PDA

View Full Version : Một số câu hỏi hoá hữu cơ


bommer_champion
07-19-2007, 05:45 PM
cac ban oi cho tớ hỏi một ít về sư kết tủa đảng điên j của amino axit đươc ko
1 tại sao lại nói độ tan amino axit là hàm số của pH
2 sách bảov ràng ở pH1 AM[amino axit] tôn tại ở dạng lưởng cực nhưng nó vẫn tồn tại một phân ở dạng 1 cực đúng ko vạy thì trong sự điên di nó cung oxi hóa chứ???????/

benny
07-19-2007, 09:49 PM
a) có lẽ tính lưỡng tính của aminoaxit mà khi tan amino điện li -> quyết định các giá trị pH khác nhau
b) theo tớ bik thì tại pHI người ta coi đó là cân bằng điện tích, âm dương ko còn chuyển dịch (thuyết tương đối) nên việc tồn tại cation và anion là ko đáng kể, ko xét đến khả năng oxi hóa như ku nói.
Thân!!

Dinh Tien Dung
09-19-2007, 12:13 PM
1. Nhờ mọi người giải thích hộ cho em công dụng của cái NBS trong các phản ứng cái ạ
http://img77.imageshack.us/img77/9101/untitledse3.png
2. Mọi người có tài liệu gì về tecpen không, cho em một ít được không ạ. Em đang nghiên cứu phần đó. Em cảm ơn

napoleon9
09-19-2007, 09:03 PM
1. Nhờ mọi người giải thích hộ cho em công dụng của cái NBS trong các phản ứng cái ạ
http://img77.imageshack.us/img77/9101/untitledse3.png


NBS là phản ứng thế Br vào alkene hay alkane :lon (

theo mình nghĩ nó sẽ xảy ra phản ứng thế SN2. có gì máy huynh giúp nhe :tantinh (

khanh
09-20-2007, 07:15 AM
NBS thế Br vào vị trí anlyl, kô đụng chạm tới nối đôi :nguong (

Dinh Tien Dung
09-21-2007, 06:13 AM
Có phản ứng sau không biết làm thế nào để thực hiện, chẳng biết cơ chế như thế nào mà hình như trái với quy tắc Maccopnhicop
myrxen + HCl tạo ra được đồng phân cis tran

napoleon9
09-21-2007, 07:00 AM
khi đun nóng or chiếu sáng , NBS giải phóng nguyên tử Br từ từ nhờ vậy mà tránh được phản ứng cộng Br2 vào liên kết C=C.
phản ứng thế ở alkene xảy theo cơ chế gốc. giai đoạn tạo ra carbo radical là giai đoạn quyết định vận tốc phản ứng.
phản ứng ưu tiên tạo ra gốc tự do bền hơn.
CH3-CH2-CH=CH2 ---NBS---Br*--->CH3-CH*-CH=CH2 +Br* -----> CH3-CHBr-CH=CH2
:hutthuoc(

Dinh Tien Dung
09-23-2007, 08:41 AM
Nhờ mọi người cho em biết một số cái tên hữu cơ sau
1. semicacbafit
2. cacvotan axeton
3. phương pháp Clemensen.
Em cảm ơn nhiều

dtrong811
09-23-2007, 10:16 AM
minh chi biet phuong phap khu andehit hay xeton thanh hidrocacbon bang phuong phap khu clemensen thoi : C=O + Zn/HCl/Hg -> CH2

dtrong811
09-23-2007, 10:18 AM
cai ten semicacbazit thi minh co nghe con semicacbafit thi chiu, con cai ten thu 2 nua, neu ban biet ten dug thi thu serch tren google xem sao, neu khong dung thi xem lai ten tieng Anh cua no ma search

thanhatbu_13
09-28-2007, 02:55 PM
Nhờ mọi người cho em biết một số cái tên hữu cơ sau
1. semicacbafit
2. cacvotan axeton
3. phương pháp Clemensen.
Em cảm ơn nhiều

1. Chỉ có semicacbazit chắc em gõ nhầm
(A. semicarbazide), H2N–NH–CO–NH2. Là amit của axit hiđrazincacbamic, hiđrazit của axit cacbamic, aminoure. Tinh thể hình trụ, không màu; tnc = 96oC. Tan trong etanol và nước. Dùng để nhận biết và tách anđehit và xeton; để tổng hợp semicacbazon, làm chất chống oxi hoá và bền hoá các hợp chất hữu cơ.
http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=14ECaWQ9MjYwMTYmZ3JvdXBpZD0yOSZ raW5kPSZrZXl3b3JkPQ==&page=5
http://en.wikipedia.org/wiki/Semicarbazide
hướng này đối với các dẫn xuất có nhóm semicacbazit (semicarbazide) là tiền chất để tổng hợp semicacbazon (semicarbazone) có hoạt tính sinh học, kháng nấm kháng khuẩn mạnh, còn dùng làm ức chế ăn mòn kim loại.....

2. Cacvotan tức là Carvotan có trong tinh dầu của võ cây thuộc họ " đại kích" cascarilla bark oil
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/carvotan.jpg
câu hỏi nhỏ trong chương trình sách giáo khoa 11, Carvotan có phải là terpen hay không...
:hun (
@BM : em sửa cái tên của theart này luôn hen. Semicarbazide

napoleon9
09-28-2007, 09:13 PM
sẵn đây em hỏi luôn trong pư clemensen thì xúc tác Zn/Hg và HCl vậy cho em hỏi Zn/Hg dùng để làm gì trong pư này? vai trò của nó trong pư? giải thích rõ dùm....

Dinh Tien Dung
09-30-2007, 10:02 PM
Nhờ mọi người giải thích hộ em một số câu hỏi sau:
1. Tại sao phản ứng este hóa lại xảy ra được với nhóm OH và COOH ở cách xa nhau còn liên kết hidro nội phân tử thì lại phải cách một nguyên tử cacbon và nếu ở xa quá thì lại không tạo ra được liên kết nữa.
2. Trong axit 2_hidroxy_butan_1_cacboxylic thì phản ứng tách nước của nhóm OH thì nó lấy hidro của nguyên tử C bên nào (tức là cạnh nhóm COOH hơn hay bên kia)
3. Cho dãy axit sau XCH2COOH (X là halogen từ F cho đến I) thì tại sao tính axit lại không biến đổi tuần hoàn mà lại giảm theo thứ tự từ F->Br->Cl->I
4. Phân tử 2,6-đihidoxy-phenol hấp thụ O2 theo cách gì và có phải các chất khi bị hấp thụ khi đó vẫn giữ nguyên cấu trúc của chúng phải không

Dinh Tien Dung
09-30-2007, 10:14 PM
Mọi người cho em hỏi chất sau tại sao tên nó có thêm chữ s phía trước s-cis-m-nitrobenzandehithttp://img292.imageshack.us/img292/4135/cismo8.jpg

Dinh Tien Dung
10-03-2007, 01:16 AM
Làm thế nào để nhận biết được mantozo và glucozo

Zero
10-03-2007, 01:28 AM
Nhận biết được hai chú mantoza và glucoza là cả một vấn đề, có lẽ cách tốt nhất là lấy cùng một khối lượng đem đi phản ứng với bạc nitrat rồi tính số mol thôi

Dinh Tien Dung
10-03-2007, 05:38 AM
Thầy dạy của em nói dùng được phương pháp hóa học không cần dùng đến phương pháp vật lí.

Dinh Tien Dung
10-05-2007, 05:22 AM
Nhờ mọi người điều chế hộ em chất sau từ H, HCHO, HSCH2C6H4CH2SH
http://img266.imageshack.us/img266/4741/42213497en6.jpg

Zero
10-05-2007, 06:55 AM
Có lẽ ý của thầy em là dùng phức FeCl3. Cái này không phản ứng với mantoza, còn khi phản ứng với glucoza cho phức màu tím đỏ

Zero
10-05-2007, 06:57 AM
Nhờ mọi người điều chế hộ em chất sau từ H, HCHO, HSCH2C6H4CH2SH
http://img266.imageshack.us/img266/4741/42213497en6.jpg
Mượn thầy em đề thi dự bị Hữu cơ vòng II năm 2004, tất cả những gì em cần có hết trong đấy, cả bài tổng hợp axit abixixic và bài này ^^
Mà cho anh hỏi H là cái gì vậy em, hydro nguyên tử à

Dinh Tien Dung
10-05-2007, 06:59 AM
Nhưng anh ơi thầy ra đề chứ có phải em đâu. Mà lấy mấy cái đề dự bị ở đâu anh.

Dinh Tien Dung
10-05-2007, 06:59 AM
Anh có thể viết phương trình phản ứng được không anh.

napoleon9
10-10-2007, 08:49 AM
sẵn đây em hỏi luôn trong pư clemensen thì xúc tác Zn/Hg và HCl vậy cho em hỏi Zn/Hg dùng để làm gì trong pư này? vai trò của nó trong pư? giải thích rõ dùm....

ủa sau ko ai trả lời mình thế nhỉ? mình chỉ biết nó tạo hỗn hống thôi chứ ko hiểu nhiều về nó? mình muốn bieets cụ thể tác dụng của nó? ai giải thích kỹ dùm mình muốn tìm hiểu thêm cơ chế của nó? :danhmay (

HPchem
10-10-2007, 02:49 PM
Xin chào mọi người!
Mình là thành viên mới của diễn đàn và đây là bài post của mình,mong anh em chỉ giáo thêm!

Phương pháp clemmensen thực chất là một phản ứng khử ketones(hoặc là andehydes) thành alkanes mà sử dụng xúc tác là hỗn hống Zn,Hg và HCl

sẵn đây em hỏi luôn trong pư clemensen thì xúc tác Zn/Hg và HCl vậy cho em hỏi Zn/Hg dùng để làm gì trong pư này? vai trò của nó trong pư? giải thích rõ dùm....

Đây là cơ chế của phản ứng khử clemmensen:
http://www.cem.msu.edu/~reusch/VirtualText/Images2/clemsen2.gif

Nhìn vào hình trên thì bạn đã hiểu được vai trò của Zn và HCl trong phản ứng,còn Hg không tham gia vào phản ứng mà chỉ có tác dụng làm sạch và hoạt hóa bề mằt của KL Zn.

