ cho kim loại không bị ăn mòn và tự hàn gắn vết thương tại các điểm trầy xước.
Về điểm này, các loại sơn truyền thống hay sơn kẽm khác với hàm lượng kẽm (không phải độ tinh khiết của kẽm) dưới 92% thì không thể có được. Do vậy, khi bị một lỗ thủng rất nhỏ, bằng dấu chấm thôi, cũng đủ để các tác nhân xâm thực có đường đột nhập vào sắt, làm cho sắt bắt đầu bị rỉ nhanh chóng.
Hiện nay trên thị trường đã có sơn mạ kẽm lạnh của hãng ZRC Worldwide Inc. của Mỹ đuợc phân phối bởi Công ty Kỷ Nguyên tại thành phố HCM. ZRC là nhà sản xuất hàng đầu thế giới có bề dày kinh nghiệm trên 50 năm sản xuất sơn mạ kẽm lạnh với hàm lượng kẽm 95% trong lớp mạ sau khi khô. Ghi nhận thực tiễn của nhà sản xuất qua nhiều công trình sử dụng sơn mạ kẽm lạnh ZRC đều có tuổi thọ dài hạn trên 20 năm. ZRC vượt qua tất cả các cuộc thử nghiệm của mạ kẽm nhúng nóng bởi các tiêu chuẩn như ASTM, UL, SSPC và được xem tương đương mạ kẽm nhúng nóng. Hình trên minh họa về thử nghiệm với 5% sương muối (salt spray) trong 2873 giờ giữa mạ kẽm nhúng nóng (trái) và mạ kẽm lạnh ZRC (phải) cho thấy ZRC thể hiện tính năng vượt trội sau thử nghiệm.

KẾT LUẬN

Kẽm đã được chứng minh là lớp phủ bảo vệ ưu việt cho các kết cấu thép công trình ở vùng biển nhiều thập niên qua. Mạ kẽm lạnh là giải pháp thay thế mạ kẽm nhúng nóng một cách hiệu quả đối với những kết cấu có kích thước lớn và cố định như hệ thống đường
ống, bồn bể, các công trình cảng biển,thuỷ lợi, cầu đường và sử dụng bảo trì sữa chữa cho các kết cấu mạ kẽm nhúng nóng bị ăn mòn theo thời gian. Mạ kẽm lạnh cho phép thi công dễ dàng tại công trường là phun, quét hay lăn như các loại sơn truyền thống.

Chữ kí cá nhâncuộc đời là biển học bao la và mênh mông

victory71986 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 02-08-2008 Mã bài: 20830   #2
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 47
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

KẾT LUẬN

Kẽm đã được chứng minh là lớp phủ bảo vệ ưu việt cho các kết cấu thép công trình ở vùng biển nhiều thập niên qua. Mạ kẽm lạnh là giải pháp thay thế mạ kẽm nhúng nóng một cách hiệu quả đối với những kết cấu có kích thước lớn và cố định như hệ thống đường
ống, bồn bể, các công trình cảng biển,thuỷ lợi, cầu đường và sử dụng bảo trì sữa chữa cho các kết cấu mạ kẽm nhúng nóng bị ăn mòn theo thời gian. Mạ kẽm lạnh cho phép thi công dễ dàng tại công trường là phun, quét hay lăn như các loại sơn truyền thống.



Vài ý kiến:

Trong thực tế việc lựa chọn giải pháp chống ăn mòn bị chi phối lớn nhất bởi vấn đề "chi phí". Các hướng lớn để giải quyết bài toán chống ăn mòn nói chung là :
* Thay đổi bản chất vật liệu kim loại, sử dụng thép chất lượng cao (hàm lượng carbon thấp, các hợp kim của sắt với các nguyên tố khác (như inox chứa Ni, Cr, Mn), các hợp kim đặc biệt như titan. Đây có thể nói là cách cơ bản nhất để chống ăn mòn nhưng vấp phải rào cản cực lớn về chi phí.
* Chuyển sang sử dụng các vật liệu tổng hợp khác như polymer và composite. Mặc dù có nhiều ưu điểm bền, nhẹ nhưng khả năng của vật liệu composite là giới hạn. Đặc biệt do không có khả năng tái chế (recycle) nên chúng là vấn đề lớn cho môi trường

* Bảo vệ kim loại bằng các lớp phủ: phương pháp nhiều ưu điểm nhất và rẻ nhất hiện nay
+ Bảo vệ bằng lớp phủ mang tính che chắn như sơn
+ Bảo vệ bằng lớp phủ hy sinh như kẽm
+ Bảo vệ kết hợp
* Bảo vệ bằng dòng điện bên ngoài dựa trên sự phân cực: phương pháp này đòi hỏi tính toán kỹ càng, khó về mặt kỹ thuật
* Bảo vệ bằng anod hy sinh

Phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm của nó. Nên lưu ý rằng ăn mòn cục bộ (khoét vào 1 vị trí trong kết cấu thép, làm suy yếu khả năng chịu lực của kết cấu dẫn đến phá hỏng kết cấu, VD: ăn mòn lỗ trong đường ống dẫn dầu) nguy hiểm hơn nhiều so với ăn mòn tổng thể

Việc sử dụng các kết cấu thép trong môi trường có tính ăn mòn cao như nước biển có nguy cơ lớn là từ ăn mòn cục bộ. Tuy nhiên việc bảo vệ bằng lớp sơn phủ (có trộn thêm bột kẽm) hay kết hợp nhiều lớp sơn khác nhau (lớp son lót trong cùng có chưa kẽm) vẫn chứng tỏ là phương pháp hiệu quả và rẻ nhất. Hiện nay các công trình biển, các thân tàu biển đều vẫn chọn phương án sơn là chính. Ngoài ra còn sử dụng các loại sơn có độc tính để chống hàu hà....

Do tính ăn mòn cao của nước biển nên việc dùng các kết cấu phủ kẽm trong môi trường nước biển là không phù hợp. các kết cấu phủ kẽm chỉ thích hợp sử dụng trong môi trường khí (ăn mòn trong không khí, dù là không khí ârm vẫn thấp hơn nhiều ăn mòn trong môi trường nước biển). Nếu chú ý thì ta có thể thấy tất cả các cột đèn đường, các lancan xa lộ đêfu tráng kẽm
Giữa kỹ thuật tráng kẽm nóng hay nguội thì cần chú ý là phương pháp nhúng nóng có đặc điểm
+ Đầu tư lớn cho bể kẽm
+ Chi phí lớn cho duy trì nhiệt độ nóng chảy Zn trong bể
+ Ưu điểm lớn về sản lượng

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life


thay đổi nội dung bởi: chocolatenoir, ngày 02-08-2008 lúc 05:09 AM.
chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:33 PM.