Xin chào! Mong mọi người đóng góp thêm.

napoleon9
10-10-2007, 09:19 PM
cám ơn vì bạn đã trả lời câu hỏi của mình!

vậy cho mình hỏi ROH ở đâu vậy bạn? trong pư nhớ là ko có mặt của alcol mà bạn ?bạn có thể giải thích thêm được ko?


như bạn đã nói Hg chỉ có tác dụng làm sạch và hoạt hóa bề mặt của kim loại Zn. phiền bạn làm rõ thêm vấn đề này dùm mình muốn hiểu sâu về cái vụ này?

:ungho (

Zero
10-11-2007, 12:20 AM
Nhưng anh ơi thầy ra đề chứ có phải em đâu. Mà lấy mấy cái đề dự bị ở đâu anh.
Mượn thầy em chứ biết làm sao ^^
Vừa rồi tính rao bán đề thi trên ebay.vn mà nó bắt phải có credit card, chán như con gián T_T
Về tổng hợp chất đó thì đề em post lên đây bị sai rồi. Chất đó được tổng hợp từ chất H, HCHO, HSCH2C6H4CH2SH. Tức là trước đó còn có một đoạn loằng ngoằng nữa, nhưng nói chung bài này cũng dễ nhai hơn bài tổng hợp abixixic ^^.
Thế thôi, chúc vui nhé

HPchem
10-11-2007, 02:41 AM
vậy cho mình hỏi ROH ở đâu vậy bạn? trong pư nhớ là ko có mặt của alcol mà bạn ?bạn có thể giải thích thêm được ko?


Theo mình biết thì thông thường trong các pư clemmensen người ta vẫn dùng alcol.Alcol dùng để khử hợp chất cơ kim thi nhanh hơn là dùng acid,vì theo mình là do H+ của alcol là 1 ion mềm hơn ion H+ trong acid nên dễ tác kích vào C- là 1 tâm mềm.


như bạn đã nói Hg chỉ có tác dụng làm sạch và hoạt hóa bề mặt của kim loại Zn. phiền bạn làm rõ thêm vấn đề này dùm mình muốn hiểu sâu về cái vụ này?

:ungho (

Hg trong hỗn hống với Zn không có hoạt tính gì đối với pư và nó đóng vai trò là 1 chất mang.Chất mang có tính chất chung là trơ và có những vai trò chung sau:

*Làm tăng bề mặt xúc tác,tạo ra cấu trúc xốp thách hợp do đó làm tăng độ chọn lọc và hoạt tính chất xúc tác

*ngăn cản sự thiêu kết,tái kết tinh chất xúc tác do đó làm tăng độ bền nhiệt và kéo dài thời gian làm việc của xúc tác

*Ngăn cản sự đầu độc xúc tác

*Tăng khả năng truyền nhiệt của chất xúc tác (không áp dụng trong trường hợp này)

*Tiết kiệm chất xúc tác

Momg các bạn tiếp tục thảo luận
Xin chào!

napoleon9
10-11-2007, 08:07 AM
Theo mình biết thì thông thường trong các pư clemmensen người ta vẫn dùng alcol.Alcol dùng để khử hợp chất cơ kim thi nhanh hơn là dùng acid,vì theo mình là do H+ của alcol là 1 ion mềm hơn ion H+ trong acid nên dễ tác kích vào C- là 1 tâm mềm.
!

theo mình thì trong sách về hợp chất grinard (cơ kim) thì người ta dùng acid yếu để tác dụng với hợp chất cơ kim cũng được thay vì acid mạnh
như
R-Mg-X + H2O ---> RH + XMg(OH)
theo mình ở đây cũng vậy cũng có thể dùng chất acid yếu như ROH nhưng nếu dùng acid thì cũng tôt.

![/QUOTE]

Hg trong hỗn hống với Zn không có hoạt tính gì đối với pư và nó đóng vai trò là 1 chất mang.Chất mang có tính chất chung là trơ và có những vai trò chung sau:

*Làm tăng bề mặt xúc tác,tạo ra cấu trúc xốp thách hợp do đó làm tăng độ chọn lọc và hoạt tính chất xúc tác

*ngăn cản sự thiêu kết,tái kết tinh chất xúc tác do đó làm tăng độ bền nhiệt và kéo dài thời gian làm việc của xúc tác

*Ngăn cản sự đầu độc xúc tác

*Tăng khả năng truyền nhiệt của chất xúc tác (không áp dụng trong trường hợp này)

*Tiết kiệm chất xúc tác

Momg các bạn tiếp tục thảo luận
Xin chào!


cái này hay đấy

sẵn cho mình hỏi

ngăn cản sự đầu độc xúc tác? có phải là làm cho chất xúc tác bị biến đổi ko còn đặc tính để xúc tác nữa ko vậy?

sự thiêu kết là sao ha bạn? hình như có nghe về cái này rồi mà quên? sẵn bạn nhắc mình nhớ luôn nhe!

thank :cuoi (

Dinh Tien Dung
10-14-2007, 10:00 PM
Cho em hỏi tại sao C6H5COOH, C6H5OCH3 và C6H5CH3 lại tan trong pentan lỏng.

napoleon9
10-14-2007, 11:05 PM
theo mình nghĩ pentan là dung môi ko phân cực mà dung môi ko phân cực thì có thể hòa tan tốt các chất hữu cơ ko phân cực. mà C6H5OCH3 và C6H5CH3 là hợp chất ko phân cực, còn C6H5COOH là chất phân cực yếu nên nó có thể hòa tan được.

Dinh Tien Dung
10-15-2007, 12:52 PM
Có lẽ đúng. Cho em hỏi thêm một câu nữa đó là có chất hữu cơ nào tác dụng với NaOH sinh ra 3 chất đó là CH3COONa, A1 và H2O.

Dinh Tien Dung
10-16-2007, 12:59 AM
Mọi người cho em hỏi cái phản ứng của axit axetic với C2H2 là phản ứng gì và theo cơ chế nào vậy.

complexchemistry
10-17-2007, 04:38 AM
Minh se tra loi cau hoi so 1 cho ban nhe!
- 1, Phan ung hoa hoc chi xay ra cac nhom o vi tri thuan loi de tao lien ket moi
- 2, lien ket cua cac nhom trong cung mot phan tu phai thoa man dieu kien trong khong gian sao cho nang luong la thap nhat
Do do:
- nhom -OH va -COOH """"nam canh nhau""" cung khong tao lien ket duoc vi nhu vay se tao nen vong 3 kem ben, vi vay it nhat phai cach 1 nguyen tu cacbon moi tao duoc vong ben ve mat nang luong ( ben nhat la vong 6)
- con neu nam cach xa nhau qua vi phan tu phai gap khuc lai de cac nhom gap nhau , vay nang luong lai tang len, khong ben, denta S am(-) nen kho xay ra hon

Chuc em thanh cong trong hoc tap!
BB

Dinh Tien Dung
10-17-2007, 07:26 AM
Minh se tra loi cau hoi so 1 cho ban nhe!
- 1, Phan ung hoa hoc chi xay ra cac nhom o vi tri thuan loi de tao lien ket moi
- 2, lien ket cua cac nhom trong cung mot phan tu phai thoa man dieu kien trong khong gian sao cho nang luong la thap nhat
Do do:
- nhom -OH va -COOH """"nam canh nhau""" cung khong tao lien ket duoc vi nhu vay se tao nen vong 3 kem ben, vi vay it nhat phai cach 1 nguyen tu cacbon moi tao duoc vong ben ve mat nang luong ( ben nhat la vong 6)
- con neu nam cach xa nhau qua vi phan tu phai gap khuc lai de cac nhom gap nhau , vay nang luong lai tang len, khong ben, denta S am(-) nen kho xay ra hon

Chuc em thanh cong trong hoc tap!
BB
Nhưng thế cái chỗ tạo vòng este thì sao ạ. Thấy ở xa mà nó cũng đóng vòng đó thôi ạ.

khanh
10-18-2007, 04:28 AM
CH3COOC6H5

Dinh Tien Dung
10-29-2007, 07:17 AM
Cho em hỏi cái phương pháp điều chế naptalen từ benzen. Thì đoạn gần cuối có thí nghiệm này em không hiểu tại sao cái chất mà có 2 vòng 6 gắn với nhau (một vòng benzen, còn vòng kia là 1 cái nối đôi ) tác dụng với H2(Pd) thì lại cho ra naptalen tức là có 2 cái nối đôi liên hợp chứ không phải là cộng để tạo thành vòng no.
http://img459.imageshack.us/img459/3200/95618582sy3.jpg

Dinh Tien Dung
11-01-2007, 01:49 AM
Theo phương pháp điều chế ankan thì dùng phản ứng vôi tôi xút
CnH2n+1COOH + NaOH ---> CnH2n+2 + Na2CO3
thế trong trường hợp n=0 tức là axit fomic thì khí sinh ra chả lẽ lại là H2. Hay là không có phản ứng. Nhờ mọi người giải thích hộ em cái.

Dinh Tien Dung
11-09-2007, 06:42 AM
Mọi người cho em hỏi 3 axit sau axit nào mạnh nhất, axit nào yếu nhất và vì sao:
http://img152.imageshack.us/img152/2225/16449243xr5.jpg

napoleon9
11-09-2007, 07:50 AM
acid 1 với 2 có khác gì không nhỉ? nói rõ thêm chút được ko? chỗ công thức 1 và 2 giống nhau sau so sánh?

bluemonster
11-09-2007, 10:20 AM
Mọi người cho em hỏi 3 axit sau axit nào mạnh nhất, axit nào yếu nhất và vì sao:
http://img152.imageshack.us/img152/2225/16449243xr5.jpg

Hi !
(3) mạnh nhất do có hiệu ứng -I
(1) mạnh hơn (2) do (1) có thể tồn tại hiệu ứng lập thể tương tự hiệu ứng ortho làm mất tính phẳng liên hợp của C=O.

Thân !

@Dinh Tien Dung: lần sau em post bài chú ý nếu bài post ko trùng với tên chủ đề thì tạo topic khác nhé !

Dinh Tien Dung
11-10-2007, 07:04 AM
Hi !
(3) mạnh nhất do có hiệu ứng -I
(1) mạnh hơn (2) do (1) có thể tồn tại hiệu ứng lập thể tương tự hiệu ứng ortho làm mất tính phẳng liên hợp của C=O.

Thân !

@Dinh Tien Dung: lần sau em post bài chú ý nếu bài post ko trùng với tên chủ đề thì tạo topic khác nhé !
Anh cho em hỏi thế cái 1 em nghĩ là yếu hơn trans do đồng phân cis chịu ảnh hưởng của hiệu ứng không gian chứ anh. Với nữa là chả lẽ C sp lại hút e mạnh hơn cả hiệu ứng liên hợp gây ra bởi vòng benzen và liên kết đôi hả anh.

bluemonster
11-10-2007, 09:34 AM
Anh cho em hỏi thế cái 1 em nghĩ là yếu hơn trans do đồng phân cis chịu ảnh hưởng của hiệu ứng không gian chứ anh. Với nữa là chả lẽ C sp lại hút e mạnh hơn cả hiệu ứng liên hợp gây ra bởi vòng benzen và liên kết đôi hả anh.

hi Dinh Tien Dung !

hiệu ứng liên hợp gây bởi vòng benzene ở đây là đẩy, +R, chứ ko phải hút ! Vòng benzene là một nhóm cộng hưởng trung tính, sẽ đẩy khi có nhóm hút, và sẽ hút khi có nhóm đẩy gắn vào !

C=O là một nhóm hút, nên benzene là một nhóm đẩy !

Thế nhé

nguyen tien chuong
11-15-2007, 04:32 AM
Nhờ mọi người có thể chỉ cho em một số thắc mắc về hóa hữu cơ được không.
1. Nếu cho một chất có C bất đối thì làm thế nào để xác định cấu hình D, L của nó nếu nó không có dạng như gllierandehit
2. Trong công thức phối cảnh thì làm thế nào tìm được cấu hình R hay S của một chất nếu chất đó có nhóm thế độ hơn cấp nhỏ nhất nhưng không nằm ngang mà hướng ra trước hoặc sau.

bluemonster
11-15-2007, 05:11 AM
Hi bạn !

Nhờ mọi người có thể chỉ cho em một số thắc mắc về hóa hữu cơ được không.
1. Nếu cho một chất có C bất đối thì làm thế nào để xác định cấu hình D, L của nó nếu nó không có dạng như gllierandehit
Cấu hình D và L chỉ dành để xác định hợp chất dạng glyceraldehyde.

2. Trong công thức phối cảnh thì làm thế nào tìm được cấu hình R hay S của một chất nếu chất đó có nhóm thế độ hơn cấp nhỏ nhất nhưng không nằm ngang mà hướng ra trước hoặc sau.

Bạn phải tưởng tượng trong không gian để vẽ lại hợp chất đó vào đúng thế của bạn. Còn ko nếu nhìn quen rồi thì cứ từ tâm C đến nhóm ưu tiên thấp nhất, đọc thứ tự các nhóm còn lại, nếu nó khoanh theo ngược chiều kim đồng hồ là S, cùng chiều kim đồng hồ là R.

Thân !

Dinh Tien Dung
11-19-2007, 04:47 AM
Nhờ mọi người so sánh một số chất sau,
1. Chất nào có độ bền hơn, vì sao
http://img116.imageshack.us/img116/8859/25940333dn7.jpg
2. Độ bền của các đồng phân của hexen thay đổi như thế nào, vì sao
http://img259.imageshack.us/img259/9862/hfhjgrr0.jpg
3. Anken nào dưới đây toả nhiều nhiệt trong phản ứng hiđro hoá xúc tác thành ankan, vì sao
http://img231.imageshack.us/img231/5205/38990081tb8.jpg

Dinh Tien Dung
11-19-2007, 05:06 AM
Nhờ mọi người trả lời giúp em một số câu hỏi hữu cơ sau
1. Phản ứng đêhiđrat hoá xúc tác của ancol nào dưới đây xảy ra với tốc độ nhanh nhất
http://img249.imageshack.us/img249/3681/24207140uk9.jpg
2. Cơ chế của phản ứng sau:CH3CHClCHClCH3 + Zn
3. Tại sao ở trong 2 chất sau thì khi phản ứng với KOH/C2H5OH thì 1 lại không tách H ở C bậc cao hơn trong khi 2 lại thực hiện như vậy.
http://img151.imageshack.us/img151/4781/94960640nf9.jpg

napoleon9
11-19-2007, 08:43 AM
1. theo mình cái 3 xảy ra nhanh nhất vì tạo thành carbocation bậc 3 bền hơn (hiệu ứng siêu tiếp cách), hay năng lượng thấp hơn nên bền hơn.
2. cơ chế nó mình vẽ hơi xấu xem tạm nhé
http://img20.imageshack.us/img20/2707/vu21bi2.gif
3. câu này nói rõ hơn đi mình ko hiểu
hình bị lỗi rồi bạn ơi

n2h
11-19-2007, 09:09 AM
Câu 3 thì tách E2 sẽ theo trans và trục nên xảy ra theo hướng trên thôi.

napoleon9
11-19-2007, 09:16 AM
Nhờ mọi người so sánh một số chất sau,
1. Chất nào có độ bền hơn, vì sao
http://img116.imageshack.us/img116/8859/25940333dn7.jpg
2. Độ bền của các đồng phân của hexen thay đổi như thế nào, vì sao
http://img259.imageshack.us/img259/9862/hfhjgrr0.jpg
3. Anken nào dưới đây toả nhiều nhiệt trong phản ứng hiđro hoá xúc tác thành ankan, vì sao
http://img231.imageshack.us/img231/5205/38990081tb8.jpg


câu1.
chất 1,2 đều lai hoá sp2 phẳng 120o
ở chất1 có 2 nhóm CH3 cùng đính trên 1 carbon dẫn đến sự tương tác với nhau (ảnh hưỏng của bán kính, tương tác valdeval).... dẫn đến nó kém bền hơn (góc liên kết bị ảnh hưởng)
chất 2 cấu hình trans nên ko có sự tương tác trên, nên bền hơn

câu3: theo mình cũng như trên ở đây đều lai hoá sp2
tiếp đến ta so sánh mức năng lượng của carbon liên kết với carbon khác hay với hydro (năng lượng MO tương ứng)
ở đây toả nhiệt do Break down 1 liên kết sigma và 1 lk pi hình thành 2 lk sigma (bền hơn) toả nhiệt
ta vẽ MO tương ứng sẽ biết được chất nào tỏa nhiệt nhiều hơn
hay ta tính delta H của tác chất và sản phẩm ---- cái nào âm nhất tỏa nhiệt nhiều nhất
có gì thảo luận nhe

jerry000
12-15-2007, 05:32 AM
câu1.
chất 1,2 đều lai hoá sp2 phẳng 120o
ở chất1 có 2 nhóm CH3 cùng đính trên 1 carbon dẫn đến sự tương tác với nhau (ảnh hưỏng của bán kính, tương tác valdeval).... dẫn đến nó kém bền hơn (góc liên kết bị ảnh hưởng)
chất 2 cấu hình trans nên ko có sự tương tác trên, nên bền hơn

câu3: theo mình cũng như trên ở đây đều lai hoá sp2
tiếp đến ta so sánh mức năng lượng của carbon liên kết với carbon khác hay với hydro (năng lượng MO tương ứng)
ở đây toả nhiệt do Break down 1 liên kết sigma và 1 lk pi hình thành 2 lk sigma (bền hơn) toả nhiệt
ta vẽ MO tương ứng sẽ biết được chất nào tỏa nhiệt nhiều hơn
hay ta tính delta H của tác chất và sản phẩm ---- cái nào âm nhất tỏa nhiệt nhiều nhất
có gì thảo luận nhe
3. Cơ chế tách trên là cơ chế E2, điều kiện tách là H phải ở vị trí trans "nhị trục", có nghĩa là Br và H phải nắm ở liên kết axial và ở vị trí trans với nhau thì mới tách được.
Nếu theo hình 1 thì Br và H nằm ở vị trí Cis nên ko tách đc.

jerry000
12-15-2007, 10:46 PM
1. Nhờ mọi người giải thích hộ cho em công dụng của cái NBS trong các phản ứng cái ạ
http://img77.imageshack.us/img77/9101/untitledse3.png
2. Mọi người có tài liệu gì về tecpen không, cho em một ít được không ạ. Em đang nghiên cứu phần đó. Em cảm ơn
Hợp chất này dùng để tạo dẫn xuất bromua bẳng phản ứng thế với hidrocacbon no. Chỉ cho một sản phẩm với hiệu suất cao

bommer_champion
12-16-2007, 08:22 PM
Hợp chất này dùng để tạo dẫn xuất bromua bẳng phản ứng thế với hidrocacbon no. Chỉ cho một sản phẩm với hiệu suất cao
theo yows thì ko phải
hợp chất trên là NBS dung thế H ở C ngay cạnh nối dôi hay vòng benzen theo cơ chế gốc
nhớ lưu ý pứ chuyển vị :chautroi

longraihoney
12-16-2007, 08:27 PM
NBS co t/d the halogen vao vi tri xac dinh truoc ma khong he dung cham den noi doi, tuc la bao toan khung cacbon, rat thuan tien trong cac pu tao acid hay ruou khong no !

Scooby-Doo
12-27-2007, 04:15 AM
Vì NBS được dùng trong nhiều phản ứng khác nhau nên Scooby-Doo viết thêm về đề tài này theo TLTK và kinh nghiệm sử dụng.

N-Bromosuccinimide hay viết tắt là NBS. Tương tụ NCS thường là viết tắt của N-chlorosuccinimide, hay NIS tương ứng với N-iodosuccinimide. Tuy nhiên, chỉ có NBS được dung rộng rãi làm tác chất trong các phản ứng: thế gốc tự do và cộng thân điện tử trong hóa học hữu cơ. NBS được xem là một nguồn cung cấp nguyên tử brom trong tổng hợp hữu cơ.

Phản ứng cộng vào alkene:
NBS cộng vào nối đôi 1 trong môi trường nước tạo thành bromohydrin 2. Hỗn hợp dung môi sử dụng thường là 1:1 H2O với Dimethyl sufoxide (MSO), Dimethoxyethane (DME), Tetrahydrofurane (THF) hoặc tert-bitanol ở 0 oC .[1] Sản phẩm phản ứng sẽ tạo thành qua bromonium trung gian, và tiếp theo là sự tác kích của phân tử nước tạo sản phẩm cộng chính theo quy tắc Markovnikov và anti về chọn lọc lập thể. [2]

http://img180.imageshack.us/img180/4397/phanung1co6.png

Tuy nhiên, phản ứng cũng hình thành sản phẩm phụ α-bromo-ketones và hợp chất dibromo . Để hạn chế sản phẩm phụ, nên sử dụng NBS vừa được kết tinh lại. Nếu sử dụng tác nhân thân hạch khác nước, nhiều loại ankane nhị chức sẽ được tổng hợp. [3]
http://img257.imageshack.us/img257/3107/phanung2yc6.png

Phản ứng brom hóa allylic và benzylic hydrocarbon
Quy trình chuẩn là hoàn lưu dung dịch NBS/CCl4 khan với allylic hoặc/và benzylic hydrocarbon với chất khơi mào phản ứng gốc tự do (thường là azo-bis-isobutyronitrile (AIBN), benzoyl peroxide). [4,5] Nên chiếu đèn trong quá trình phản ứng để đạt hiệu suất cao hơn. Gốc tự do allylic và benzylic trung gian trong quá trình phản ứng bền nhất khi so với tất cả những gốc khác nên sản phẩm chính là allylic và benzylic bromides. Phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do này còn được gọi là phản ứng Wohl-Ziegler.[6,7]

http://img174.imageshack.us/img174/8215/phanung3ha5.png

Cần sử dụng CCl4 khan vì vết nước có trong dung môi có thể thủy giải sản phẩm tạo thành. [8] BaCO3 cũng thường được them vào để làm khan và trung hòa acid nếu có sinh ra trong phản ứng.

Brom hóa dẫn xuất carbonyl
Brom hóa có thể xảy ra ở vị trí alpha dẫn xuất carbonyl theo cơ chế gốc tự do hoặc cơ chế ion xúc tác bởi acid. Ví dụ, hexanoyl chloride 1 bị brom hóa bởi NBS tại vị trí alpha tạo thành dẫn xuất bromo 2.[9]

http://img174.imageshack.us/img174/7078/phanung4kh9.png

Đây là phản ứng thông dụng để brom hóa bằng NBS tại vị trí alpha của eno
lates, enol ethers, hoặc enol acetates vì hiệu suất cao và ít sản phẩm phụ. [10,11]

Brom hóa hợp chất hương phương (thơm)
Hydrocarbon thơm giàu điện tử như phenols, anilines và những hợp chất thơm dị vòng [12] cũng có thể brom hóa bằng NBS [13,14] trong dun môi DMF. Sản phẩm chính là dẫn xuất para bromo.[15]

Phản ứng chuyển vị Hofmann
Khi có sự hiện diện của baz mạn như 1,8-Diazabicycloundec-7-ene ( DBU), những amide nhất cấp sẽ trải qua chuyển vị Hofmann và tạo thành carbamate.[16]

http://img178.imageshack.us/img178/930/phanung5ic2.png

Oxid hóa chọn lọc alcol
Tuy không thông dụng bằng NCS, nhưng E. J. Corey và cộng sự phát hiện ra NBS có thể oxid hóa một cách chọn lọc alcol nhị cấp khi có sự hiện diện của alcol nhất cấp. Phản ứng xảy ra tương tự cơ chế phản ứng Corey-Kim. [17]
http://img120.imageshack.us/img120/869/phanung6pt1.png

Lưu ý khi sử dụng NBS
Mặc dù NBS khá an toàn so với brom nhưng cũng không nên ngửi NBS. NBS nên giữ trong tủ lạnh. Theo thời gian, NBS sẽ bị phân hủy và sinh ra khí brom, và chuyển sang màu vàng hoặc nâu sẫm. Khi này, nên kết tinh lại NBS trong nước trước khi làm phản ứng để cho hiệu suất cao hơn . Lượng nước sử dụng thường gấp 12-15 lần lượng NBS cần kết tinh. Đun nóng nước khoảng 90-95 oC cho tan hết NBS rồi làm lạnh. Nếu thực hiện tốt, sản phẩm sẽ là NBS không màu khi lọc sản phẩm bang phễu Buchner.

Nếu không mua được NBS, bạn có thể điều chế bằng cách: cho hỗn họp sodium hydroxide và bromine vào dung dịch succinimide trong nước đá lạnh. Lọc kết tủa sản phẩm NBS tạo thành rồi kết tinh lại để thu sản phẩm tinh khiết. Điều ngạc nhiên là đôi khi NBSkhông tinh chế lại cho hiệu suất tốt hơn trong phản ứng Wohl-Ziegler reaction.
Phản ửng sử dụng NBS thường tỏa nhiệt, nên cần lưu ý khi dung lương lớn.

TLTK: theo http://en.wikipedia.org/wiki/N-Bromosuccinimide
1. Hanzlik, R. P. Organic Syntheses, Coll. Vol. 6, p.560 (1988); Vol. 56, p.112 (1977). (Article)
2. Beger, J. J. Prakt. Chem. 1991, 333(5), 677-698.
3. Haufe, G.; Alvernhe, G.; Laurent, A.; Ernet, T.; Goj, O.; Kröger, S.; Sattler, A. Organic Syntheses, Coll. Vol. 10, p.128 (2004); Vol. 76, p.159 (1999). (Article)
4. Djerassi, C.; Chem. Rev. 1948, 43, 271.
5. Greenwood, F. L.; Kellert, M. D.; Sedlak, J. Organic Syntheses, Coll. Vol. 4, p.108 (1963); Vol. 38, p.8 (1958). (Article)
6. Wohl, A. Ber. 1919, 52, 51.
7. Ziegler, K.; et al. Ann. 1942, 551, 30.
8. Binkley, R. W.; Goewey, G. S.; Johnston, J; J. Org. Chem. 1984, 49, 992.
9. Harpp, D. N.; Bao, L. Q.; Coyle, C.; Gleason, J. G.; Horovitch, S. Organic Syntheses, Coll. Vol. 6, p.190 (1988); Vol. 55, p.27 (1976). (Article)
10. Stotter, P. L.; Hill, K. A.; J. Org. Chem. 1973, 38, 2576.
11. Lichtenthaler, F. W.; et al. Synthesis 1992, 179.
12. Amat, M.; Hadida, S.; Sathyanarayana, S.; Bosch, J. Organic Syntheses, Coll. Vol. 9, p.417 (1998); Vol. 74, p.248 (1997). (Article)
13. Gilow, H. W.; Burton, D. E.; J. Org. Chem. 1981, 46, 2221.
14. Brown. W. D.; Gouliaev, A. H. Organic Syntheses, Vol. 81, p.98 (2005). (Article)
15. Mitchell, R. H.; Lai, Y.-H.; Williams, R. V.; J. Org. Chem. 1979, 44, 4733.
16. Keillor, J. W.; Huang, X. Organic Syntheses, Coll. Vol. 10, p.549 (2004); Vol. 78, p.234 (2002). (Article)
17. Corey, E. J.; Ishiguro, M. Tetrahedron Lett. 1979, 20, 2745-2748.

http://img525.imageshack.us/img525/5734/phanung1mv2.png

HoahocPro
12-28-2007, 06:02 AM
Thế NBS có thế hơn 1 lần vào 1 vị trí ko ạ?
Có thể dùng NBS thế 2 lần vào 2 vị trí của p-xilen để tạo C6H4(CH2Br) đc ko anh?

Scooby-Doo
12-28-2007, 06:14 AM
Thường NBS cho sản phẩm chính thế một lần trên một nhóm methyl. Nhưng nếu có nhiều nhóm methyl như xylene, mesitylene hoặc durene và dùng NBS theo tỷ lệ mol 2.2:1 cho xylene hoặc 3.3:1 cho mesitylene, v.v.. sẽ tạo CH2Br ở tất cả các vị trí. Đây là phản ứng thường được dùng để chuyển hóa Ar-(CH3)n thành Ar(CH2Br)n vì rẻ tiền và dễ làm. Tuy nhiên càng nhiều nhóm methyl, thời gian phản ứng càng dài và hiệu suất càng thấp do tạo sản phẩm phụ ArCHBr2 vì có sự hiện diện quá nhiều NBS trong thời điểm đầu của phản ứng.

HoahocPro
12-28-2007, 06:17 AM
Phản ứng thế bằng NBS theo cơ chế gốc, vậy tại sao không thể thế nhiều lần như trường hợp thế Cl2 vào ankan?

Mikhail_Kalashnikov
12-28-2007, 06:25 AM
Phản ứng thế bằng NBS theo cơ chế gốc, vậy tại sao không thể thế nhiều lần như trường hợp thế Cl2 vào ankan?
chính vì nó là cơ chế gốc nên cho rất nhiều sản phẩm, không phải là không thể thế nhiều lần được, mà là khó ra được sản phẩm thế nhiều lần ta mong muốn (như anh chó sờ cu bi đu :cool ( đã dẫn chứng) :biggrin:

Scooby-Doo
12-28-2007, 06:31 AM
Sản phẩm chính là monobrom hóa vì lượng NBS được tính toán trước khi cho vào bình phản ứng và gốc benzyl sinh ra là bền nhất nên sẽ ưu tiên phản ứng trước. So với gốc tự do có mang nhóm bromo.

HoahocPro
12-28-2007, 06:37 AM
trong pứ theo cơ chế gốc thì độ bền gốc tự do tại sao lại ko bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng -I, như các gốc CH3, CH2Cl, CHCl2 có độ bền gần như nhau?(vì vậy trong pứ thế CH4 + Cl2 thì mấy sp là gần như nhau)

Scooby-Doo
12-28-2007, 06:50 AM
Tác nhân halogen hóa cũng góp phần vào sự chọn lọc sản phẩm. Khí clo có độ phản ứng rất cao so với NBS nên không phân biệt các gốc tự do sinh ra.

Để hiểu thêm về phần này nên đọc trong cuốn "Physical Organic Chemistry" của tác giả Neil Isaacs. Trong đó có một số trị số thực nghiệm về vận tốc phản ứng, tỉ lệ sản phẩm tạo thành trong các phản ứng clor hóa, brom hóa và iod hóa.

trannguyen
01-30-2008, 05:33 AM
minh chi biet phuong phap khu andehit hay xeton thanh hidrocacbon bang phuong phap khu clemensen thoi : C=O + Zn/HCl/Hg -> CH2
ngoài pp clem. còn phương pháp w.k. dùng xúc tác NH2NH2/baz, nhiệt

HoahocPro
02-09-2008, 10:23 PM
Đầu xuân năm mới em có mấy câu muốn hỏi:
1/Tại sao liên kết C-H trong xiclopropan lại có tính axit mạnh hơn trong các ankan khác?
2/ Cho 1,2,3 butatrien phản ứng cộng Br2 tỉ lệ 1:1 thì sản phẩm tạo ra là gì?

bluemonster
02-10-2008, 08:32 PM
Đầu xuân năm mới em có mấy câu muốn hỏi:
1/Tại sao liên kết C-H trong xiclopropan lại có tính axit mạnh hơn trong các ankan khác?
2/ Cho 1,2,3 butatrien phản ứng cộng Br2 tỉ lệ 1:1 thì sản phẩm tạo ra là gì?

Trả lời một cách đơn giản như sau:
1. C-H trong cyclopropane có tính acid mạnh hơn các alkane khác do Carbon trong cyclopropane có độ âm điện cao hơn các carbon trong alkane. Điểm kiến thức này em xem lại trong tài liệu về cách thức tạo liên kết trong cyclopropane.

2. Phản ứng cộng Br2 là phản ứng electrophilic addition (Ae), do vậy HOMO của chất nền đóng vai trò orbital hoạt tính. Chỉ có hệ liên kết C1-C2 và C3-C4 nằm trong mạch liên hợp, do đó HOMO pi cao hơn HOMO của C2=C3 double bond. Vậy phản ứng vẫn xảy ra bình thường như butadiene.

Thân chào ! :hutthuoc(

HoahocPro
02-15-2008, 07:52 AM
Hic, tạo liên kết trong xiclopropan thì em chỉ thấy liên kết C-C bị bẻ cong thui chứ em chẳng thấy có gì nữa cả!
Còn cái phản ứng cộng Br2, em cũng nghĩ là nó tấn công vào 2 lk C=C bên ngoài, nhưng nếu theo cơ chế tạo Cacbocation thì em ko chắc nó tạo loại nào bền hơn cả.

bluemonster
02-15-2008, 10:58 AM
Hic, tạo liên kết trong xiclopropan thì em chỉ thấy liên kết C-C bị bẻ cong thui chứ em chẳng thấy có gì nữa cả!
úi, chỉ thấy được có thế thoai à, mình tưởng vấn đề này đơn giản với mấy chú pro nên cũng chủ quan trả lời qua loa ! Reply lại nhé:

+ Trước tiên phải khẳng định, anh em đã biết thế nào là liên kết sigma, thế nào là liên kết pi chưa nè !? Chắc điểm kiến thức này ok phải ko? Vậy thì mình khẳng định, liên kết C-C trong cyclopropane là sự chuyển giao giữa sigma bond và pi bond.

+ Điểm kiến thức thứ hai, liên kết trong các vòng nhỏ có sức căng lớn như cyclopropane người ta gọi là bent bond hay banana bond. Có thể vào wikipedia để search đọc thêm nếu muốn tăng sự hiểu biết về loại liên kết này.

Bent bond are a special type of chemical bonding in which the ordinary hybridization state of two atoms making up a chemical bond are modified with increased or decreased s-orbital character in order to accommodate a particular molecular geometry.

Increasing the p character makes it possible to reduce the bond angles to 60°.
==> C-C bond trong cyclopropane tăng tính pi, hay nói cách khác mang một phần liên kết pi.

At the same time the carbon to hydrogen bonds gain more s-character and shorten. In cyclopropane the maximum electron density between two carbon atoms does not correspond to the internuclear axis hence the name bent bond.

Đối với carbon sp3 chuẩn sẽ có 75%p, theo như mô hình của Coulson-Moffit đối với cyclopropane, cho rằng liên kết C-C theo quan điểm lai hóa phải là sp5 (83%p) trong khi C-H là sp(2.3) (70%p). Phần trăm s của carbon trong sự liên kết C-H tăng làm tăng độ âm điện của C, hay nói cách khác tăng tính phân cực liên kết C-H.

Liên kết C-C đã "bent" 22 độ so với đường liên kết tưởng tượng nối hai tâm.

http://img229.imageshack.us/img229/4950/cyclopropanemq2.jpg

Tiếp đó, mô hình Walsh còn cho rằng carbon trong cyclopropane sẽ là lai hóa sp2. liên kết C-C được xây dựng từ sự trộn lẫn giữa psi 1 (3 orbital sp2 hướng vào tâm vòng) với psi 2 và psi 3 (các orbital p không lai hóa).

==> Nói tóm lại, từ các mô hình trên, ta có thể khẳng định, carbon trong cyclopropane mang nhiều tính sp2, và do đó độ âm điện cao hơn carbon trong alkane (thuần túy sp3). Do đó tính acid cao hơn.

Không biết giải thích cụ thể đính kèm mô hình mở rộng về cyclopropane như vầy làm cho hoahocpro hiểu chưa ? Và mong có thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp trên đây nhé !

Còn cái phản ứng cộng Br2, em cũng nghĩ là nó tấn công vào 2 lk C=C bên ngoài, nhưng nếu theo cơ chế tạo Cacbocation thì em ko chắc nó tạo loại nào bền hơn cả.

Cái này thì mình hok hiểu ý hoahocpro lắm ! Phản ứng cộng này hoàn toàn tương tự với chất nền 1,3-butadiene, hay mình review về phản ứng AE của Br2 vào 1,3-butadiene nhé. Chắc ko cần, vì tài liệu đầy trên mạng mà phải ko !

:hocbong (

benny
02-20-2008, 07:20 AM
Như vậy chúng ta có thể sử dụng các lý thuyết trên để giải thích cặn kẽ hơn về hiệu ứng cảm ứng được ko ạ?

bluemonster
02-20-2008, 07:36 AM
Như vậy chúng ta có thể sử dụng các lý thuyết trên để giải thích cặn kẽ hơn về hiệu ứng cảm ứng được ko ạ?

Không hiểu câu hỏi của em lắm !
Có phải ý là giải thích hiệu ứng cảm ứng gây bởi cyclopropanyl không !?

Nếu vậy thì hoàn toàn có thể sử dụng các thuyết ở trên.

:nhau (

benny
02-20-2008, 08:01 AM
Ý của em là ta có thể giải thích hiệu ứng I của các hidro cacbon được thế bới các nhóm hút e hay đẩy e, ví dụ như là CH3F bằng lí thuyết trên ko?

bluemonster
02-20-2008, 08:33 AM
Ý của em là ta có thể giải thích hiệu ứng I của các hidro cacbon được thế bới các nhóm hút e hay đẩy e, ví dụ như là CH3F bằng lí thuyết trên ko?

Thuyết nào ở trên đâu nhỉ ! Đó chỉ là mô hình liên kết của cyclopropane thôi mà ! Các hydrocarbon được thế bởi các nhóm hút electron như CH3F ở trên thì quá rõ ràng, hiệu ứng chung là hút.

Thực sự ko hiểu ý ! Em thử giải thích theo ý em luôn đi, để mọi người đánh giá xem được hay ko !?

benny
02-20-2008, 08:54 AM
Ý em là thế này: Trong nguyên tử C, các AOp sẽ ở xa hạt nhân hơn và dễ xen phủ, dài hơn cũng như ít âm điện hơn các AOs, như vậy trong lai hóa thì mật độ AOp trong lai hóa càng nhiều thì AO lai hóa càng dài, mật độ e tập trung nhiều ở phía xa hạt nhân nhiều hơn.Ngược lại nếu nhiều AOs thì mật độ e lớn hơn và gần hạt nhân hơn.
Trong hợp chất VD CH3F thì liên kết C-F sẽ có e lệch về bên F, làm cho e ở xa C và làm tăng mật độ AOp trong AO lai hóa, nhưng sự lai hóa sp3 phải đáp ứng đủ số phần AOs nên sẽ bù lại bằng cách tăng mật độ AOs trên các AO lai hóa còn lại, tức là tăng độ âm điện của C trong lk C-H làm cho lk này phân cực hơn --> hiệu ứng cảm ứng đc giải thích rõ ràng.

bluemonster
02-20-2008, 09:37 AM
Cần lưu ý một số chỗ như sau:

Ý em là thế này: Trong nguyên tử C, các AOp sẽ ở xa hạt nhân hơn và dễ xen phủ, dài hơn cũng như ít âm điện hơn các AOs, như vậy trong lai hóa thì mật độ AOp trong lai hóa càng nhiều thì AO lai hóa càng dài, mật độ e tập trung nhiều ở phía xa hạt nhân nhiều hơn.Ngược lại nếu nhiều AOs thì mật độ e lớn hơn và gần hạt nhân hơn.
Chú ý là HO (hybridized orbital), hoặc orbital lai hóa, chứ ko có AO lai hóa. Ý kiến trên hoàn toàn đúng !

Trong hợp chất VD CH3F thì liên kết C-F sẽ có e lệch về bên F, làm cho e ở xa C và làm tăng mật độ AOp trong AO lai hóa
Chỉ có chiều suy luận từ: "phần đóng góp orbital p càng nhiều thì mật độ electron càng xa hạt nhân" chứ ko có chiều ngược lại "mật độ electron càng xa hạt nhân thì phần đóng góp orbital p càng nhiều.

nhưng sự lai hóa sp3 phải đáp ứng đủ số phần AOs nên sẽ bù lại bằng cách tăng mật độ AOs trên các AO lai hóa còn lại, tức là tăng độ âm điện của C trong lk C-H làm cho lk này phân cực hơn --> hiệu ứng cảm ứng đc giải thích rõ ràng.
Sao giống nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lavoisier vậy nhỉ !? Đừng áp dụng lung tung thế này hơi nguy hiểm, bản thân mình chưa gặp ý tưởng này bao giờ, nên không dám chắc.

Hi vọng các anh em khác đọc sách nhiều hơn sẽ gặp rồi !
:mohoi (

theangel014
02-27-2008, 02:44 AM
Em thưc hành nhận bít hoạt tính của enzim có thí nghiệm thực hành cho gan giã nhuyễn vào một ống nghiệm, sau đó cho nước rữa chén vào, khuấy đều, nhẹ không cho lên bọt. Sau đó cho nước cốt dứa vào từ từ, sẽ có một kết tủa ở đáy ống nghiêm. Cho em hỏi đó là chất gì? Có thể là glicogen dự trữ trong gan hay không? :cuoi (

INUYASHA
03-30-2008, 10:01 AM
NBS thế Br vào vị trí anlyl

HoahocPro
04-19-2008, 08:47 PM
Cho em hỏi cách tách 2 đồng phân đối quang ra khỏi biến thể raxemic?
Chất cản quang là gì? Nó có tác dụng gì?

Scooby-Doo
04-22-2008, 03:47 PM
Cho em hỏi cách tách 2 đồng phân đối quang ra khỏi biến thể raxemic?
Có ba cách cơ bản để tách một đối phân ra khỏi hỗn hợp racemic của chúng.
- Cách 1: Kinetic resolution: tốt nhất nhưng không phải lúc nào cũng dùng được, tức chuyển đối phân không cần thành nguyên liệu đầu và chọn điều kiện phản ứng sao cho ưu tiên hình thành đối phân mong muốn. Đây là phương pháp hay đựoc dùng trong công nghiệp dược phẩm.

- Cách 2: Dùng cột phi đối xứng (chiral column) để tách các đối phân (enantiomers) bằng máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC High Performance Liquid Chromatography), đây là cách tuơng đối phổ biến nhưng cột phi đối xứng khá đắt tiền và mỗi loại cột chỉ dùng cho một số nhóm hợp chất nhất định.

- Cách 3: Dùng một tác nhân phi có chứa tâm phi đối xứng khác thường là các acid hay aminoacid (chọn loại càng rẻ tiền càng tốt) cho phản ứng với hỗn hợp racemic. Khi này xuyên lập thể phân (diastereomers) tạo thành có thể tách bằng các phuơng pháp vật lý thông thường như chưng cất các loại: đơn, phân đoạn hay lôi cuốn hơi nước. Thông dụng trong phòng thí nghiệm là tách bằng sắc ký cột với chất nhồi cột là silica gel hay alox. Khi chạy phổ NMR sẽ thấy các mũi ứng với từng xuyên lập thể phân (XLTP) trong hỗn hợp trước khi tách và từng đơn chất xuyên lập thể phân sau khi tách sẽ biết ngay là việc tách có thành công hay không. Nếu đơn chất của một XLTP có phổ NMR chứa vết mũi của XLTP kia thì việc tách hơi bị lẫn một chút. Nếu đầy ra đó nghĩa là tách không thành công.

Sau khi đã tách được các xuyên lập thể phân ra dưới dạng tinh khiết sẽ dùng phản ứng hóa học để giải phóng ra đối phân (enantiomer) tinh khiết. Khi này phổ NMR không còn ý nghĩa gì nữa vì phổ của hai đối phân tinh khiết sẽ y chang nhau!
Để kiểm tra lại có phải chúng là đối phân không, ta phải đo độ triền quang kế trong cùng điều kiện đo. Độ triền quang thu được phải có giá trị tuyệt đối như nhau hay sai số không đáng kể nhưng một chất sẽ cho kết quả âm (tả triền) và chất còn lại cho kết quả dương (hữu triền).

Chất cản quang là gì? Nó có tác dụng gì?
Câu này hông hiểu lắm. Ta biết tia X đi qua cơ thể người chị bị cản lại bởi xuơng. Nếu đi chụp X-quang dạ dày (bao tử), ta phải uống chất cản quang (dung dịch BaSO4) . Chất cản quang ngăn không cho tia X- đi xuyên qua dạ dạy và nhờ vậy mà có thể chụp X-quang dạ dày được.

HPchem
04-22-2008, 09:15 PM
Cho em hỏi cách tách 2 đồng phân đối quang ra khỏi biến thể raxemic?
Chất cản quang là gì? Nó có tác dụng gì?

Vấn đề này đã được bluemonster viết rất rõ ở link sau, bạn chịu khó đọc thêm nhé (nếu muốn tìm hiểu) !
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=340

Thân chào !

HoahocPro
04-26-2008, 09:15 PM
Khi tăng thêm nhóm hút e vào dienophin thì làm tăng khả năng phản ứng Diels-Ander, vậy mà tại sao hợp chất CF2=CF2 lại không tham gia Diels-Ander với butadien mà lại đóng vòng 4 cạnh?

khanh
04-29-2008, 12:44 PM
Cho em hỏi là dd nước Br2 oxh oxalic acid dc kô ạ

Scooby-Doo
04-29-2008, 01:29 PM
Khi tăng thêm nhóm hút e vào dienophin thì làm tăng khả năng phản ứng Diels-Ander, vậy mà tại sao hợp chất CF2=CF2 lại không tham gia Diels-Ander với butadien mà lại đóng vòng 4 cạnh?
Em đọc thêm trong các thread sau để hiểu thêm về phản ứng vòng hóa và phản ứng Diels-Alder.
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3456&highlight=Diels-Alder
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3435&highlight=Diels-Alder
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=700&highlight=Diels-Alder

Để phản ứng Diels-Alder xảy ra được phải có chênh lệch đáng kể mức năng lượng của HOMO và LUMO của diene so với HOMO và LUMO của dienophile. Từ sự chênh lệch này sẽ quyết định phản ứng Diels-Alder sẽ xảy ra theo hướng bình thường hay Inverse Electron Demand Diels-Alder (IEDDA).

Ở trong câu hỏi này, butadiene không cho phản ứng Diels-Alder với dienophile tetrafluoroethylene vì tính toán lý thuyết chỉ ra rằng phản ứng xảy ra qua trung gian diradical. Một số tác giả cho rằng nguyên tử fluoro thúc đẩy khuynh hướng tạo liên kết sigma C-C giữa những tâm carbon mang nhóm thế fluoro.

"The greater thermodynamic stability of 2,2-difluoropropane versus the l,l-isomer, amounting to 7.2 kcal/mol at the MP2/6-31G* level, reflects the general preference that we and others have found for the attachment of electronegative elements like fluorine and oxygen to the more highly alkylated of two carbon center This effect favors the formation of new C-C bonds to fluorinated carbon centers, and it contributes about 25% to the greater relative stability of the 1,Cdiradical formed from reaction of butadiene with TFE, than with ethylene."

Các bạn quan tâm đọc thêm trong tài liệu đính kèm. Tui không rành về phần hóa lý thuyết.

HoahocPro
05-08-2008, 05:00 PM
Cho hỏi là dd nước Br2 oxh oxalic acid dc kô ạ

Có chứ, nếu là axit oxalic thì trong đó có H+, oxi hóa tốt.
H2C2O4 + Br2 ---> 2CO2 + 2HBr

khanh
05-08-2008, 06:27 PM
Pt sai rồi bác, thực chất Br2 không có khả năng OXH H2C2O4 mà chính là HBrO, do có khả năng tạo [O] là chất OXH mạnh.
Cái này mới hỏi xong, hông phải đánh đố

HoahocPro
05-10-2008, 07:09 PM
Pt sai rồi bác, thực chất Br2 không có khả năng OXH H2C2O4 mà chính là HBrO, do có khả năng tạo [O] là chất OXH mạnh.
Cái này mới hỏi xong, hông phải đánh đố

Thì HBrO mà chẳng từ Br2 mà ra nhỉ?

Mọi người cho em hỏi gelatin là cái gì vậy, và hợp chất như thế nào thì cho màu với gelatin?

tieulytamhoan
05-10-2008, 07:39 PM
Thì HBrO mà chẳng từ Br2 mà ra nhỉ?

Mọi người cho em hỏi gelatin là cái gì vậy, và hợp chất như thế nào thì cho màu với gelatin?
Cậu pro tham khảo link dưới đây xem sao nhé. Chúc vui! Thân!
http://en.wikipedia.org/wiki/Gelatine

trungndnamdinh
05-10-2008, 08:52 PM
mọi người cho em hỏi Adipolyl clorua là gì .Ứng dụng như thế nào

Zero
05-13-2008, 05:40 PM
Câu này tớ đã trả lời bên Olympia, không biết bạn đã xem qua chưa

songhuongkk
05-16-2008, 02:45 AM
cho em hỏi cái này được không? anilin tác dụng với dung dịch nước Brôm thì tạo ra 2,4,6-tribromanilin, nhưng anilin + clo(askt) thì sản phẩm là gì?

HoahocPro
05-27-2008, 09:39 PM
Cho em hỏi: trong axit 4-tertbutyl xiclohexancacboxylic, tại sao dạng trans lại có tính axit mạnh hơn dạng cis?

Zero
05-27-2008, 11:45 PM
cho em hỏi cái này được không? anilin tác dụng với dung dịch nước Brôm thì tạo ra 2,4,6-tribromanilin, nhưng anilin + clo(askt) thì sản phẩm là gì?

Anilin khi phản ứng với clo sẽ cho các sản phẩm oxy hóa như quinon chẳng hạn, chứ không phản ứng theo kiểu brom do tính oxy hóa của clo mạnh hơn nhiều

Về câu hỏi của Hoahocpro thì anh trả lời như sau: Dạng cis ee bền nhiệt động hơn trans ea nhưng lại có tính axit kém hơn trans vì theo anh dạng trans có thể tạo được liên kết hydro (mặc dù yếu) với các H axial 3 hoặc 5

Bo_2Q
05-28-2008, 09:26 PM
Trả lời giùm em tại sao HBr có thể tham ra Pư cộng theo cơ chế AR khi có mặt peoxit mà HCl , HF và HI lại không ?

Zero
05-29-2008, 09:46 AM
Lý do ở đây là sự bù trừ năng lượng giữa quá trình tạo gốc tự do và nhiệt sinh của gốc. Ở đây HF, HCl không thuận lợi do nhiệt tạo thành rất âm, nên sự tạo gốc tự do không thuận lợi, còn HI thì nhiệt tạo thành dương, mặt khác HI vốn kém bền nên không ủng hộ quá trình tạo gốc tự do này

HoahocPro
06-06-2008, 09:13 PM
Cơ chế của phản ứng đồng phân hóa hidrazobenzen p-C6H5-NH-NH-C6H5 tạo ra p-NH2-C6H4-C6H4-NH2 (chuyển vị benzidinic) trong môi trường axit mạnh như thế nào? Có những sản phẩm phụ nào?

ChemistryQueen
06-07-2008, 09:57 AM
Có thể cho mình biết công thức của butyl sellosolve ko?
Nếu như chúng ta pha các dung môi: butyl selloslve; N butanol; metyl iso butyl ketone; xylene; Thì dung môi thu được có tác dụng như thế nào khi sản xuất sơn. Cơ chế tác động của nó như thế nào có thể nối rõ cho mình biết ko?

tieulytamhoan
06-07-2008, 07:27 PM
Có thể cho mình biết công thức của butyl sellosolve ko?
Butyl Sellosolve: CH3(CH2)3OCH2CH2OH

duytrungoxi_92
06-10-2008, 04:09 PM
nbs là hoạt chất đem thế nguyên tử brom vào trong các hợp chất bởi ảnh hưởng của hai nhóm cacbonyl nên liên kết N-Br rất linh dộng

HoahocPro
06-10-2008, 08:50 PM
Về câu hỏi của Hoahocpro thì anh trả lời như sau: Dạng cis ee bền nhiệt động hơn trans ea nhưng lại có tính axit kém hơn trans vì theo anh dạng trans có thể tạo được liên kết hydro (mặc dù yếu) với các H axial 3 hoặc 5

Em không đồng ý với ý kiến này, vì liên kết C-H phân cực rất yếu và em cũng chưa thấy có liên kết H kiểu này.
Hôm nay em vừa mới nghĩ ra không biết có phải nó là hiệu ứng trường của H axial với nhóm COOH không? Và em cũng còn mới lờ mờ về hiệu ứng này lắm, anh nói về nó được không?
(Câu trên về chuyển vị của em chưa ai trả lời sao?)

Bo_2Q
06-11-2008, 01:09 AM
Huynh nào xây dựng giùm em cái giản đồ mức năng lượng đối với benzen dựa vào vòng Frost với ? Diễn giải chi tiết tí nhé :hutthuoc(

bluemonster
06-11-2008, 01:37 AM
Huynh nào xây dựng giùm em cái giản đồ mức năng lượng đối với benzen dựa vào vòng Frost với ? Diễn giải chi tiết tí nhé :hutthuoc(

Em vào link này xem thử nhé.
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=270&highlight=Frost+rule
:24h_057:

Final_Element
06-11-2008, 11:07 AM
Tại sao nối ba pư với H2 nhanh hơn nối đôi

Dinh Tien Dung
06-12-2008, 02:05 PM
Nhờ mọi người cho em biết những hợp chất sau là gì:
1. Amit Weinreb
2. C2H5-O-CO-O-C2H5

Zero
06-12-2008, 04:28 PM
Ok, anh cũng thấy ý kiến của mình không ổn, nhưng ý kiến của em lại không ổn hơn, vì H không hề gây ra hiệu ứng trường cả :D . Hiệu ứng trường ở đây là tương tác qua không gian giữa các nhóm với nhau. Về câu hỏi này anh sẽ nghiên cứu thêm, dạo này lười đọc sách lắm ^^
Còn các câu hỏi của Dũng thì như sau
1) Weireb amide: Nó được dùng để tổng hợp andehit xeton bất đối xứng
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9e/Weinreb_Amide_Scheme.png/800px-Weinreb_Amide_Scheme.png
2) dietyl cacbamat (diethyl carbamate)

F91
06-13-2008, 12:34 PM
2) có lẽ bác zero type nhầm : nó là diethyl carbonate, ngoài ra còn được gọi là diatol, DEC, ethyl carbonate, NCI-C60899, carbonic acid diethyl ester, carbonic ether, Eufin

napoleon9
06-15-2008, 06:38 AM
:24h_115: trong ly trích các hợp chất thiên nhiên ( như cây cỏ) thường người ta dùng MeOH mà không dùng EtOH hehe vậy tại sau ?
- tại sau người ta ko dùng nước để ly trích mà phải dùng MeOH ? mặc dù có những loại H2O vẫn trích ly được 1 số các hợp chất như MeOH ? hehe câu hỏi đơn giản nhưng thực tế . anh em nào thử trả lời thử xem.
độ phân cực (momen lưỡng cực)
H2O 1.8
MeOH 1.6
EtOH 1.7
thân

Dinh Tien Dung
06-16-2008, 01:02 PM
Mọi người cho em hỏi tại sao người ta dùng dung môi THF cho hợp chất cơ kim loại với C ở trong C-kim loại ở trạng thái lai hoá sp2

HoahocPro
06-17-2008, 07:31 PM
Trong các phản ứng hữu cơ có khi nào xuất hiện ion-gốc không?
Gốc benzyl (hoặc tương tự benzyl) có thể chuyển vào vòng benzen như cacbocation không?

Final_Element
06-18-2008, 10:18 AM
Cho mình hỏi tại sao tác nhân điimit lại khó tấn công vào lk bội ko đối xứng ?
Và giải thích hộ mình cái PƯ cloroxiclopentan + (1)DMSO/(2) HCO3- -> xiclopentanon
Thanks

Zero
06-18-2008, 10:30 AM
Mọi người cho em hỏi tại sao người ta dùng dung môi THF cho hợp chất cơ kim loại với C ở trong C-kim loại ở trạng thái lai hoá sp2
Vì ở trạng thái đó sẽ tốt cho sự liên hợp làm bền phức cho nhận giữa ion KL và cơ kim, cũng như để ổn định sự solvat hóa

Trong các phản ứng hữu cơ có khi nào xuất hiện ion-gốc không?
Gốc benzyl (hoặc tương tự benzyl) có thể chuyển vào vòng benzen như cacbocation không?
Có thể xuất hiện ion gốc trong một số trường hợp. Cơ sở nhất là phản ứng axyloin đi qua trung gian ion gốc
Gốc benzyl có thể chuyển vào vòng được, do có liên hợp với hệ vòng

Dinh Tien Dung
06-18-2008, 04:16 PM
Vì ở trạng thái đó sẽ tốt cho sự liên hợp làm bền phức cho nhận giữa ion KL và cơ kim, cũng như để ổn định sự solvat hóa



Thế tại sao lai hóa sp2 lại bền phức hơn sp và tại sao chỉ có THF mới thường sử dụng như vậy.

Bo_2Q
06-21-2008, 08:50 PM
Cho mình hỏi tại sao tác nhân điimit lại khó tấn công vào lk bội ko đối xứng ?
Và giải thích hộ mình cái PƯ cloroxiclopentan + (1)DMSO/(2) HCO3- -> xiclopentanon
Thanks
Hok ai trả lời câu này à. EM cũng bí đao :24h_083:
Em hỏi tại sao khi cho phenol pư với Br2 trong CH2Cl-CH2Cl thì thu sp chính là p-bromphenol với H rất cao ( 93%). Tác dụng dmôi ở đây là gì

Zero
06-25-2008, 09:10 AM
@Dũng: THF có thể được dùng nhiều vi nó rẻ tiền và dễ kiếm, còn nguyên tắc thì có thể dùng ete nào cũng được, và oxy trong ete có khả năng tạo phức tốt với các nguyên tử kim loại. Nguyên tử cacbon trong các cơ kim có trạng thái lai hóa sp2 có lẽ do trạng thái này có HOAO cao hơn HOAO của sp nên khả năng tham gia vào quá trình bền hóa phức trở nên dễ hơn chăng ? (chỗ này anh phỏng đoán ^^)
@BO_2Q: Do có sự tạo thành liên kết hydro giữa dung môi và phenol nên vị trí ortho đã bị chắn, vì thế tác nhân chỉ có thể công vào para

tieulytamhoan
06-25-2008, 10:39 AM
Các bác cho em hỏi phản ứng súc hợp Claisen của hexandioatdietyl có tạo ra http://img395.imageshack.us/img395/1507/53271888kh8.gif được không ạ? Nếu không thì ra chất gì? Mong nhận được sự tương trợ của các bác.

Thanks in advance các bác :hun (

tieulytamhoan
06-26-2008, 06:26 PM
Chất này không súc hợp nội phân tử được, vì hệ bixiclo tạo thành rất kém bền. Sự súc hợp hai phân tử này theo mình thì xảy ra theo một cơ chế domino. Sau đây là hình ảnh, thực lòng mình chỉ nghĩ được đến thế, mọi người nếu thấy không hợp lý có thể chỉ ra, cảm ơn
http://img106.imageshack.us/img106/4599/43761163tz7.gif (http://imageshack.us)
http://img106.imageshack.us/img106/4599/43761163tz7.1e615d6fb4.jpg (http://g.imageshack.us/g.php?h=106&i=43761163tz7.gif)
Hình như bác chưa đọc kỹ câu hỏi của em ^^
Em hỏi phản ứng súc hợp Claisen của hexandioatdietyl chứ không phải của 1, 4 - cyclohexandione
Mong nhận được sự tương trợ của cả nhà. Thanks cả nhà nhìu nhìu!!! :hun ( :hun ( :hun (

Zero
06-26-2008, 11:27 PM
Xin lỗi bạn T_T
Với chất bạn nói, hexandioat dietyl thì có thể súc hợp kiểu Dieckmann để tạo ra vòng xiclopentanon :D

tieulytamhoan
06-27-2008, 06:52 AM
Xin lỗi bạn T_T
Với chất bạn nói, hexandioat dietyl thì có thể súc hợp kiểu Dieckmann để tạo ra vòng xiclopentanon :D
Hix hix...vậy mà trong đề bài tập của em có câu hỏi ấy đấy bác ạ...hix hix...
Chắc chắn là đề ko sai nhưng em ko bít mần...hix hix... Bác nào biết giúp em 1 tay với. Thanks các bác nhìu nghen! :hun ( :hun ( :hun (

bluenight
06-27-2008, 10:01 PM
các bạn cho mình hỏi chất này có công thức cấu tạo là gi?
Clorur tricaprililmetilamonium (Aliquat 336)
Format dietil
Cảm ơn các bạn!:hun (

tieulytamhoan
06-27-2008, 10:20 PM
các bạn cho mình hỏi chất này có công thức cấu tạo là gi?
Clorur tricaprililmetilamonium (Aliquat 336)
Chất này đây bạn ah: http://en.wikipedia.org/wiki/Aliquat_336
http://img295.imageshack.us/img295/8679/56977365uo8.png
Chất lượng ảnh hơi kém. Bạn chịu khó save về máy rùi zoom lên xem nhe. Chúc học tốt. Thân.

bluenight
06-28-2008, 08:42 PM
:welcome (Trong đề hữu cơ 2 hnay có 1 câu viết ptpu giữa 1 số chất nền với CH3MgBr. Một trong những chất đó là 2,2-Dimetyl-1-oxocyclopropan. Theo mình nghĩ đây là 1 một ceton (do có yếu tố oxo như mình đã học trong hữu cơ 1), nhưng đáp án của Giáo viên là 1 eter vòng (epoxid). Mình vẫn thấy thắc mắc với đáp án này. Mong các bạn có thể giúp mình hiểu thêm!
Thanks mọi người!:021_002:

Zero
06-30-2008, 09:58 PM
Hic, câu của bạn tiểu lý tầm hoan tớ đã thử nhiều phương án nhưng không có phương án nào thỏa mãn yêu cầu của đề cả, nên có kết luận là... không thể được. Không biết đáp án của câu này thế nào :(
Hợp chất epoxid có thể đọc là epoxy hay oxy, chẳng ai đọc oxo với hợp chất kiểu này cả. Tiền tố oxo chỉ để chỉ hợp chất cacbonyl mà thôi chứ nhỉ

Dinh Tien Dung
07-04-2008, 06:04 PM
Mọi người cho em hỏi trong phản ứng sau thì Mesyl clorua là gì và tác dụng của các tác nhân trong phản ứng sau: CH3CH2COCH3 + NaBH4---->CH3CH2CH(OH)CH3
(Xt:1. Mesyl clorua
2. Bazơ
3.HCl)

tieulytamhoan
07-04-2008, 07:48 PM
Hic, câu của bạn tiểu lý tầm hoan tớ đã thử nhiều phương án nhưng không có phương án nào thỏa mãn yêu cầu của đề cả, nên có kết luận là... không thể được. Không biết đáp án của câu này thế nào :(
He he he...Sorry bác Zero nhé. Em đã gây rối bác rùi :D. Đáp án pứ Dieckmann của bác là đúng đó.
Em đã thông qua dzụ này rùi mà wên post lên lại. Bác thông cảm nhé. Trích dẫn từ sách "hóa học hữu cơ (các nhóm định chức chính)" của thầy Lê Ngọc Thạch như sau:
Súc hợp Claisen có thể xảy ra ngay trong 1 ptử có 2 chức ester ở vị trí thích hợp, sản phẩm là beta-cetoseter vòng. Phản ứng này gọi là phản ứng Dieckmann. Cơ chế phản ứng Dieckmann tương tự như phản ứng tự súc hợp Claisen nhưng diễn ra trên 1 phân tử
Hợp chất epoxid có thể đọc là epoxy hay oxy, chẳng ai đọc oxo với hợp chất kiểu này cả. Tiền tố oxo chỉ để chỉ hợp chất cacbonyl mà thôi chứ nhỉ
Uhm. Em hoàn toàn đồng ý với bác về vụ danh pháp này. "oxo" là dùng để chỉ O= chứ không phải -O-

tieulytamhoan
07-04-2008, 07:53 PM
Mọi người cho em hỏi trong phản ứng sau thì Mesyl clorua là gì và tác dụng của các tác nhân trong phản ứng sau: CH3CH2COCH3 + NaBH4---->CH3CH2CH(OH)CH3
(Xt:1. Mesyl clorua
2. Bazơ
3.HCl)
Theo mình nghĩ thì mesyl clorua là CH3SO2Cl
Mesyl is the term for the methylsulfonyl or CH3SO2- functional group.

Zero
07-05-2008, 08:20 AM
Theo anh các bước này dùng để tăng hiệu suất của phản ứng với cụ thể như sau
NaBH4, khử hóa thành ancol
MsCl, chuyển nhóm OH thành OMs, và base dùng để loại HCl sinh ra (một kiểu dịch chuyển cân bằng í mà)
HCl, trả lại ancol

Không biết phản ứng của Dũng có thêm chi tiết lập thể nào hay không

truyenonline1803
07-12-2008, 03:18 PM
Tổng hợp đimetyl glioxim từ các chất hữu cơ đơn giản và các chất vô cơ thường dùng. (Sẵn tiện cho em hỏi về danh pháp của họ chất này luôn nhé)

HoahocPro
07-14-2008, 07:44 PM
Tổng hợp đimetyl glioxim từ các chất hữu cơ đơn giản và các chất vô cơ thường dùng. (Sẵn tiện cho em hỏi về danh pháp của họ chất này luôn nhé)

Mình làm thế này xem có được không?
2CH3CHO ----> CH3-(CHOH)2-CH3 ----> CH3-CO-CO-CH3 ---NH2OH---> dimethyl glioxime

phianh
07-18-2008, 09:23 AM
cho mình hỏi câu này với , trong đề thi HSGQG 2008
http://img329.imageshack.us/img329/1889/anh6sg5.gif
theo mình :
http://img329.imageshack.us/img329/3299/traloi1dz3.gif
ai biết cho ý kiến với

Zero
07-18-2008, 11:01 AM
Chất E không đúng, vì có 1N nên số hydro sẽ là lẻ, không thể là chẵn được. PhiAnh xem lại nhé
Ở chất C và D sẽ có sự chuyển vị vòng epoxy chứ không tạo vòng oxiran ^^

HoahocPro
07-18-2008, 01:51 PM
Bài này trong đề thi HSG QG 2008, đề bài sai do chất cuối E thiếu 2 Nito nữa(theo đúng như hướng dẫn chấm của anh Nhân bên Olympia).

Dinh Tien Dung
12-30-2008, 04:07 PM
Nhờ mọi người xem cho em trong Histidin thì nguyên tử N số 1 hay 3 có tính bazơ mạnh hơn.
http://img301.imageshack.us/img301/8333/17767169ux8.jpg (http://imageshack.us)

Zero
12-30-2008, 05:20 PM
Ở ngoài nhánh mạnh hơn, vì N ở ngoài nhánh lai hóa sp3 bao giờ có tính base cũng lớn hơn N lai hóa sp2

thuhien03hltv
12-30-2008, 06:24 PM
Nếu N số 2 là -NH- thì N số 2 có tính bazơ mạnh hơn, vì N này cũng lai hóa sp3 mà lại được làm giàu điện tử do hiệu ứng cộng hưởng từ N-ko-mang-số.

Dinh Tien Dung
12-31-2008, 04:17 PM
Ở ngoài nhánh mạnh hơn, vì N ở ngoài nhánh lai hóa sp3 bao giờ có tính base cũng lớn hơn N lai hóa sp2
Thế cho em hỏi nhóm COOH có làm giảm tính bazo của N 3 không. Mà mật độ e của N 1 trong vòng được tăng thêm do đôi e bất định xứ của N 2 mà anh. Mà hình như thực nghiệm nói rằng pKa của N1 thấp hơn

Dinh Tien Dung
01-23-2009, 10:33 AM
Mọi người cho em hỏi phản ứng dị li của hidrocacbon sau có xảy ra không. Có tài liệu chỉ cho rằng nối đôi trong vòng thì mới xảy ra. Nhờ mọi người xem hộ.
http://img159.imageshack.us/img159/9669/88790392bw0.jpg (http://imageshack.us)

thanhoa
02-01-2009, 01:59 PM
Mọi người có thể cho em hỏi cơ chế của PƯ giữa phenyl methyl xeton với selen dioxide trong môi trường kiềm được không ạ, nhân tiện cho hỏi có thề dùng tác nhân nào khác không ?

Zero
02-01-2009, 06:31 PM
Cơ chế thì xem trong March phần oxy hóa - khử có đấy, đâu như ban đầu SeO2 sẽ chuyển thành H2SeO3 thì phải ^^

Dinh Tien Dung
02-03-2009, 04:05 PM
Cơ chế thì xem trong March phần oxy hóa - khử có đấy, đâu như ban đầu SeO2 sẽ chuyển thành H2SeO3 thì phải ^^

Em thấy mấy phản ứng của SeO2 thường chuyển thành Se anh à.
Cho em hỏi câu sau luôn: Khi thế Clo vào p-brom toluen thì nó sẽ vào vị trí nào. Theo như quy tắc nhóm hoạt hóa nhân quy định vị trí thế thì CH3 quy định. Mà ở đây Br có hiệu ứng -I và +C, CH3 chỉ có +I thì Brôm lại quy định vị trí thế.

HoahocPro
02-03-2009, 04:24 PM
Khi thế Clo vào p-brom toluen thì nó sẽ vào vị trí nào. Theo như quy tắc nhóm hoạt hóa nhân quy định vị trí thế thì CH3 quy định. Mà ở đây Br có hiệu ứng -I và +C, CH3 chỉ có +I thì Brôm lại quy định vị trí thế.

Bạn nên xem kĩ lại, Br ở đây có -I mạnh hơn +C nên nó vẫn làm phản hoạt hóa vòng, còn CH3 thì lại hoạt hóa nên CH3 mới chiếm ưu thế.

minhduy2110
02-07-2009, 02:33 PM
Thế cho em hỏi nhóm COOH có làm giảm tính bazo của N 3 không. Mà mật độ e của N 1 trong vòng được tăng thêm do đôi e bất định xứ của N 2 mà anh. Mà hình như thực nghiệm nói rằng pKa của N1 thấp hơn
pKa của -NH3+ là 9.18
của NH+(sp2) là 6.10
--> anh Zero nói đúng :24h_092:

Dinh Tien Dung
02-09-2009, 09:43 AM
pKa của -NH3+ là 9.18
của NH+(sp2) là 6.10
--> anh Zero nói đúng :24h_092:
Hình như anh nhầm rồi thì phải. Sách Đỗ Đình Rãng cũng như Thái Doãn Tịnh đều nói của NH3 là 6,1, còn cái kia là 9,18 mà.

minhduy2110
02-10-2009, 10:41 PM
:liemkem ( Mình cũng xem ở các cuốn đó thôi. Tuy nhiên bạn để ý với một số aminoacide khác ấy, nhóm -NH2 thường là trong khoảng 8-9. có thêm vòng hút e của histidin cũng ko thể làm giảm được xuống 6 đâu :D. ở sách ghi pKa của -NH3+ chỉ là tương đối thôi!
Ngay như xem chỉ số của aspatic và glutamic là bạn nhận ra liền :)

Dinh Tien Dung
02-18-2009, 09:37 AM
:liemkem ( Mình cũng xem ở các cuốn đó thôi. Tuy nhiên bạn để ý với một số aminoacide khác ấy, nhóm -NH2 thường là trong khoảng 8-9. có thêm vòng hút e của histidin cũng ko thể làm giảm được xuống 6 đâu :D. ở sách ghi pKa của -NH3+ chỉ là tương đối thôi!
Ngay như xem chỉ số của aspatic và glutamic là bạn nhận ra liền :)
Đó là lý thuyết thì thế. Nhưng tại sao thực nghiệm nó như thế thì mới cần giải thích chứ anh.
Cho em hỏi câu khác vậy: tại sao axit tere phtalic thì bị thăng hoa trong khi phtalic thì lại nóng chảy khi đun nóng.

thanhoa
04-01-2009, 06:28 PM
Ai bit làm ơn cho em hỏi cơ chế của PƯ chuyển vị Allylic và PƯ giữa xeton với parafocmandehyt và dimetylamin không ạ, cảm ơn nhiều.

stopkissing
04-04-2009, 11:44 PM
cho em hỏi môt chút là có bao nhiêu nguyên tắc chuẩn độ vậy? em biết là có 4 phương pháp và ba nguyên tắc nhưng rõ nó như thế nào???? mong anh chị giúp dùm